Cung - cầu lệch pha: Phải kiểm soát chặt tín dụng vào bất động sản

Chủ nhật, 08/08/2022-09:08
Vài tháng nay, dư luận đặc biệt quan tâm tới động thái kiểm soát dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản. Một số doanh nghiệp và các nhà đầu tư đã chịu ảnh hưởng khá lớn vì chính sách này. Không ít người dân mua nhà ở thực cũng khó tiếp cận vốn vay để mua nhà vì ngân hàng hết room, không giải ngân. 

Theo Đại Đoàn Kết, chuyên gia kinh tế - tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc kiểm soát tín dụng bất động sản là điều cần thiết cho một thị trường ổn định, bền vững. Vị chuyên ra nhìn nhận, việc kiểm soát dòng vốn vào bất động sản là việc cần thiết cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên không thể “siết” quá chặt vì nó sẽ ảnh hưởng mạnh đến toàn thị trường. Hiện tại các ngân hàng thương mại đang kiểm soát rất chặt dòng vốn vào thị trường bất động sản, đây vẫn là dòng vốn chủ yếu. 


Siết tín dụng BĐS vẫn đang là vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều
Siết tín dụng BĐS vẫn đang là vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều

Bên cạnh kênh huy động là tín dụng, thì dòng vốn từ trái phiếu doanh nghiệp cũng trải qua một thời gian nở rộ, nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro, vì vậy cần có sự kiểm soát chặt chẽ vào kênh huy động vốn này.

TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, Ngân hàng Nhà nước không nên mở tín dụng quá nhiều vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là bất động sản. Nhưng cần xây dựng chính sách nới lỏng phù hợp trong việc cho vay đầu tư xây dựng, mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, bất động sản công nghiệp,... Đặc biệt cần lưu ý tới việc nới lỏng nhưng không cho vay dưới chuẩn.

“Nhìn chung, tôi cho rằng vẫn phải kiểm soát tín dụng vào BĐS, đặc biệt đây là thời điểm thị trường lúc có nhiều vấn đề như thổi giá... gây thiệt hại cho thị trường. Riêng về TPDN, phải được kiểm soát chặt chẽ” - Vị chuyên gia cho hay.

Thực tế, động thái kiểm soát dòng vốn sẽ gây tác động mạnh lên thị trường bất động sản. Nhưng phải “siết” để kiểm soát tốt thị trường, tránh những rủi ro có thể xảy đến mang tới hậu quả lớn còn hơn là mở rộng nguồn vốn có thể khiến thị trường xuất hiện nguy cơ đổ vỡ hệ thống.

Việc kiểm soát nguồn vốn được cho là sẽ làm chậm sự phát triển nhanh chóng của thị trường bất động sản, song đây vẫn là việc cần thiết để giúp thị trường phát triển ổn định, bền vững. Với chính sách siết thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ cần xử lý mạnh mẽ hơn nữa để kiểm soát hoàn toàn thị trường. Bởi những động thái đang diễn ra chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.


Chính phủ cần xử lý mạnh mẽ hơn nữa để kiểm soát hoàn toàn thị trường
Chính phủ cần xử lý mạnh mẽ hơn nữa để kiểm soát hoàn toàn thị trường

Vì vậy, để củng cố lại niềm tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối như các ngân hàng thương mại; Công ty chứng khoán phải cung cấp đầy đủ, chính xác về thông tin, tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, tài sản đảm bảo của trái phiếu, mục đích phát hành trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu,... 

"Việc kiểm soát nguồn vốn sẽ tác động, ảnh hưởng tới thị trường BĐS nhưng thà siết để kiểm soát thị trường, tránh hậu quả lớn, còn hơn là mở rộng thị trường có thể dẫn tới nguy cơ đổ vỡ hệ thống" - TS Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận. 

Bên cạnh đó, những công ty kiểm toán độc lập phải là các đơn vị kiểm tra, xác minh được tính trung thực của báo cáo tài chính cần cung cấp chính xác về thông tin tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp các công ty kiểm toán không làm đúng, đưa ra những con số sai lệch thì sẽ dẫn tới sự thẩm định sai ngay từ phía các nhà đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước đã phát thông cáo vào cuối tháng 7 vừa qua, khẳng định dòng vốn đầu tư chảy vào thị trường bất động sản rất đa dạng, trong đó có vốn đầu tư nước ngoài, vốn huy động từ thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vốn huy động từ thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp,... nhưng vốn tín dụng từ ngân hàng vẫn là quan trọng nhất. 

Để doanh nghiệp bất động sản có thể phát triển các dòng vốn, theo ông Hiếu, các doanh nghiệp bất động sản phải tiếp tục khai thác thị trường trái phiếu và cổ phiếu để huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên cả hai thị trường này phải có sự cải tổ và điều chỉnh về những quy định pháp lý. 

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý trên thị trường cần tăng cường công tác kiểm tra hiệu quả hơn. Ngài ra, những thành phần trên thị trường như nhà phát hành, nhà đầu tư cũng phải có sự tuân thủ cao. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật, lách luật đều phải kịp thời xử lý. Đồng thời, Chính phủ cần xây dựng kế hoạch cải cách thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn.

Hiện tại những doanh nghiệp bất động sản vẫn còn loay hoay trong việc tìm kiếm nguồn vốn. Nhưng thực tế “trong cái khó ló cái khôn” khi các doanh nghiệp đã có những bài học từ các vụ việc tiêu cực đã xảy ra trong thời gian vừa qua. Bởi, những doanh nghiệp đã từng gặp khó khăn trong khi huy động vốn, họ sẽ nhận ra đúng mục đích, nếu được kiểm soát tốt thì các khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn lại chính là sự thuận lợi cho nền kinh tế.


Dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ chậm lại trong thời gian tới
Dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ chậm lại trong thời gian tới

Tại thị trường tài chính lớn như Mỹ và những quốc gia tiên tiến khác có lịch sử phát triển lâu đời, Việt Nam có thể học hỏi được nhiều nhất là các quy định pháp luật tương thích với nhau, nhất là đối với những thành viên trên thị trường tuân thủ luật pháp rất nghiêm túc. Còn tại Việt Nam, nhiều cá nhân luôn lợi dụng những sơ hở, chồng chéo để lách luật khiến thị trường bất động gặp khó khăn.

Thời gian sắp tới, dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ chậm lại vì động thái siết chặt dòng vốn của các cơ quan quản lý nhằm đảm bảo không xảy ra “bong bóng” bất động sản, đồng thời các nhà đầu tư cũng cẩn trọng hơn. 

“Tuy nhiên, đây không phải là điều tệ hại cho thị trường BĐS vì "đồng tiền khôn ngoan" bao giờ cũng tạo nên lợi nhuận tốt và đóng góp vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế và sự phát triển của chính các doanh nghiệp” - Chuyên gia nhìn nhận.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

Kinh nghiệm xây dựng những mẫu nhà cấp 4 khung thép cực đẹp

70% nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm 2024

Nâng hạng thị trường chứng khoán, hàng chục tỷ USD sẽ chảy vào Việt Nam

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

51 phút trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

1 giờ trước

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

2 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

2 giờ trước

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

3 giờ trước