Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Cần lưu ý các dự án ở giai đoạn “nước rút”

Thứ năm, 16/03/2023-14:03
Các chuyên gia đề xuất, ngoài những nhóm đối tượng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cũng cần lưu ý những dự án bất động sản đang ở giai đoạn gần hoàn thành nhưng chỉ vì thiếu vốn.

Liều "thuốc bổ" cho thị trường

Câu chuyện chênh lệch nguồn cung giữa nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp với phân khúc nhà ở trung và cao cấp đã được nhiều chuyên gia, các nhà quản lý nhắc đến khá nhiều trong thời gian qua. Hàng loạt nguyên nhân cũng đã được đưa ra “mổ xẻ” như thủ tục hành chính phức tạp, cơ chế chính sách không đủ hấp dẫn để doanh nghiệp bắt tay đầu tư, đặc biệt là do việc thiếu hụt nguồn vốn mồi hay doanh nghiệp khó tiếp cần nguồn vốn tín dụng. Cụ thể, giai đoạn 2017-2020 nhu cầu vốn để xây dựng và phát triển nhà ở xã hội khoảng 9.000 tỷ đồng, nhưng chỉ có 3.000 tỷ đồng được bố trí, con số còn chưa thể đáp ứng một nửa nhu cầu thực tế.

Để giải quyết vấn đề này, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo nhằm khơi thông nguồn vốn, thúc đẩy đầu tư các dự án nhà ở nói chung, trong đó có các dự án nhà ở xã hội. Mới đây nhất, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Đáng chú ý, tại nghị quyết, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại Nhà nước gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank cho chủ đầu tư và người mua nhà của tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo chung cư cũ….vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với mức lãi suất cho vay dài hạn của các ngân hàng thương mại Nhà nước trên thị trường và các ngân hàng thương mại ngoài Nhà nước có đủ điều kiện với các gói tín dụng cụ thể.

bds-1-1678721696.jpg
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cũng cần lưu ý những dự án bất động sản đang ở giai đoạn gần hoàn thành nhưng chỉ vì thiếu vốn. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, phát triển nhà ở xã hội là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển thị trường nhà ở, đồng thời hỗ trợ những đối tượng chính sác xã hội người thu nhập thấp và người nghèo có hoàn cảnh khó khăn nhằm ổn định chính trị và đảm bảo an sinh xã hội.

Nhiều chuyên gia cũng đồng tình rằng, ở thời điểm hiện nay, gói tín dụng 12.000 tỷ đồng cho nhà nhà xã hội, nhà ở công nhân được đưa ra là một điều cần thiết để gỡ nút thắt cho thị trường, giúp thi trường giảm áp lực, căng thẳng doanh nghiệp, gảm áp lực cho người mua nhà, từ đó cũng có xu hướng tích cực hơn.

Có nên mở rộng đối tượng hỗ trợ?

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, hiện nay thị trường và các doanh nghiệp bất động sản đang rất mong chờ gói tín dụng 12.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

“Gói tín dụng 12.000 tỷ đồng sẽ là liều thuốc bổ có giá trị cho thị trường. Nhưng cần phải có quy định cụ thể, trong đó quy định rõ đối tượng những nhóm được tiếp cận nguồn vốn này. Đây là nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện mà lực lượng chủ chốt là Bộ Tài chính. Nhà nước cũng cần sớm ban hành quy định để tháo gỡ cho phân khúc này” – ông Đính nhận định.

Bên cạnh đó, ông Đính cũng cho rằng, ngoài các đối tượng được hưởng gói vay tín dụng này như nhà ỡ xã hội giá rẻ, nhà ở bình dân cũng cần lưu ý đến các dự án bất động sản đang dở dang, dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện, chỉ thiếu vốn nên tắc nghẽn thì cần được quan tâm để khơi thông, kể cả nhà ở cao cấp, trung cấp. Nếu giải tỏa sẽ kích thích được nguồn cung cho thị trường, đáp ứng nhu cầu thị trường bất động sản hiện nay.

“Hiện nay, Chính phủ đang vận động nhiều doanh nghiệp đăng ký, nhưng thực tế vẫn còn nhiều rào cản trong quy định, đặc biệt là quy định pháp luật. Để giải quyết vấn đề này, theo tôi cần những chính sách cụ thể, nhất là thủ tục hành chính pháp lý” – TS. Nguyễn Văn Đính nhận định.

Ông Đính cũng đề xuất, sớm ban hành các giải pháp để tháo gỡ điểm nghẽn cho các dự án đã đền bù giải phóng mặt bằng, quỹ đất sạch, cơ bản hoàn thành các thủ tục chỉ vướng ở một chút nhưa cấp phép hay quy định khác, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính.

“Nhiều dự án hiện nay chỉ chờ duyệt nghĩa vị tài chính là sẽ khởi công được ngay. Đây cũng là vấn đề đang rất khó khăn mà các địa phương cần sớm tháo gỡ để kích cầu nguồn cung, cùng với các hoạt động kinh tế thông qua việc dự án được mở bán hay khởi công xây dựng” – ông Đính nhận định.

anh5-1678721696.jpg
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam.

Đồng quan điểm về vấn đề này, chuyên gia bất động sản Phạm Đức Thắng cũng cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến giá chung cư tăng như phi mã trong thời gian qua là do hạn chế nguồn cung, mà nguyên nhân chính là do thủ tục pháp lý bị ách tắc. Bên cạnh đó, các yếu tố như giá nguyên vật liệu tăng cao, chi phí nhân công,…đặc biệt là vấn đề nguồn vốn để các nhà đầu tư pháp triển dự án vẫn tắc.

Những nguyên nhân này còn được dự báo sẽ kéo dài trong thời gian tới. Bởi, sau nhiều năm phát triển nóng, việc phê duyệt dự án mới sẽ phải trải qua các cuộc thanh, kiểm tra khắt khe. Bên cạnh đó, các biến động trong nền kinh tế cũng đang tạo ra nhiều rủi ro khó có thể dự đoán. Vì vậy, việc cấp vốn, hồi sinh các dự án đang dở dang, dự án sắp hoàn thiện để có nguồn cung cho thị trường được xem là một lựa chọn tối ưu.

Theo ông Thắng, so với các dự án vẫn chỉ đang chờ phê duyệt thì những dự án dở dang ít nhất đã được đảm bảo về mặt pháp lý. Hơn nữa nhiều dự án đã được triển khai, thậm chí đã hoàn thiện phần thô sẽ không bất quá nhiều thời gian, chi phí để hoàn thành.

“Trong tình hình thiếu hụt nguồn cung như hiện nay, việc có thêm nguồn hàng để tạo động lực, kích cầu dòng tiền chảy vào bất động sản là điều rất cần thiết. Khi nguồn cung tăng giá nhà chắc hẳn sẽ giảm. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các dự án dở dang để tiếp tục triển khai cũng sẽ giải quyết được bài toàn về mỹ quan đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế” – ông Thắng nhận định.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, việc lựa chọn các dự án sắp hoàn thiện để cho vay ưu đãi gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phải thật kỹ càng. Cần cân nhắc chọn các dự án ở phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở tầm trung. Bởi đây là phân khúc có nhu cầu ở thực, phù hợp với đại đa số người dân, tính thanh khoản cao. Còn đối với các dự án cao cấp, hạng sang thì nhu cầu thấp, tỷ lệ thanh khoản không cao và dễ dẫn đến tình trạng ế ẩm.

Minh Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

5 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

7 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

9 giờ trước