Chuyên gia kỳ vọng vào chính sách vực dậy ngành địa ốc trong chu kỳ mới

Thứ sáu, 03/02/2023-14:02
Thị trường bất động sản (BĐS) đã vượt qua một năm 2022 đầy khó khăn. Song, những “dư âm” từ năm cũ để lại vẫn là thách thức với ngành địa ốc trong chu kỳ mới. Nhằm hướng tới sự phục hồi và phát triển trong năm 2023 tới đây, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách để từng bước vực dậy thị trường BĐS.

Nhiều chính sách giúp thị trường BĐS 2023 vượt qua khó khăn

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý IV/2022 và cả năm 2022, tình hình BĐS năm 2022 đã có xu hướng phục hồi và phát triển. Dù vậy, nhận diện tình trạng “khan cung” trên tất cả các phân khúc sản phẩm và cơ cấu BĐS chưa phù hợp. Đặc biệt, thiếu hụt sản phẩm  trong phân khúc nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở thương mại, căn hộ giá bình dân đã khiến người dân mất niềm tin vào thị trường kéo theo giao dịch “nhỏ giọt”, thanh khoản thấp cùng nhiều “gam màu tối” trong bức tranh chung của BĐS năm 2022.

Trải qua một năm 2022 đầy biến động là không hề dễ dàng với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành BĐS nói riêng. Chính vì vậy, sau khoảng thời gian thích nghi với những biến động của thị trường, hướng đến đảm bảo thị trường BĐS 2023 tiếp tục phát triển an toàn, lành mạnh, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành tích cực nghiên cứu, hoàn thiện về mặt thể chế, chính sách nhằm đồng bộ và liên thông hệ thống pháp luật trong vấn đề đất đai, xây dựng, nhà ở và kinh doanh BĐS.

Cụ thể, trong năm vừa qua, các chính sách mới và có hiệu lực bao gồm 01 nghị quyết của Quốc hội; 07 nghị định của Chính phủ; 01 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 03 thông tư của Bộ Xây dựng và 01 thông tư của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Phí và lệ phí, Luật Quản lý thuế, Luật Kinh doanh BĐS,…


Nhiều chính sách giúp thị trường BĐS 2023 vượt qua khó khăn. (Ảnh minh họa)
Nhiều chính sách giúp thị trường BĐS 2023 vượt qua khó khăn. (Ảnh minh họa)

Hướng đến năm 2023, Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”. Với các nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm: lập danh mục các dự án; rà soát quỹ đất; hoàn thiện thủ tục pháp lý; lựa chọn chủ đầu tư để thực hiện các dự án NOXH, nhà ở công nhân khu công nghiệp, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Đồng thời, Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp triển khai có hiệu quả đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ NOXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Bên cạnh đó,  nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Nhấn mạnh tầm quan trọng của các Bộ, ngành, địa phương trong nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc tháo gỡ khó khăn trong triển khai thủ tục pháp lý các dự án BĐS, đẩy mạnh công tác công bố, công khai, minh bạch các thông tin; rà soát lập danh mục các dự án nhà ở, BĐS trên địa bàn để tăng nguồn cung cho thị trường…

Ngoài ra, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng; Nghiên cứu đề xuất ban hành Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị.

Những động thái kể trên thể hiện phần nào sự vào cuộc quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, các chuyên gia đặt kỳ vọng vào một thị trường BĐS ổn định, lành mạnh, kéo theo tâm lý nhà đầu tư và người tiêu dùng thêm vững tin trong chu kỳ mới. Đồng thời, nhận diện bên cạnh sự nỗ lực của toàn thị trường trong giải quyết các vấn đề trên, sẽ cần một độ trễ nhất định về thời gian phục hồi. 

Chuyên gia đặt niềm tin vào chính sách trong chu kỳ mới

Nhận định về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng thị trường BĐS đã trải qua nhiều trở ngại, trong đó 70% xoay quanh khoảng cách pháp lý. Quay trở lại thời điểm tháng 12 năm ngoái, thị trường đã nhận được động thái tích cực từ Chính phủ trong giải quyết khó khăn cho các vấn đề liên quan đến pháp lý, nới lỏng tín dụng. 

Bày tỏ kỳ vọng khả quan vào các chính sách mới, ông Châu cho rằng sẽ cần thời gian để những thuận lợi trong chính sách từng bước “bén rễ” thị trường. Trong thời điểm này, chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp cần tìm cách thích nghi và cầm cự về dòng tiền để duy trì hoạt động của họ khi việc tiếp cận các nguồn lực tài chính vẫn còn tương đối khó khăn.


Chuyên gia đặt niềm tin vào chính sách trong chu kỳ mới. (Ảnh minh họa)
Chuyên gia đặt niềm tin vào chính sách trong chu kỳ mới. (Ảnh minh họa)

Đánh giá cao triển vọng thị trường năm 2023, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn tại Savills cho rằng, thanh khoản các dự án năm nay sẽ có những bước tiến cải thiện. 

"Năm 2023 sẽ là một năm bản lề của thị trường, chuẩn bị cho một năm 2024 khởi sắc. Đặc biệt, khi rất nhiều bộ luật quan trọng, có liên quan đến thị trường được sửa đổi và thông qua vào nửa cuối năm 2023, thị trường sẽ tạo đà giúp cho năm 2024 – 2025 hồi phục nhanh, tăng trưởng tích cực", bà Hằng nhận định.

Ở diễn biến khác, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhấn mạnh vào tính minh bạch của thị trường trong chu kỳ mới. Ông Thành đề xuất ba biện pháp để đưa ngành BĐS quay trở lại đúng hướng.

Biện pháp đầu tiên liên quan đến việc tạo khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các dự án BĐS. Biện pháp thứ hai là cho phép các doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng số tiền thu được để trả nợ. Cuối cùng, xoay quanh việc giảm giá nhà ở để đông đảo người dân có khả năng mua nhà ở thực, thu hẹp khoảng cách cung - cầu. Các biện pháp đề xuất trên đây sẽ đòi hỏi cách tiếp cận từ trên xuống, từ chính sách kinh tế vĩ mô đến chính sách cho doanh nghiệp, để đạt được kết quả khả quan.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

Choáng ngợp với loạt biệt thự siêu sang của các đại gia Quận 7

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

4 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

5 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

5 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

7 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

9 giờ trước