Chấp nhận “gồng” mình trả lãi mua nhà dù thu nhập thấp

Thứ bảy, 28/01/2023-16:01
Đối với những cặp vợ chồng từ tỉnh lẻ lên Hà Nội, với tổng thu nhập khoảng hơn 10 triệu, nếu không chấp nhận gian khổ một thời gian thì có lẽ giấc mơ mua nhà sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.

Dù thu nhập thấp vẫn liều mình mua nhà

Bất động sản liên tục tăng giá trong nhiều năm qua. Dẫu những ngày cuối năm 2022, do tác động của nhiều yếu tố, một số thống kê đã cho thấy giá bất động sản đang có xu hướng giảm, nhưng mức giá ấy vẫn cao hơn thu nhập bình quân của người dân rất nhiều, chưa kể đến người lao động thu nhập thấp. 

Để có thể sở hữu được một mái ấm, nhiều bài viết cũng đã phân tích, hai vợ chồng cùng phấn đấu có thể mất đến 50 năm tích góp. Nếu không có hỗ trợ từ gia đình hai bên, thì buộc người thu nhập thấp phải nhờ đến phương án vay ngân hàng. Thế nhưng vay ngân hàng được là một chuyện. Chuyện vất vả nhất là làm sao "gồng" mình trả nợ cả lãi và gốc khi vẫn phải chi tiêu cho gia đình, con cái?

Nhớ lại quãng thời gian vừa nuôi con, vừa trả nợ, anh Nguyễn Đức (Hà Nội) phải thốt lên rằng: “Đó là quãng thời gian mà mỗi lần nghĩ đến, anh vẫn không thể tin gia đình mình đã có thể vượt qua”. Thế nhưng dù vết hằng gồng gánh vẫn còn đó, nhưng anh Đức ở thời điểm hiện tại và nhìn về quá khứ, không hề hối hận với quyết định vay nợ ngân hàng khi ấy: “Nếu thời gian có quay trở lại, anh vẫn sẽ mua nhà với số vốn ít ỏi”.


Nếu không có hỗ trợ từ gia đình hai bên, thì người thu nhập thấp chắc chắn phải vay ngân hàng
Nếu không có hỗ trợ từ gia đình hai bên, thì người thu nhập thấp chắc chắn phải vay ngân hàng

Anh Đức lập gia đình vào năm 2014. Tổng thu nhập của hai vợ chồng khi ấy khoảng 13 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ các chi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà cũng không dư dả bao nhiêu. Sang năm 2015, gia đình đón đứa con đầu lòng, chi tiêu càng tốn kém hơn. Tuy nhiên, nghĩ đến cảnh con nhỏ lớn lên trong căn nhà trọ chật hẹp 20m2, vợ chồng anh Đức lên kế hoạch mua nhà.

Tháng 9/2015, sau khi khảo sát qua nhiều dự án chung cư tại Hà Nội, vợ chồng anh Đức tìm hiểu dự án chung cư tại Hà Nội, vợ chồng anh Đức chọn được dự án mở bán phù hợp tại huyện Hoài Đức với giá 1,1 tỷ đồng, trả trước 30% và cho vay gói lãi suất ưu đãi 5%/năm. 

“Khi ấy cả nhà cả cửa anh có 100 triệu, trong đó là cả tiền thai sản của vợ, cả tiền ông bà cho cháu và bán hết của hồi môn. Đến mức vợ anh sau khi sinh phải về quê ở cho đỡ bớt chi phí. Cóp nhặt, rồi vét sạch còn chưa đủ 30%đặt cọc căn hộ. Nhờ có họ hàng hai bên, vợ chồng vay thêm được 270 triệu đồng để mua được căn hộ giá 1,1 tỷ đồng”, anh Đức nói.

Anh Đức kể lại từ con số như ngày hôm qua vừa tính toán. Số nợ quá lớn ngay khi còn trẻ khiến quyết định của anh chị vấp phải rất nhiều sự phản đối của người thân trong gia đình. Mọi người cho rằng: Tổng thu nhập của hai vợ chồng quá thấp, mỗi tháng trả lãi và gốc cho ngân hàng lên đến 6,5 triệu đồng, chưa kể chi phí nuôi con nhỏ vô cùng tốn kém. Mua căn hộ này tức là gia đình 3 người sẽ không còn khoản tiền dự trù cho bệnh tật, ốm đau nào. Thế nhưng hai vợ chồng vẫn kiên định ký hợp đồng mua nhà.


“Nếu thời gian có quay trở lại, anh vẫn sẽ mua nhà với số vốn ít ỏi”, anh Đức nói.
“Nếu thời gian có quay trở lại, anh vẫn sẽ mua nhà với số vốn ít ỏi”, anh Đức nói.

Nỗ lực mua căn nhà đầu tiên bằng mọi giá

Ba năm đầu tiên là thời gian chật vật gồng gánh nợ nần nhất của hai vợ chồng. Thậm chí, có những thời điểm, anh chị phải vay mượn bạn bè, anh em để trang trải chi phí sinh hoạt trong nhà. Nhưng cũng chính nhờ sự thiếu thốn đủ đường ấy, vợ chồng anh Đức có thêm động lực để làm ăn buôn bán, cố gắng kiếm thêm thu nhập, bên cạnh công việc chính. 

Mỗi lần về quê, anh chị lại thu gom nông sản mang lên Hà Nội bán online, như gà, vịt, rau, củ, quả… vốn là những thứ sẵn có do ông bà ở quê nuôi trồng để ăn không bán. Nhờ đó mà, trang trải được chi phí sinh hoạt hàng ngày.

“Giả sử nếu hai vợ chồng anh không mua nhà thì mỗi tháng có khi cũng tiêu hết số tiền kiếm được. Ngày ngày sáng làm chiều về với công việc hiện tại và không chịu nỗ lực buôn bán để gia tăng thu nhập. Nếu không gồng một đống nợ trên vai từ thời trẻ, có lẽ giờ này gia đình không thể có khối tài sản như bây giờ. Vất vả 3 năm để có cuộc sống ổn ngay sau đó, anh nghĩ lại vẫn thấy đáng”, anh Đức thừa nhận.

Được biết đến thời điểm hiện tại, căn hộ chung cư của vợ chồng anh Đức đã có giá lên đến 1,9 tỷ đồng. Anh chị cũng sở hữu thêm một lô đất vùng ven với mức giá 700 triệu đồng. Trong năm 2023, anh Đức lên kế hoạch mua ô tô với giá khoảng 300 triệu đồng. Tổng số tài sản mà gia đình anh Đức có bây giờ đều nhờ nỗ lực tiết kiệm và cố gắng gia tăng thu nhập với nhiều công việc khác nhau.


"Với căn nhà đầu tiên, hãy cố gồng mình để mua", anh Đức nói.
"Với căn nhà đầu tiên, hãy cố gồng mình để mua", anh Đức nói.

Anh Đức chia sẻ mình có những người bạn không dám mua nhà vì lý do sợ mắc nợ. Dù họ đều có xuất phát điểm tốt hơn anh, như thu nhập 2 vợ chồng cao, khoảng 20 - 30 triệu đồng/tháng và được bố mẹ hai bên hỗ trợ 200 - 500 triệu đồng. Ngay cả khi, hiện tại đang có hơn 1 tỷ đồng tiền mặt nhưng họ vẫn sợ không dám mua nhà. Cứ tiếp tục trạng thái thấp thỏm, băn khoăn “Làm thế nào để mua nhà”, thì có khi 3 năm sau, thậm chí 8 năm sau, họ có thể vẫn chưa có nhà. “Thế nên, anh nghĩ, với căn nhà đầu tiên, hãy cố gồng mình để mua. Chỉ khi quyết tâm mới có thể nỗ lực trả nợ và chi tiêu thật tiết kiệm”, anh Đức chia sẻ.

Nói thêm về kinh nghiệm, anh Đức cho rằng để vừa có nhà vừa gia tăng tổng tài sản thì nên xác định mua bất động sản. Đó vừa là cách để đầu tư, để ở, cũng vừa là cách tránh tiền bị thất thoát. Để trả được nợ, chỉ có 2 cách: một là gia tăng thu nhập và hai là tiết kiệm. Gia tăng thu nhập, tức là cố gắng tạo thêm nhiều nguồn thu khác. Còn tiết kiệm tức là dồn tiền để trả nợ, trước khi bỏ ra đáp ứng chi phí sinh hoạt. Với những gia đình có thu nhập khởi điểm thấp, đây là cách nhanh chóng để đạt được mục tiêu: có nhà tại Hà Nội, có lô đất dự phòng và bắt đầu cuộc sống tận hưởng.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

Choáng ngợp với loạt biệt thự siêu sang của các đại gia Quận 7

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

5 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

6 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

9 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

11 giờ trước