Đất nền Bắc Trung Bộ sắp bị quên lãng?

Thứ tư, 22/06/2022-15:06
Đất nền tại các thị trường phía Bắc miền Trung hiện nay đang hạ nhiệt rõ rệt sau những cơn sốt nóng trước đó. Nguyên nhân là nhờ UBND các tỉnh đã kịp thời can thiệp kết hợp với động thái điều chỉnh dòng vốn của các ngân hàng.

Dập những cơn “sốt” đất

Những tháng đầu năm 2022, người dân Thanh Hóa đã chứng kiến cơn “sốt” đất mạnh chưa từng thấy. Cơn sốt này không chỉ diễn ra tại TP. Thanh Hóa hay TP. Sầm Sơn mà đã lan ra toàn tỉnh, thậm chí đến cả những vùng hẻo lánh. Tuy nhiên, giá đất lên nhanh thế nào thì cũng giảm nhanh thế đó.

Anh Hoàng Nghĩa HIếu - Môi giới bất động sản tại Sầm Sơn kể rằng: "Từ đầu tháng 2/2022, giá đất nền tại nhiều khu vực thuộc tỉnh Thanh Hóa có một cuộc tăng giá chóng mặt khi tăng bình quân từ 50 - 60% so với cuối năm ngoái. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại thì những lô đất đó lại không thể giao dịch được. Nhiều nhà đầu tư tay ngang, cò đất sử dụng đòn bẩy tài chính để xuống cọc đang lâm vào thế dở khóc dở cười vì nguy cơ mất trắng tiền cọc”. 


Những cơn sốt đất nền nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh phía Bắc miền Trung
Những cơn sốt đất nền nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh phía Bắc miền Trung

Bà Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại TP. Thanh Hóa cho rằng: “Nhìn chung thì thị trường bất động sản ở thành phố giai đoạn này đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhất là tại những khu vực sốt “hầm hập” như TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, Đông Sơn, Triệu Sơn, Quảng Xương, nhưng tới nay đã không còn hiện tượng kẻ mua người, người bán, chốt cọc tấp nập như trước. Hiện, các nhà đầu tư bắt đầu rút dần ra khỏi thị trường đã phần nào khiến nhiều “cò” đất hay những đối tượng đầu cơ, lướt sóng đã trót cọc không thể thoát hàng, giá bán thì chưa có dấu hiệu giảm đi”.

Còn tại Nghệ An, những cơn sốt đất nền thời gian gần đây cũng không còn xuất hiện. Minh chứng là một loạt các nhà đầu tư trúng đấu giá đất cao đã bỏ cọc vào đầu tháng 5/2022. Ông Phan Xuân Vinh - Phó chủ tịch UBND huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cho hay, tỉnh đã có quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đất và thu về các khoản bỏ cọc vào ngân sách nhà nước.

Vào thời điểm đấu giá, đất nền các xã Diễn Vạn, Diễn Đồng, Diễn Phúc, Diễn Bích, Diễn Mỹ rất “nóng” và tăng cao so với giá trị thực tế. Tổng số tiền cọc thu được từ những lô đất đấu giá là hơn 15,7 tỷ đồng, mỗi nhà đầu tư phải đặt cọc khoảng 110 - 385 triệu đồng/thửa tùy theo diện tích và vị trí. Tuy nhiên sau đó, rất nhiều nhà đầu tư đã không hoàn thiện đủ số tiền phải nộp khi đến hạn nên UBND huyện Diễn Châu đã ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đất đối với 73 lô đất bị bỏ cọc.


Nhiều lô đất sau khi được đấu giá cao đã bị bỏ cọc
Nhiều lô đất sau khi được đấu giá cao đã bị bỏ cọc

Bà Nguyễn Thị P. (trú tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà) cho biết: “Khoảng 2 tháng trước, có ngày phải tới khoảng 200 - 300 xe ô tô đổ về các thôn Lộc Thọ, Việt Yên, Bùi Xá, Hòa Bình, Trung Trinh,... để tìm mua đất (gần dự án khảo sát khu công nghiệp VSIP và nhà máy may mặc xuất khẩu Sunny Apparel Vina). Nhà tôi lúc đó cùng tiếp khoảng 20 khách đến hỏi mua đất, nhiều lúc đông quá phải đóng cửa không tiếp. Giá đất theo đó cũng tăng từng ngày, có những lô lên đến tiền tỷ trong khi trước đó chỉ vài trăm triệu. Thế nhưng cả tháng nay lại chả thấy nhà đầu tư nào về đây hỏi mua nữa”.

Anh Trần Xuân Quyết - Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại tỉnh Quảng Trị cho biết, trong thời gian này, số lượng tin nhắn, cuộc gọi, lượt đưa khách đi xem đất tại các điểm thuộc TP. Đông Hà giảm đi đáng kể, thậm chí nhiều nhà đầu tư chấp nhận rút tiền cọc, không giao dịch. Một số xã nay tổ chức đấu giá nhưng không có người tham gia hoặc đấu giá thành công nhưng lại lo cảnh bỏ cọc…

Giá đất nền dần về giá trị thật

Trước bối cảnh nhiễu loạn, giá đất bị thổi phồng trên thị trường, UBND các tỉnh đã nhanh chóng chỉ đạo áp dụng các giải pháp để ổn định, đưa hoạt động giao dịch BĐS dần đi vào ổn định. Chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật đất đai, luật kinh doanh BĐS, công bố công khai, nhanh chóng về các thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án sắp và đang triển khai, các quy định về đăng ký quyền sử dụng đất, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất,... Thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các hành vi không đưa vào sử dụng hoặc đưa vào sử dụng đất chậm so với tiến độ trong dự án…

Bên cạnh đó, một giải pháp đã tác động tích cực đến hoạt động mua bán BĐS đó là việc các ngân hàng đang siết tín dụng vào lĩnh vực này theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiều nhà băng đã kiểm soát chặt chẽ hơn dòng vốn vào lĩnh vực BĐS, hạn chế cho vay BĐS, tham gia đấu giá đất…


Các địa phương đã triển khai các chính sách giúp thị trường hoạt động ổn định hơn
Các địa phương đã triển khai các chính sách giúp thị trường hoạt động ổn định hơn

Ông Nguyễn Văn Trung - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm các giải pháp, nhiệm vụ đảm bảo an toàn hoạt động, trong đó, kiểm soát chặt các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như: đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán... đồng thời yêu cầu các tổ chức phải hướng tín dụng vào sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ”.

Ngoài ra, ngành thuế cũng vào cuộc và góp phần đưa thị trường BĐS hạ nhiệt đáng kể. Các cơ quan thuế đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát và hướng dẫn người nộp thuế kê khai giá chính xác nhằm chống thất thu thuế trong lĩnh vực BĐS, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời hành vi trốn thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS.

Bên cạnh đó, lãnh đạo các địa phương đã có văn bản yêu cầu các cơ quan, địa phương tăng cường quản lý và các hoạt động công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch về BĐS. Nhất là phối hợp chặt chẽ với các sở ngành để phát hiện và xử lý hành vi công chứng “treo”, “khống” các hoạt đồng và giao dịch BĐS.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

Choáng ngợp với loạt biệt thự siêu sang của các đại gia Quận 7

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

6 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

10 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

12 giờ trước