BĐS công nghiệp phía Bắc: Tỉnh Nam Định sở hữu dư địa phát triển KCN dệt may

Thứ sáu, 11/11/2022-10:11
Lĩnh vực dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 cả nước. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bất chấp những biến động của nền kinh tế toàn cầu sau Covid-19, ngành hàng này vẫn trên đà phục hồi. Kéo theo là triển vọng tăng trưởng bất động sản (BĐS) các khu công nghiệp (KCN) dệt may tại nước ta.

Dư địa phát triển ngành công nghiệp dệt may 

Trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu dệt may đạt kết quả khả quan khi kim ngạch đạt trên 35 tỷ USD, tương đương bình quân mỗi tháng đạt 3,7 - 3,8 tỷ USD. Dự báo từ quý 4 năm nay và kéo dài đến năm 2023, giữa bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, ngành dệt may vẫn được kỳ vọng có cơ hội cán đích mục tiêu xuất khẩu 43 - 44 tỷ USD trong cả năm.

Trong khi đó, thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Vào tháng 3, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn biên giới nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, thúc đẩy dòng chảy của các doanh nghiệp quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam đang có chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường EU sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8 năm 2020, khiến Việt Nam trở thành khu vực hấp dẫn đối với các nhà sản xuất nước ngoài.


Dư địa phát triển ngành công nghiệp dệt may 
Dư địa phát triển ngành công nghiệp dệt may 

Cũng theo Báo cáo thị trường BĐS Việt Nam quý III/2022 của VARS, BĐS công nghiệp các tỉnh thành đều khởi sắc khi nhà máy hoạt động trở lại phục hồi tốt hơn, xuất hiện nhiều doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nhằm mở rộng sản xuất/ Đồng thời, thị trường cũng chào đón nhóm doanh nghiệp mới tìm hiểu các mặt bằng và nhà xưởng xây sẵn. Đặc biệt, tỷ lệ lấp đầy các KCN ở phía Bắc đạt khoảng 83%, giá cho thuê đất tại các KCN trong quý III/2022 tăng nhẹ khoảng 5% so với quý trước.

Theo các chuyên gia, BĐS công nghiệp của Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ với nguồn cung dồi dào. Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, so với các nước trong khu vực, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn với giá sản phẩm phải chăng hơn và nhiều dự án mới đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại dự kiến ​​sẽ cung cấp cho thị trường nguồn cung chất lượng cao trong tương lai. Chi phí lao động cạnh tranh và hành lang pháp lý được cải thiện cũng là một trong những yếu tố thu hút các nhà đầu tư đến với thị trường BĐS công nghiệp nước ta.

Kết hợp hai thế mạnh kể trên, ngành dệt may được coi là một trong những lĩnh vực hội tụ đầy đủ dư địa để phát triển thành các KCN hiện đại, tiên tiến. Từ đó, góp phần thúc đẩy tiềm lực của lĩnh vực BĐS công nghiệp, vốn là “điểm vàng” đầu tư trong những năm qua.

Đáng chú ý, tỉnh Nam Định thuộc thị trường BĐS công nghiệp phía Bắc, cái nôi của ngành dệt may Việt Nam, là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI và phát triển KCN chuyên biệt. Nơi đây được dự báo sẽ là điểm đến công nghiệp dệt may từ các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới khi hội tụ những yếu tố thuận lợi để phát triển BĐS công nghiệp cũng như sở hữu những chính sách ưu đãi của tỉnh dành cho các nhà đầu tư.

Đón đầu tiềm năng BĐS công nghiệp tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định sở hữu vị trí thuận lợi, thuộc trung tâm phía Nam châu thổ sông Hồng, chỉ cách trung tâm Hà Nội 98km. Nơi đây giữ vai trò cửa ngõ lưu thông hàng hóa của cả miền Bắc với các tỉnh thành miền Trung và miền Nam nhờ hệ thống giao thông đồng bộ, xuyên suốt.

Ngoài ra, nhờ sở hữu nguồn nhân lực lao động dồi dào, trình độ cao với giá thành nhân công rẻ, tỉnh được Chính phủ hoạch định trở thành trung tâm dệt may của phía Bắc, điểm đến đầy triển vọng thu hút đầu tư.

Thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nam ĐỊnh đã đóng góp đáng kể vào dòng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước đạt hơn 14 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022, nổi lên là một trong những tỉnh công nghiệp trọng điểm phía Bắc Việt Nam.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Nam Định, đã có 17 Quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư, dẫn đầu là Hàn Quốc với 29 dự án, kế đến là Hồng Kông với 16 dự án. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư lớn đến từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang có nhu cầu đầu tư vào các KCN tại Nam Định. Đến nay, nơi đây đã thu hút được 175 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 7.412 tỷ đồng và 775,2 triệu USD. 

Vốn FDI “chảy” vào Nam Định tăng mạnh đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị đã và đang mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường BĐS công nghiệp, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhanh gọn, thông thoáng, dành nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư vào KCN như miễn, giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp,…


Đón đầu tiềm năng BĐS công nghiệp tỉnh Nam Định
Đón đầu tiềm năng BĐS công nghiệp tỉnh Nam Định

Bên cạnh đó, Nam Định khẩn trương hoàn thiện hệ thống hạ tầng đồng bộ các tuyến đường trọng điểm như: đường nối từ cao tốc Hà Nội - Ninh Bình về khu kinh tế Ninh Cơ, đường kinh tế ven biển nối các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh, tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình,...

Đến nay, Nam Định có 9 KCN với tổng diện tích 2.000 ha; gồm 4 KCN đã đi vào hoạt động như KCN Hòa Xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh, KCN Dệt May Rạng Đông (Aurora IP) hay mới đây nhất, cổng thông tin Sở Xây dựng tỉnh Nam Định vừa đăng tải thông tin về Quy hoạch KCN Trung Thành với quy mô 200 ha.

Trong đó, Aurora IP là KCN được đông đảo giới đầu tư trong và ngoài nước quan tâm nhờ có sự cải tiến, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, vị trí chiến lược cùng dịch vụ hỗ trợ chu đáo và là triển vọng đưa ngành công nghiệp dệt may của tỉnh tiến gần hơn mục tiêu xuất khẩu 43 - 44 tỷ USD cả năm.

Nhân tố triển vọng tăng trưởng BĐS công nghiệp Nam Định

Nổi bật như một điểm sáng trong các KCN của tỉnh, Aurora IP, được phát triển bởi một trong những nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam là Cát Tường Group, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư toàn cầu khi được định hướng phát triển toàn diện.

KCN sở hữu cơ sở hạ tầng tối ưu gồm hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống đèn chiếu sáng, nhà máy cung cấp nước sạch, nhà máy xử lý nước thải, dịch vụ logistics tối ưu hóa chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả nhờ hệ thống cảng biển kết nối đến KCN.

Môi trường làm việc chất lượng là vậy, Aurora IP còn được chủ đầu tư chú trọng phát triển không gian sống tiện ích, đảm bảo an sinh hiện đại cho công nhân, người lao động và chuyên gia tại nơi đây. Có thể kể đến là các trường học, bệnh viện, bưu điện; ngân hàng; trung tâm hỗ trợ và tư vấn lao động; khu nhà ở công nhân; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; cùng các dịch vụ ẩm thực khác,...


Nhân tố triển vọng tăng trưởng BĐS công nghiệp Nam Định
Nhân tố triển vọng tăng trưởng BĐS công nghiệp Nam Định

Về phía nhà đầu tư, Aurora IP cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ xuyên suốt quá trình hoạt động tại KCN; hỗ trợ các vấn đề hoàn thiện thủ tục pháp lý như đăng ký chứng chỉ quy hoạch, giấy chứng nhận đầu tư, lập giải trình kinh tế - kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường,…

Hội tụ nhiều lợi thế vượt trội, Aurora IP được nhà đầu tư trong và ngoài nước nhận định là KCN đầy tiềm năng, trở thành nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy thị trường BĐS công nghiệp tại Nam Định “cất cánh” những năm tới.

Không dừng lại ở KCN Aurora IP, tỉnh Nam Định đang tập trung đẩy mạnh hơn nữa nhiều KCN chất lượng cao nhằm thu hút vốn đầu tư FDI để tiếp tục phát huy ngành công nghiệp nói chung và ngành kinh tế mũi nhọn dệt may nói riêng.

Trên địa bàn tỉnh, các khu, cụm công nghiệp thế hệ mới đều đầu tư đồng bộ các tính năng liên quan đến logistics, kho bãi, nhà xưởng, ưu tiên phát triển các khu đô thị dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế “lọt mắt xanh” nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trong xu hướng BĐS xanh bền vững trên thế giới, tỉnh cũng ngày càng chú trọng cung cấp gói giải pháp xanh bảo vệ môi trường vào các KCN.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Khái niệm về nhà máy nhiệt điện và ưu nhược điểm không phải ai cũng biết

Chuyên gia chứng khoán tiết lộ thời điểm đầu tư lớn nhất năm 2024

Nhà đầu tư mong đợi gì khi Big Tech chuẩn bị công bố doanh thu quý I/2024?

Có 1 tỷ đồng thừa tiền mua ô tô, 9x vẫn lựa chọn chi 4 triệu đồng/tháng để đi xe công nghệ

Tháo nút thắt tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn 

AI đang “cách mạng hóa” hàng không Mỹ giúp cho hành khách thoải mái trong chuyến bay

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 34%, chia cổ tức tỷ lệ 25% cả tiền mặt và cổ phiếu

Tin mới cập nhật

Khái niệm về nhà máy nhiệt điện và ưu nhược điểm không phải ai cũng biết

10 phút trước

Có 1 tỷ đồng thừa tiền mua ô tô, 9x vẫn lựa chọn chi 4 triệu đồng/tháng để đi xe công nghệ

3 giờ trước

Nhà đầu tư mong đợi gì khi Big Tech chuẩn bị công bố doanh thu quý I/2024?

3 giờ trước

Chuyên gia chứng khoán tiết lộ thời điểm đầu tư lớn nhất năm 2024

3 giờ trước

AI đang “cách mạng hóa” hàng không Mỹ giúp cho hành khách thoải mái trong chuyến bay

3 giờ trước