Chuyên gia: Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có thể bùng nổ vào cuối năm 2023

Thứ năm, 19/05/2023-12:05
Savills Việt Nam cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam tiếp đón 1,8 triệu lượt khách quốc tế, tuy vẫn thấp hơn 40% so với cùng kỳ năm 2019 trước khi xảy ra Covid - 19. Tuy nhiên, ngành du lịch đã đón được 20 triệu lượt khách trong nước, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2022. 

Hiện tại, hai thị trường quốc tế lớn nhất của du lịch Việt Nam là Hàn Quốc với 560.000 lượt và Mỹ 148.000 lượt khách. Giám đốc Savilld Hotels APAC - Ông Mauro Gasparotti cho hay: “Nguồn khách nội địa và thị trường khách du lịch Hàn Quốc đã hỗ trợ quá triinfh phục hồi tại một số khu vực ven biển như Đà Nẵng, với những khu nghỉ dưỡng đạt công suất phòng vượt 50%”. 

Trong khi hoạt động kinh doanh tại các thành phố lớn có sự cải thiện tốt hơn. Công suất phòng của các khách sạn khu vực TP. HCM đang khôi phục từng bước về mức trước dịch. 

Trưởng bộ phận Tư vấn tại Savills Hotels APAC - Bà Uyên Nguyễn cho biết: “Mặc dù công suất phòng khách sạn đã cải thiện nhưng giá phòng bình quân ở các thành phố lớn vẫn thấp hơn khoảng 15 - 20% so với năm 2019. Tuy nhiên thị trường vẫn ghi nhận một số khách sạn nâng cấp dịch vụ, trải nghiệm khách hàng như Boutique đã đạt hoặc vượt cả giá trong năm 2019”. 

Việc các quốc gia mở cửa biên giới, gỡ bỏ những yêu cầu nhập cảnh được cho là nguyên nhân thúc đẩy nhu cầu du lịch của khách du lịch trong và ngoài nước. Nhất là việc Trung Quốc đã cho phép tổ chức lại những đoàn khách tới Việt Nam là điểm sáng mới nhất. 


Hai thị trường quốc tế lớn nhất của du lịch Việt Nam là Hàn Quốc và Mỹ
Hai thị trường quốc tế lớn nhất của du lịch Việt Nam là Hàn Quốc và Mỹ

Trước đây, lượng khách Trung Quốc tới Việt Nam chiếm đại đa số. Trước khi Covid - 19 xảy ra, gần một phần ba trong số 18 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam trong năm 2019 là khách du lịch Trung Quốc. Thậm chí một số điểm đến ven biển phải phục thuộc vào nguồn khách này, như khách Trung Quốc chiếm 70% tổng lượt khách quốc tế tới Nha Trang năm 2019. 

“Tôi đánh giá ngành BĐS nghỉ dưỡng hiện có nhiều cơ hội mới cho những nhà đầu tư biết nắm bắt tốt xu hướng, nhu cầu của khách hàng. Các mô hình mới, đáp ứng được nhu cầu của tệp khách trẻ trong và ngoài nước như poshtel (hình thức lưu trú có sự kết hợp giữa phong cách và sự tiện nghi của một khách sạn sang trọng nhưng với giá rẻ cùng sự tinh tế, có phần phá cách của nhà nghỉ hoặc homestay), khu phức hợp nghỉ dưỡng với những tiện ích giải trí, khách sạn và dịch vụ chọn lọc, mô hình co-living và co-working… đều là các mô hình có thể cân nhắc tại Việt Nam. 

Đồng thời, thị trường Việt Nam có đầy đủ tiềm năng để phát triển các dự án hạng sang tại những trung tâm thành phố như các điểm du lịch nghỉ dưỡng” - Vị chuyên gia cho hay. 

Tuy nhiên, ông Mauro chỉ ra những nhược điểm cần được khắc phục như: thị trường Việt Nam chưa thật sự đa dạng về sản phẩm lưu trú, du lịch và cần được nâng cấp chất lượng dịch vụ. Có nhiều chủ đầu tư chưa chú trọng tới việc lựa chọn mô hình phù hợp với xu hướng mà chỉ đơn thuần sao chép những sản phẩm hiện hữu. 

Cùng quan điểm này, bà Uyên Nguyễn tư vấn, nhu cầu về những sản phẩm nghỉ dưỡng chú trọng tới yếu tố chăm sóc sức khỏe đang gia tăng mỗi ngày với nhiều mô hình có thể cân nhắc tới như khu nghỉ dưỡng với hoạt động yoga, trị liệu,khu nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, khu dân cư cho người cao tuổi (senior living), khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp lân cận thành phố. Vì thế, thị trường cần dịch chuyển theo hướng chú trọng về chất lượng hơn số lượng, tập trung vào kiến tạo điểm nhấn và đem tới hiệu quả hoạt động vận hành. 

Nhà đầu tư đã sẵn sàng xuống tiền trở lại

Đánh giá về thị trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Ông Đỗ Hữu Chiến cho biết, Chính phủ rất tích cực tháo gỡ cho thị trường BĐS nói chung và BĐS du lịch nói riêng. Từng có thời điểm liên tục trong 3 ngày, Chính phủ đã ban hành ba công điện. Tiếp theo là hàng loạt các công điện để tháo gỡ khó khăn cho thị trường vốn và tín dụng. Chính phủ cũng thành lập tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng nhằm tháo gỡ cho thị trường. 


Thị trường địa ốc ở một vài khu vực đã đón dòng khách đầu tư rất lớn tới từ miền Bắc
Thị trường địa ốc ở một vài khu vực đã đón dòng khách đầu tư rất lớn tới từ miền Bắc

“Vì vậy, chúng ta cần có niềm tin về tương lai. Chúng ta tin tưởng quy luật phát triển của thị trường bất động sản sẽ có lúc đi lên, có lúc đi xuống. Ngay ở khúc xuống thì vẫn có điểm sáng” - Ông Chiến nói. 

Quan sát về các động thái của nhà đầu tư sau khi thị trường bất động sản liên tục được tháo gỡ khó khăn, Giám đốc Phát triển Kinh doanh OneHousing Trần Quang Trung cho biết, thị trường địa ốc ở một vài khu vực đã đón dòng khách đầu tư rất lớn tới từ miền Bắc. 

“Tâm lý người miền Bắc vốn là tích lũy tài sản. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào, người miền Bắc có tiền tích lũy để tham gia vào những kênh đầu tư. Dòng khách này có xu hướng lựa chọn sản phẩm có pháp lý bền vững và chủ đầu tư uy tín,...” - Ông Trung cho hay.

“Đối với vai trò là doanh nghiệp phân phối BĐS, tôi thấy rằng BĐS dòng tiền đang là xu hướng tiếp theo của thị trường địa ốc, bắt nhịp xu hướng của thế giới. Tâm lý thay đổi khiến hành vi thay đổi cùng việc ban hành các luật, nghị định… Căn cứ điều này, có thể tới cuối năm 2023, 2024 sẽ là cơ hội lớn, giai đoạn mà nhiều người mong đợi, tiếp tục hành trình cho thị trường BĐS” - Ông Trung nói thêm. 

TS. Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đồng tình với quan điểm về tiềm năng của BĐS tạo ra dòng tiền: “Trong thị trường BĐS thì BĐS du lịch nghỉ dưỡng là một xu thế có tiềm năng lớn trong tương lai. 

Trong đó, Timeshare là hình thức tốt, dự kiến là bước đột phá phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Tôi đề nghị nghiên cứu về vấn đề này. Thêm nữa, khung pháp lý BĐS du lịch - nghỉ dưỡng cần sớm được hoàn thiện”. 

Quan sát thực tế về thị trường BĐS nghỉ dưỡng, thấy rằng hiện nay đang trong giai đoạn “ngược gió” của thị trường sau 3 năm trầm lắng. Thị trường nghỉ dưỡng hiện ở thế người dân đang hồ hởi chuẩn bị sẵn sàng tiền để đầu tư, doanh nghiệp chuẩn bị triển khai các dự án mới. 


Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc xuất hiện những dự án có pháp lý tốt đang rục rịch chạy trở lại
Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc xuất hiện những dự án có pháp lý tốt đang rục rịch chạy trở lại

Chẳng hạn, tại Quảng Ninh từ đầu tháng 3 đã có một số dự án như Dragon Castle Hạ Long rục rịch khởi động trở lại, tới đây sẽ có buổi kick-off sale vào ngày 15/3. Đi về miền Trung, một số dự án như Cửa Lò Beach Villa Nghệ An đang rầm rộ chạy truyền thông để đón khách trở lại. 

Một số địa điểm như Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc xuất hiện những dự án có pháp lý tốt đang rục rịch chạy trở lại. Thời gian gần đây, dự án Homeliday Eo Gió tại Quy Nhơn đã hoàn thành thủ tục pháp lý, được cấp Giấy phép xây dựng rất thu hút lượng khách hàng quan tâm. 

Nhiều người có động thái tìm hiểu khi những dãy phố đầu tiên tập trung hoàn thiện móng và dự kiến được bàn giao đồng bộ cho khách hàng vào quý I/2024. 

Luật sư Đỗ Hữu Đỉnh – Giám đốc Công ty Luật Việt Kim cho biết, hiện nay có tới 70% vướng mắc của dự án BĐS là pháp lý. Vì thế các nhà đầu tư rất thận trọng khi xem xét dự án. 

“Sản phẩm BĐS hoàn thành trong tương lai an toàn hơn với nhà đầu tư là sản phẩm nằm trong dự án có quy hoạch 1/500, đã được cấp giấy phép xây dựng và giấy phép mở bán… Nhất là, khách hàng phải sát sao với tiến độ dự án và năng lực của chủ đầu tư” - Ông Đỉnh nói. 

Có thể thấy, sau giai đoạn thị trường “đóng băng”, BĐS hiện cho thấy “mùa xuân mới” với các tín hiệu “tan băng” ngày càng rõ ràng. Đây cũng là giai đoạn tốt đối với các nhà đầu tư khi các sản phẩm và chủ đầu tư yếu kém đã thoát khỏi cuộc chơi. 

Đa phần các dự án hiện tại đã hoàn thiện pháp lý, vượt qua cuộc thanh lọc của thị trường trong suốt 2 năm qua. Những dự án này đều đã khẳng định được “sức khỏe tài chính” và “tính an toàn” của doanh nghiệp phát triển. Sau loạt tín hiệu “ngược gió” trên thị trường, hiện tại đã có thể chờ vào những dấu hiệu phục hồi mạnh hơn từ nay tới cuối năm.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

2 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

2 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

2 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

3 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

3 giờ trước