Bất động sản Tây Nam Bộ “án binh bất động” trong cơn sốt đất thổi giá khắp nơi

Thứ tư, 18/05/2022-08:05
Trong bối cảnh “sốt đất” đang diễn ra ở nhiều địa phương trên khắp cả nước, thị trường bất động sản Tây Nam Bộ lại có mức giá thấp, biên độ tăng ổn định, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư.

Thị trường nhà đất diễn biến ổn định

Tây Nam Bộ là một trong những khu vực có thị trường bất động sản phát triển ổn định trong bối cảnh nhiều địa phương đang quay cuồng trong những cơn “sốt đất”. Trong những tháng đầu năm 2022, thị trường khu vực này có nhiều điểm sáng mới từ nguồn cung, giá bán cho đến nhu cầu thực tế trên thị trường.

Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Cần Thơ, trong quý I/ 2022, thị trường Tây Nam Bộ có thêm nhiều nguồn cung bất động sản mới. Cụ thể, biệt thự 9%, nhà phố 14%, shophouse 14% và chiếm tỉ lệ nguồn cung lớn nhất là đất nền với 63%.



Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ ghi nhận nhiều diễn biến tích cực trong 4 tháng đầu 

năm 2022
Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ ghi nhận nhiều diễn biến tích cực trong 4 tháng đầu năm 2022

Hiện nay, giá bán các loại hình bất động sản ở Tây Nam Bộ tăng bình quân 10-15% so với năm 2021. Trong đó, giá nhà ở dao động ở mức 14-15 triệu đồng/m2, giá căn hộ từ 18-36 triệu đồng/m2, giá đất nền dao động từ 9-45 triệu đồng/m2.

Khảo sát thực tế cho thấy, khu vực Tây Nam Bộ đang sở hữu khá đa dạng các dòng sản phẩm bất động sản từ trung cấp đến cao cấp, từ các dự án khu vực quận trung tâm được đầu tư hiện đại đến các dự án khu vực vệ tinh. Đặc biệt, khu vực này còn có tiềm năng bất động sản sinh thái gắn liền với đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long – một vùng sông nước, sở hữu cảnh quan đặc sắc và du lịch hấp dẫn.


Mức giá bất động sản ở Tây Nam Bộ đang duy trì ở mức thấp so với các tỉnh thành lân cận
Mức giá bất động sản ở Tây Nam Bộ đang duy trì ở mức thấp so với các tỉnh thành lân cận

Một tín hiệu tích cực tiếp theo của thị trường bất động sản Tây Nam Bộ là thông tin các ông lớn như AEON, Vingroup, Sungroup đang chuẩn bị đầu tư các dự án quy mô lớn ở khu vực này. Điều này cho thấy, Tây Nam Bộ đang có sức hút rất lớn đối với các tập đoàn địa ốc, cũng như các nhà đầu tư bất động sản cá nhân.

Nguồn cung dự kiến sẽ khởi sắc hơn trong thời gian tới khi nhiều dự án “bung hàng” sau một thời bị giữ chân vì dịch bệnh. Nguồn cung này sẽ đến từ dự án của các tập đoàn tên tuổi như: Đất Xanh group, Tran Anh group, Kita group, Cát Tường group,…

Mức giá thấp, biên độ tăng ổn định, đa dạng phân khúc sản phẩm chính là những lợi thế cạnh tranh của thị trường bất động sản Tây Nam Bộ so với những khu vực khác. Đặc biệt trong bối cảnh tình trạng sốt đất đang diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước, khu vực này vẫn chưa bị ảnh hưởng. Mặt khác, khu vực này còn đang đón nhận dòng vốn đầu tư ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng và đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đã tạo được sự chú ý đối với nhà đầu tư cả nước.

Tiềm năng tăng trưởng bền vững

Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ đang lọt “tầm ngắm” của giới đầu tư nhờ những tiềm năng tăng trưởng bền vững trong ngắn hạn và dài hạn. Phân tích về vấn đề này, ông Dương Quốc Thủy - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Cần Thơ cho biết, về kinh tế xã hội và bất động sản, Tây Nam Bộ có rất nhiều tiềm năng nội lực để phát triển, đặc biệt là sự quan tâm của Chính phủ đối với quy hoạch phát triển vùng.


Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng bền vững trong ngắn hạn và dài hạn
Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng bền vững trong ngắn hạn và dài hạn

Ngày 28 tháng 2 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 287/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 với nhiều nội dung quan trọng nhằm phát triển toàn diện và bền vững khu vực này. Theo đó, khu vực này sẽ trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước; là nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư, các cộng đồng dân cư thịnh vượng.

Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết này đã đề ra đầy đủ, đồng bộ các giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Trong đó có các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; về phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Đặc biệt vấn đề liên kết vùng phải trở thành tư duy chủ đạo, dẫn dắt sự phát triển toàn vùng và từng địa phương trong vùng.


Tây Nam Bộ đang được Nhà nước quan tâm, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sự phát triển
Tây Nam Bộ đang được Nhà nước quan tâm, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sự phát triển

Tiếp nữa là hệ thống đô thị của khu vực đang được phân bố hợp lý và phát triển bền vững. Hệ thống giao thông được phát triển đồng bộ, kết nối nội vùng, liên vùng. Mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu giao thông vận tải kết nối liên vùng và quốc tế, trong đó chú trọng phát huy thế mạnh của vùng về giao thông thủy nội địa. Đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường cao tốc; khoảng 4.000 km đường quốc lộ; 04 cảng hàng không; 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa tại Tây Nam Bộ.

Bộ Giao thông và Vận tải cho biết, đã hoàn thành 5 quy hoạch chuyên ngành, xác định phát triển hướng kết nối giao thông từ Tây Nam Bộ đến TP. Hồ Chí Minh thông qua các tuyến cao tốc, tuyến đường thủy giúp cho việc đi lại thuận lợi hơn, phát triển hết tiềm năng lợi thế của vùng.


Hệ thống giao thông kết nối liên vùng và quốc tế là một thế mạnh để phát triển bất động sản ở Tây Nam Bộ
Hệ thống giao thông kết nối liên vùng và quốc tế là một thế mạnh để phát triển bất động sản ở Tây Nam Bộ

Cụ thể đã chính thức đưa vào hoạt động cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, 1 - 2 năm nữa sẽ khánh thành cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang triển khai quyết liệt. Hiện nay Bộ đang triển khai 3 cao tốc lớn và rất quan trọng là: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, hoàn chỉnh đường cao tốc từ An Hữu qua Cao Lãnh về Rạch Giá. Theo Bộ Giao thông – Vận tải, trong nhiệm kỳ này, nếu quyết tâm cao, phối hợp tốt sẽ hoàn thành được khoảng 448 km đường cao tốc.

Với những tiềm năng tăng trưởng nêu trên, ông Thủy nhấn mạnh, thị trường bất động sản Tây Nam Bộ đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng nổi trội. Khi xứng đáng trở thành “nơi đáng sống và nơi đáng đến”, thì cũng là thời điểm vàng của thị trường bất động sản ở khu vực này.

Thiên Vân
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 34%, chia cổ tức tỷ lệ 25% cả tiền mặt và cổ phiếu

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

Môi giới cần “nâng cấp” mình trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

P2P lending và cơ hội cho những doanh nghiệp chân chính

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

1 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

3 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

3 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

3 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

3 giờ trước