Đề xuất dừng giao dịch BĐS bằng tiền mặt: Chuyên gia nói gì?

Thứ hai, 09/05/2022-07:05
Nhiều chuyên gia đã đưa ra các đề xuất mới mẻ nhằm ngăn chặn tình trạng sốt đất, bong bóng bất động sản…

Nhiều chính sách pháp luật về bất động sản đang chồng chéo

GS.TS Phan Hùng Sơn (chuyên gia kinh tế) chia sẻ, trong khoảng vài năm trở lại đây, đất nền nông thôn, đất ngoại thành là một trong những phân khúc dễ kiếm tiền nhất của giới đầu cơ, lướt sóng. Kịch bản là “cá mập” mua gom đất của dân sau đó bỏ một ít tiền hoàn thiện mặt bằng, xây hàng rào, tường bao, trồng thêm ít cây xung quanh phục vụ việc phân lô, bán nền.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến "sốt ảo", bong bóng thị trường bất động sản. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, nhu cầu lớn người dân chuyển từ nông thôn ra thành thị đã làm tăng nhu cầu về nhà ở. Công tác thanh tra, rà soát dự án của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn chậm trễ dẫn đến nhiều dự án ma vẫn tồn tại, gây thiệt hại lớn cho nhiều người dung kéo theo tâm lý bất an của các nhà đầu tư.


Công tác thanh tra, rà soát dự án của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn chậm trễ dẫn đến nhiều dự án ma vẫn tồn tại.
Công tác thanh tra, rà soát dự án của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn chậm trễ dẫn đến nhiều dự án ma vẫn tồn tại.

Vị chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra các phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê, nhà ở dành cho người thu nhập thấp... chưa được cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp quan tâm. Điều này dẫn đến nghịch cảnh người thì “ôm” rất nhiều đất bỏ không, "đắp chiếu", người thì mỏi mắt đi tìm, dành dụm, tích góp cả chục năm không mua nổi mảnh đất cắm dùi ở thành phố.

“Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng đầu cơ đất nền khi đội ngũ môi giới, cò đất đã lợi dụng các yếu tố mập mờ về quy hoạch, triển khai dự án, mở rộng đô thị để thổi giá nhằm thu lợi bất chính. Tại nhiều địa phương, thông tin quy hoạch không được công bố hoặc công bố không đầy đủ khiến nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng tạo sóng, làm rối loạn thị trường bất động sản…”, GS.TS Phan Hùng Sơn cho hay.


Cò đất đã lợi dụng các yếu tố mập mờ về quy hoạch, triển khai dự án, mở rộng đô thị để thổi giá nhằm thu lợi bất chính.
Cò đất đã lợi dụng các yếu tố mập mờ về quy hoạch, triển khai dự án, mở rộng đô thị để thổi giá nhằm thu lợi bất chính.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng cho rằng, các cơ quan chức năng cần rà soát lại các chính sách, luật để bám sát thực tiễn, đảm bảo tính liên kết và tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Một số tỉnh thành vẫn còn tồn tại cơ chế xin cho trong việc giao dự án bất động sản, đấu thầu dự án, đầu giá quyền sử dụng đất nên dễ phát sinh tiêu cực.

Đối với các dự án xây dựng dở dang, nhiều năm chưa thể hoàn thiện và đưa vào sử dụng do vướng mắc pháp lý, ông Khởi đề xuất cần có giải pháp tháo gỡ, dứt khoát và dứt điểm. Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, thay vì cấp vốn đồng đều cho tất cả các dự án, nhà nước cần đánh giá sự cần thiết của từng dự án để có sự điều chỉnh, hỗ trợ cho phù hợp, thiết thực.


Để minh bạch thị trường bất động sản các bộ ngành đến địa phương cần điều tiết thị trường, cân đối nguồn cung, nguồn cầu.
Để minh bạch thị trường bất động sản các bộ ngành đến địa phương cần điều tiết thị trường, cân đối nguồn cung, nguồn cầu.

“Nhiều chính sách pháp luật về bất động sản đang chồng chéo gây khó khăn cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, tạo kẽ hở cho giới đầu cơ, trục lợi. Để minh bạch thị trường bất động sản các bộ ngành đến địa phương cần điều tiết thị trường, cân đối nguồn cung, nguồn cầu để bất động sản phát triển lành mạnh, đảm bảo sự công bằng, minh bạch”, ông Nguyễn Mạnh Khởi chia sẻ thêm.

Đề xuất dừng giao dịch bất động sản bằng tiền mặt

Bàn về vấn đề trên, TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, hiện nay dòng tiền ngầm trong một bộ phận doanh nghiệp, người dân vẫn rất lớn. Các hoạt động giao dịch bằng tiền mặt, mua một giá, khai báo thuế một giá cũng gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Đây chính là một trong những nguyên nhân mà đến nay chúng ta vẫn chưa thể minh bạch thị trường bất động sản.


Việt Nam chưa có hệ thống quản lý và thông kế dữ liệu đồng bộ về giao dịch, sở hữu bất động sản.
Việt Nam chưa có hệ thống quản lý và thông kế dữ liệu đồng bộ về giao dịch, sở hữu bất động sản.

Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống quản lý và thông kế dữ liệu đồng bộ về giao dịch, sở hữu bất động sản để đáp ứng công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương về lĩnh vực bất động sản. Điều này khiến giá bất động sản thay đổi liên tục, nhiều nhà đầu tư không có kênh tham khảo chính thức dẫn đến nơi vào bẫy của “cò đất”. Chưa kể, nhiều giao dịch bất động sản hiện nay vẫn theo kiểu chớp nhoáng, tranh tối tranh sáng tiềm ẩn nhiều rủi ro như mất cắp, cướp giật, tiền giả…

Nói về giải pháp, ông Lực cho rằng cần có hành lang pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền lợi các bên liên quan. Việt Nam cần nâng cấp hạ tầng thông tin để đảm bảo quá trình triển khai, giao dịch không gặp các sự cố. Hàng quý, hàng năm cần có các cuộc thanh tra để ngăn chặn việc ngân hàng thông đồng với bên mua bán nhằm khai man số tiền thấp hơn để trốn thuế.

“Việc áp dụng quy định giao dịch bất động sản không trao đổi trực tiếp bằng tiền mặt mà bắt buộc phải thông qua ngân hàng tôi cho rằng rất phù hợp. Bản thân Ngân hàng nhà nước cũng đang từng bước xây dựng, triển khai, hoàn thiện chính sách, thúc đẩy chuyển đổi số bằng hoạt động thanh toàn không dùng tiền mặt. Ở Việt Nam, cứ có chế tài, biện pháp mạnh tay thì tất cả mọi người sẽ thực hiện và làm đúng quy trình”, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.


Việc áp dụng quy định giao dịch bất động sản không trao đổi trực tiếp bằng tiền mặt mà bắt buộc phải thông qua ngân hàng  đánh giá phù hợp với xu thế phát triển.
Việc áp dụng quy định giao dịch bất động sản không trao đổi trực tiếp bằng tiền mặt mà bắt buộc phải thông qua ngân hàng  đánh giá phù hợp với xu thế phát triển.

Một số chuyên gia khác cũng cho rằng, việc tạo hành lang pháp lý, minh bạch hoá thị trường bất động sản sẽ quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp. Việc đồng bộ các chính sách pháp luật cũng như công khai đầy đủ pháp lý các dự án sẽ thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, tạo dựng niềm tin cho người mua. Đẩy mạnh số hoá thông tin thị trường, niêm yết giá mua bán sản phẩm sẽ ngăn chặn được các trường hợp lừa đảo, giao dịch ảo. Đồng thời công tác thanh kiểm tra, rà soát các dự án sẽ góp phần ngăn chặn hiện tượng “thổi giá”, đầu tư theo đám đông, ảnh hường an ninh trật tự xã hội và đời sống người dân…

Nhiều doanh nghiệp địa ốc kỳ vọng với những nỗ lực chuyển đổi số, minh bạch hoá sẽ là điểm sáng của thị trường bất động sản cũng như làm thay đổi quan niệm truyền thống về các giao dịch mua bán nhà đất. Từ đó, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển vững mạnh sau thời gian dài ảnh hưởng do đại dịch.

Bảo Nguyên
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

Choáng ngợp với loạt biệt thự siêu sang của các đại gia Quận 7

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

8 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

9 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

11 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

13 giờ trước