Giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội

Thứ tư, 12/01/2023-08:01
Giới chuyên gia cho rằng, Nhà nước phải có thêm nhiều nhóm giải pháp mới, đặc biệt là cần ưu tiên, tạo động lực cho doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội.

Khan hiếm nhà ở xã hội

Báo cáo tổng kết năm của Bộ Xây dựng cho thấy, trong năm 2022, cả nước có 19 dự án với khoảng 33.194 căn nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp được khởi công. Trong đó, nhà ở xã hội có 16 dự án với quy mô 33.194 căn, tập trung ở các tỉnh như: Bình Dương, Kiên Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bà Rịa – Vũng Tàu. Còn nhà ở công nhân có 3 dự án với quy mô 3.360 căn, tập trung ở các tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh.

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm cuối năm 2022, cả nước đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội và nhà ở công nhân với quy mô khoảng 155.800 căn. Bên cạnh đó còn khoảng 401 dự án đang tiếp tục triển khai với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn.


Năm 2022, nguồn cung nhà ở xã hội vẫn trong tình trạng khan hiếm
Năm 2022, nguồn cung nhà ở xã hội vẫn trong tình trạng khan hiếm

Nhận định về nguồn cung nhà ở xã hội trong năm 2022, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng, từ năm 2021 đến năm 2022, TP Hồ Chí Minh gần như không có dự án nhà ở giá rẻ, còn tại Hà Nội số lượng loại hình nhà ở này cũng rất ít, chỉ chiếm khoảng 7-8% tổng nguồn cung của thị trường. Nhìn chung, nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ vẫn còn quá xa vời so với nhu cầu thực tế của người dân.

Theo vị chuyên gia này, tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở xã hội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một là do quy hoạch nhà ở xã hội không để lại nguồn thu cho ngân sách địa phương hay tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nên vẫn chưa được xem trọng.

Hai là những cơ chế, chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư phát triển các dự án nhà ở xã hội vẫn chưa rõ ràng. Có nhiều chính sách đã ban hành nhưng khi chủ đầu tư dự án muốn thực hiện lại cần có nhiều thủ tục hành chính khác. Cụ thể là những chính sách về nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, điều kiện về nguyên nhiên vật liệu,,..

Ba là các ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa thỏa đáng. Cụ thể ở đây là mức lợi nhuận khi tham gia đầu tư. Bất kể doanh nghiệp nào cũng cần có mức lợi nhuận hợp lý khi đầu tư. Cho nên, nhà ở xã hội cần phải có khung giá bán hấp dẫn khi mở bán bán trên thị trường.

Ngoài ra, nguồn cung nhà ở xã hội bị hạn chế còn xuất phát từ chính suy nghĩ của những người phát triển dự án. Họ cảm thấy những dự án nhà giá rẻ không cần phải quá đầu tư về chất lượng. Dẫn đến tình trạng nhiều căn nhà kém chất lượng, xuống cấp trong một thời gian ngắn. 

Kỳ vọng nguồn cung phục hồi

Trước tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở xã hội, Chính phủ, nhiều doanh nghiệp, địa phương đã cùng bắt tay đưa ra những mục tiêu cụ thể và giải pháp để phát triển các dự án nhà ở xã hội cho những người dân có thu nhập nhấp. Cụ thể, Chính phủ cùng Bộ Xây dựng đã đề ra mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội từ nay đến năm 2023.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng còn đang nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014. Theo đó, Bộ sẽ nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung các chính sách về đất đai, lựa chọn chủ đầu tư, giảm bớt các thủ tục hành chính,… nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sự phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Sự quan tâm của Nhà nước đã đặt ra kỳ vọng về sự bứt phá nguồn cung nhà ở xã hội trong thời gian tới. Thế nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, việc triển khai, phát triển các dự án nhà ở xã hội trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Muốn hiện thực hóa mục tiêu xây dựng được 1 triệu căn nhà ở xã hội phải cần thêm những điều kiện và giải pháp mới.


Một dự án nhà ở xã hội đang được triển khai ở TP Hồ Chí Minh
Một dự án nhà ở xã hội đang được triển khai ở TP Hồ Chí Minh

Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, để thực hiện thành công mục tiêu phát triển nhà ở xã hội phải có hai chính sách quan trọng. Một là chính sách hỗ trợ vay vốn cho người mua, thuê nhà ở xã hội. Hai là chính sách quy hoạch quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

Vị Chủ tịch HoREA cho rằng, nếu bỏ quy định các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội thì Chính phủ rất khó thực hiện được mục tiêu đến năm 2023 phát triển được 1 triệu căn nhà ở xã hội. Cho nên, Nghị định của Chính phủ sau khi có Luật Nhà ở (mới) sẽ bổ sung thêm quy định về nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội cho các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.

Đồng quan điểm, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, doanh nghiệp phát triển các dự án nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn nên Nhà nước cần có các chính sách tạo động lực cho họ. Cụ thể, Nhà nước cần có giải pháp để họ có được mức giá hợp lý cho nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào, có được quỹ đất sạch, giảm chi phí xây dựng.

Bên cạnh đó, các địa phương cần xem việc phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ chủ chốt. Việc thay đổi tư duy, cách thức tiếp cận vấn đề này của chính quyền địa phương có vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu phát triển các dự án nhà ở xã hội mà Chính phủ đã đề ra.

Cùng với sự thay đổi tư duy của chính quyền địa phương, doanh nghiệp cũng cần phải hiểu tầm quan trọng của việc phát triển nhà ở xã hội, tránh tư tưởng làm cho xong. Nếu chỉ làm để xong thì chất lượng dự án sẽ không được đảm bảo, gây lãng phí rất nhiều.

Với sự bắt tay và cuộc mạnh mẽ của Chính phủ, doanh nghiệp và địa phương, vị chuyên gia kinh tế - tài chính này dự báo, nguồn cung nhà ở xã hội trong năm 2023-2024 sẽ khởi sắc ở nhiều địa phương và trở thành phân khúc chủ đạo trên thị trường bất động sản. Đồng thời, tình trạng chênh lệch cung cầu sẽ giảm bớt, giúp những người dân có thu nhập thấp chạm tới giấc mơ an cư.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

1 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

1 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

1 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

2 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

2 giờ trước