Các công trình lấn biển có thực sự đem lại nguồn lợi “khủng”?

Thứ tư, 30/06/2022-23:06
Kết luận của Thủ tướng Chính Phủ về việc tỉnh Khánh Hòa “hợp thức hóa” cho các doanh nghiệp lấn biển 11,6ha đã khiến dư luận “dậy sóng” thêm một lần nữa. Vậy, các công trình lấn biển này thật sự có nên được thực hiện hay không?

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp, việc xây dựng các công trình lấn biển thực tế đã không có gì xa lạ với nhiều nước trên thế giới, từ các quốc gia châu Âu hay tới những quốc gia châu Á. Hàng loạt dự án lấn biển liên tục được triển khai trước áp lực về dân số và để phát triển kinh tế thế giới.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nêu lên các dẫn chứng về những mô hình lấn biển đã rất thành công trên thế giới và có thể là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam học tập. Chẳng hạn như mô hình kinh tế đê biển Afsluitdijk của Hà Lan, tuyến đê này có quy mô khổng lồ khi đạt chiều dài hơn 32km, chiều rộng 90m. Khi đi vào hoạt động, công trình này đã cô lập vịnh ngập triều nước mặn Zuiderzee; Chất lượng và hệ sinh thái cửa sông được cải thiện thành “hồ biển” nước ngọt có tổng diện tích là 110.000ha; Đồng thời mở rộng thêm diện tích đất thổ cư và canh tác nông nghiệp.


Mô hình kinh tế đê biển Afsluitdijk của Hà Lan
Mô hình kinh tế đê biển Afsluitdijk của Hà Lan

Tại Singapore cũng có một công trình lấn biển điển hình khi quốc gia này đã mở rộng lãnh thổ bằng đất lấy từ ngọn đồi, đáy biển và những quốc gia lân cận. Nhờ vậy đã nới rộng diện tích đất của Singapore từ 581,5km2 ở thập niên 1960 tăng lên 697,25km2 ngày nay và dự kiến đến năm 2023 sẽ tăng thêm 100km nữa. Trong đó, khu nghỉ dưỡng Marina Bay Sands được xây dựng trên chính diện tích lấn biển này, sử dụng lượng cát được đổ từ những năm 1970. Đến nay, dự án đã trở thành tổ hợp khu kinh tế, nghỉ dưỡng kết hợp casino mang tầm cỡ quốc tế, tọa lạc bên bờ vịnh Marina.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng là quốc gia sở hữu dự án đê biển Saemangeum bao quanh một vùng biển có diện tích 40.100 ha với vị trí địa lý nằm giữa cửa sông Saemangeum và biển Hoàng Sa. Nhờ có công trình này, Hàn Quốc đã tăng thêm 401km vuông diện tích, tương đương với 2/3 diện tích của thủ đô Seoul

“Ban đầu, chính phủ Hàn Quốc dự kiến dành khoảng 70% diện tích đất cải tạo để sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên sản lượng lương thực của Hàn Quốc hiện nay đã vượt xa nhu cầu trong nước. Do đó, thành phố Seoul dự kiến xây dựng khu vực lấn biển này thành một thành phố mới để phát triển các ngành công nghiệp, du lịch, vận tải biển và trồng hoa. Saemangeum có vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển của Hàn Quốc để phát triển khu vực bờ biển phía Nam thành trung tâm vận tải, du lịch, công nghiệp xanh của khu vực Đông Bắc Á” - Chuyên gia Phú cho hay.


Các dự án lấn biển được quy hoạch phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế - xã hội
Các dự án lấn biển được quy hoạch phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế - xã hội

Cùng chung quan điểm này, ông Trần Văn Pha - Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Lý Sơn nhận định, việc lấn biển đã mở rộng diện tích đảo mà rất nhiều quốc gia đã thực hiện. Do đó đây là cơ hội tốt, bởi sau này sẽ không thể hút đâu ra nguồn cát hàng triệu khối để san lấp biển mở rộng đảo Lý Sơn.

Trước những nghi vấn về việc triển khai dự án lấn biển sẽ tác động và ảnh hưởng tới cảnh quan cũng như vô tình hủy hoại môi trường, ông Pha cho rằng: “Sẽ lắng nghe ý kiến góp ý của các chuyên gia để giảm tối đa các tác động lên và phục vụ cho sự phát triển chung. Với các dự án lấn biển, chúng ta sẽ thấy rất nhiều cơ hội tốt hơn cho cả doanh nghiệp và cộng đồng”.

Làm rõ hơn quan điểm về vấn đề này, TS. Dư Văn Toán - Thành viên của Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo chia sẻ, các dự án lấn biển đóng vai trò quan trọng đối với dự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội mỗi quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển các vùng ven bờ một cách bền vững thì Nhà nước phải xây dựng chiến lược quốc gia về các hoạt động, công trình lấn biển nhằm phục vụ kinh tế phát triển; Tính tới quy hoạch khai thác sử dụng đất, mặt nước và những tài nguyên vùng bờ Việt Nam; Quy hoạch môi trường và đa dạng sinh học; Nhất là soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phù hợp; Đặc biệt là phải kiểm kê, thống kê hiện trạng tài nguyên môi trường vùng ven bờ, hải đảo; Xây dựng bản đồ về sinh vật và các hệ sinh thái ven bờ; dự báo biến động môi trường biển trong bối cảnh dài hạn có tính đến tác động của các kịch bản lấn biển.


Vấn đề môi trường sinh thái rất được quan tâm trong những dự án lấn biển
Vấn đề môi trường sinh thái rất được quan tâm trong những dự án lấn biển

Ông Toán cho hay, riêng những tỉnh thành ven biển nên nhanh chóng ban hành quy hoạch vùng bờ, hành lang biển, chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ. Song song với đó huy động xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường cũng như phục hồi hệ sinh thái ven bờ của các tổ chức xã hội hay cá nhân liên quan.

Có thể thấy, việc xây dựng dự án lấn biển không chỉ đem đến giải pháp mở rộng quỹ đất mà nó còn ứng phó một cách chủ động với thực trạng biển đang ngày càng ăn mòn vào đất liền như hiện nay. Do đó, không chỉ thực hiện những dự án lấn biển sát bờ mà trong tương lai phải xây dựng các dự án xa bờ. Địa phương nào đáp ứng được điều kiện lấn biển thì nên lấn, nếu chưa thực hiện thì phải lên kế hoạch cho các dự án trong tương lai.

Chẳng hạn, nên tính toán tới việc kết nối các đảo nhỏ ít người sinh sống, làm kè biển, đê biển hay san lấp để phát triển thành các khu đô thị mở, điểm dân cư… lại vừa có thêm quỹ đất, vừa đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại các khu vực xa đất liền.

Tất nhiên, cũng phải đặc biệt lưu ý khi thực hiện phát triển các dự án lấn biển: Quan tâm đến các tác động lên môi trường sinh thái, đất ngập nước, biến đổi dòng chảy tại những khu vực gần cửa sông; Chú ý đến sức ảnh hưởng của dự án với đời sống người dân ven biển, nhất là biến đổi khí hậu trong Thế kỉ XXI.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

10 phút trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

17 phút trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

24 phút trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

1 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

1 giờ trước