Gian nan “tính kế” mua nhà ở xã hội tại TP.HCM

Thứ hai, 16/05/2022-13:05
Nguồn cung nhà ở xã hội tại thành phố TP.HCM đang dần được cải thiện trong thời gian qua mang đến tín hiệu vui cho thị trường. Tuy nhiên với mức giá bán lên đến 1 - 1,6 tỷ đồng/căn thì với mức thu nhập trung bình của đa số lao động phổ thông, công nhân việc mua nhà là một thách thức khó vượt qua.

Nhà xã hội dưới 1 tỷ đồng không còn tồn tại ở TP.HCM

TP.HCM vừa đốc thúc triển khai 1.300 căn hộ nhà ở xã hội và nhà ở lưu trú dành cho công nhân trong tháng 4/2022. Những căn hộ nói trên thuộc dự án nhà ở xã hội nằm trong Khu nhà ở phường Long Trường, TP.Thủ Đức với số lượng 600 căn hộ; dự án nhà ở xã hội thuộc Khu nhà ở Nguyên Sơn, địa chỉ xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh với số lượng 242 căn, và dự án nhà ở lưu trú dành cho công nhân nằm trong Khu chế xuất Linh Trung II, TP.Thủ Đức với số lượng là 360 căn.

Theo nhận định của ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, Thành phố hiện đang xúc tiến đẩy nhanh tiến độ thi công 10 dự án nhà ở xã hội, 2 dự án nhà ở lưu trú cho công nhân, với tổng số lượng 11.000 căn hộ ra mắt thị trường trong năm 2022. Trong đó, có 4 dự án nhà ở xã hội được thực hiện bởi các doanh nghiệp với quy mô trên 3.300 căn hộ, có 6 dự án nhà ở xã hội sử dụng 20% quỹ đất của các dự án nhà ở thương mại với khoảng 6.000 căn hộ nằm ở khu vực quận 7, huyện Bình Chánh, Nhà Bè và TP.Thủ Đức.

Hiện nay, giá nhà ở xã hội trung bình là 20-25 triệu đồng, tương đương mức giá 1-1,6 tỷ đồng. Khách hàng chỉ được vay tối đa 900 triệu đồng và không quá 70% giá trị căn hộ, thời gian trả nợ tối đa là 15 năm.

Nhà ở xã hội: Tiềm năng nhiều, khai thác được bao nhiêu?

Thông tin Vinhomes – một thành viên của Tập đoàn Vingroup sẽ “lấn sân” sang lĩnh vực nhà ở xã hội, cung cấp các căn hộ với giá bán từ 300 – 900 triệu đồng đang trở thành tâm điểm trong dư luận. Vậy, thị trường này đang diễn biến ra sao?

“Cơn khát” nhà ở xã hội sắp được “giải nhiệt”?

Sau tuyên bố tham gia phân khúc nhà ở xã hội với 500.000 căn giá dưới 1 tỷ đồng/ căn của Tập đoàn Vingroup, thị trường lại “dậy sóng”. Nhiều kỳ vọng, cơn khát nhà ở xã hội sẽ được giải nhiệt với sự tham gia của “ông lớn” này.

Vì sao nhiều “ông lớn” BĐS bỗng nhiên “rẽ ngang” làm nhà ở xã hội?

Câu chuyện Vingroup bỗng nhiên tuyên bố phát triển nhà ở xã hội khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ. Bởi, phân khúc khách hàng mà lâu nay tập đoàn này hướng đến đều là những căn nhà ở thương mại giá cao.

Nhà ở xã hội ngày càng đắt, liệu có nên thay thế bằng nhà cho thuê giá rẻ?

Người thu nhập thấp tại những đô thị lớn ngày càng cách xa nhu cầu sở hữu nhà ở. Hàng triệu lao động nhập cư hiện vẫn phải sống trong các khu trọ tồi tàn không đáp ứng được bất kỳ tiêu chuẩn nào. Trong khi đó, chính sách nhà ở xã hội vẫn còn nhiều bất cập và bộc lộ những điểm phi lý.

Mua nhà ở xã hội: Bao giờ mới dễ?

Tính đến nay, mặc dù dịch bệnh Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp nhưng giá đất nền, nhà ở, bất động sản vẫn gia tăng chóng mặt, tình trạng “sốt” đất vẫn xảy ra. Trong khi phân khúc nhu cầu ở thực là nhà thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội vẫn chưa có nhiều chuyển biến.

Không có nhà xã hội dưới 1 tỷ ở TP.HCM 
Không có nhà xã hội dưới 1 tỷ ở TP.HCM 

Nguồn cung nhà ở xã hội tăng là tín hiệu vui của thị trường, nhưng thực tế là giá nhà không phù hợp với phần đông người lao động. Đơn cử, có thể kể tới Khu nhà ở Nguyên Sơn của Tập đoàn Nam Long thực hiện, với tổng cộng 7 block tòa nhà ở xã hội được quy hoạch, trong đó có 6 block căn hộ đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2019 với số lượng là 1.323 căn hộ. Trước đây, mỗi căn hộ thuộc dự án này được rao bán trên thị trường với giá trung bình từ 600-800 triệu đồng, nhưng 242 căn hộ ở các block còn lại có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng.

Đại diện của 1 trong 3 chủ đầu tư của những dự án nói trên cho hay, dù vui mừng vì dự án đã được phê duyệt nhưng việc đưa ra các sản phẩm có giá hợp lý cho khách hàng là điều vô cùng khó khăn. Bởi lẽ chi phí đầu vào như nguyên vật liệu xây dựng, phí sử dụng đất tăng cao, chưa kể đến những tổn thất chủ đầu tư phải hứng chịu trong thời gian chờ đợi dự án được phê duyệt đã đẩy giá sản phẩm đầu ra lên cao.

Do các yếu tố đầu vào của bất động sản đều cao tăng nên doanh nghiệp địa ốc dù muốn cũng khó có thể phát triển nhà ở giá rẻ và thủ tục pháp lý phê duyệt dự án phức tạp, kéo dài là một trong những nguyên nhân chính đẩy giá bất động sản lên cao. Đa phần các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội thời gian qua đều không đạt hiệu quả về doanh thu, chưa kể đến việc thực hiện quyết toán dự án nhà ở xã hội vô cùng khó khăn.


Giảm phí thi công nhà ở xã hội là vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp 
Giảm phí thi công nhà ở xã hội là vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp 

 

Người dân “đau đầu” tìm cách mua nhà ở xã hội

 

Chị Lâm Kiều Thanh, đã có 6 năm làm công nhân tại Công ty Daeyoung Electronics Việt Nam thế nhưng tổng thu nhập của hai vợ chồng vẫn chẳng được cải thiện nhiều. Dù cố gắng tiết kiệm, chắt bóp nhưng gia đình chị chỉ đủ tiền cho 2 con ăn học, chi dùng sinh hoạt hàng ngày, hầu như không dư dả được đồng nào. Hiện cả gia đình 4 người vẫn sống trong một căn nhà trọ rộng chưa đầy 20m2. Không có khoản tích lũy, gia đình chị Thanh không bao giờ dám mơ ước tới việc mua nhà, dù là mua nhà xã hội trả góp. 

Chị Thanh ngậm ngùi chia sẻ, hai năm dịch bệnh khiến thu nhập không tăng, trong khi giá sinh hoạt liên tục leo thang nên gia đình chị phải hết sức tằn tiện mới đủ chi tiêu sinh hoạt. Việc tích lũy vài trăm triệu đồng để thanh toán trước khoản mua nhà trả góp là nhiệm vụ bất khả thi với gia đình chị Thanh.


Giá nhà quá cao, người lao động gặp khó khi mua nhà an cư 
Giá nhà quá cao, người lao động gặp khó khi mua nhà an cư 

Thực tế, việc giá nhà ở không ngừng tăng cao đã khiến cho việc tiếp cận sản phẩm nhà ở xã hội của đại đa số người lao động ngày càng khó khăn. Sở Xây dựng TP.HCM cho hay trước năm 2019, giá căn hộ chung cư phân khúc bình dân không quá 16 triệu đồng/m2, đến nay giá đã vượt mức 25 triệu đồng/m2, thậm chí còn có thể cao hơn.

Trong khi đó, đa số người lao động chỉ có thể để dành không quá 20-25% thu nhập, tương ứng với 1,5 - 2 triệu đồng/tháng để phục vụ việc mua nhà. Như vậy, để mua một căn hộ với mức giá trung bình 1-1,6 tỷ đồng thì thời gian để khách hàng trả góp cần phải kéo dài hơn so với quy định tối đa là 15 năm.

Theo nhận định của ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, để đối tượng người lao động phổ thông cũng có thể mua nhà xã hội thì rất cần chính sách hỗ trợ các chủ đầu tư dự án bất động sản và người sử dụng lao động.

Bất cập lớn nhất hiện nay là coi nhà ở cho công nhân là một trong những cầu phần của nhà ở xã hội. Như vậy, quy trình thực hiện đầu tư nhà ở dành cho công nhân không có gì khác biệt so với thực hiện các dự án nhà ở xã hội, trong khi chủ đầu tư xác định triển khai nhà ở công nhân là phục vụ cho việc phát triển sản xuất - kinh doanh, cũng như cải thiện môi trường đầu tư tại khu vực. Vì thế, nếu thủ tục phát triển nhà ở công nhân không đơn giản, thuận lợi thì rất khó để thu hút các nhà đầu tư.

Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn lao động TP.HCM chia sẻ nhu cầu nhà ở của công nhân trên địa bàn thành phố là rất lớn. Hiện nay có khoảng hơn 1,3 triệu công nhân, người lao động đang làm việc ở TP.HCM có nhu cầu bức thiết về nhà ở, nhưng chỉ có gần 40.000 công nhân được sắp xếp chỗ ở ở các khu nhà lưu trú, ký túc xá tại các khu công nghiệp. Còn lại đa số người lao động phải buộc phải chấp nhận thuê trọ trong những căn phòng có diện tích trung bình 14m2, mức giá thuê trung bình 1,6 triệu đồng/tháng.

Theo một kết quả khảo sát cho thấy, đại đa số người công nhân ở các tỉnh miền Tây, vùng ven TP.HCM chỉ xác định sẽ làm việc ở thành phố trong một thời gian ngắn, sau đó sẽ trở về quê. Lý do là bởi thu nhập của họ khá thấp, không đủ mua nhà ở xã hội an cư ở thành phố.

Nhà thuê dài hạn sẽ là một chính sách phù hợp có thể tính đến trong phương án làm nhà ở dành cho công nhân, bởi lẽ thu nhập trung bình của người lao động hiện nay rất khó mua nhà. Nếu có chính sách thuê nhà dài hạn đảm bảo nơi ở an toàn, sạch sẽ có tiện ích về trường học, siêu thị, bệnh viện…gần nơi làm việc của công nhân thì sẽ giúp người lao động giảm áp lực về chi phí đi lại, có động lực làm việc tốt hơn.

Theo: Tin nhanh chứng khoán
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thế hệ tỷ phú mới trên sàn chứng khoán ra đời nhờ các chuỗi trà sữa “nô nức” IPO

Vinhomes tiếp tục không chia cổ tức để bổ sung nguồn vốn

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất OMO

Môi giới bất động sản “chốt” căn nhà gần 7 tỷ đồng trong vài tiếng đăng tin

Môi giới dùng chiêu trò làm “nóng ảo” đất nền dù giao dịch hạn chế: Nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền!

Biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán

Chuyên gia chứng khoán tiết lộ thời điểm đầu tư lớn nhất năm 2024

Nhà đầu tư mong đợi gì khi Big Tech chuẩn bị công bố doanh thu quý I/2024?