1 triệu căn hộ nhà ở xã hội: Hiện thực hóa không dễ

Thứ năm, 23/09/2022-09:09
Giấc mơ “an cư lạc nghiệp” ở thành phố là một điều mong mỏi thường trực của những người có thu nhập thấp như công nhân viên chức, công nhân, lao động tự do. Thời gian qua, nhiều địa phương đã nỗ lực vào cuộc để phát triển nhà ở xã hội nhưng kết quả vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn của người dân. Để quỹ nhà ở xã hội tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu thực tế của người cần sự quyết tâm cao, hành động quyết liệt không chỉ từ phía chính quyền mà còn cần sự chung tay của các doanh nghiệp.

Người thu nhập thấp “khát” nhà

Việc giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân được Đảng và Nhà nước coi là một trong những ưu tiên để ổn định xã hội. Trên thế giới có rất nhiều mô hình nhà ở được đầu tư xây dựng đáp ứng với điều kiện và thỏa mãn mức sống của mọi tầng lớp lao động. Vì nhiều lý do, nhà ở dành cho người thu nhập thấp được quan tâm đặc biệt. 

Theo số liệu thống kê, tỉ lệ người thu nhập thấp sở hữu nhà rất thấp. Số liệu Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) đã tổng hợp cho thấy năm 2020, nhà ở bình dân chỉ chiếm 1% trong tổng số bất động sản trên cả nước. Tính đến tháng 6/2022 thì con số này tiếp tục giảm, trong khi căn hộ cao cấp ngày một tăng, chiếm 80,1%.


Cuộc sống ở khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, tháng 8/2022. Ảnh VNE
Cuộc sống ở khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, tháng 8/2022. Ảnh VNE

Nguồn cung thiếu trầm trọng, đặc biệt ở các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn 2016 - 2020, Thủ đô chỉ đạt 26,24% kế hoạch xây nhà ở xã hội. Hà Nội hiện chỉ có vỏn vẹn 25 dự án nhà ở xã hội được đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu của 12.909 hộ gia đình. Trong quý III và IV/2022, Hà Nội tiếp tục khởi công thêm được 2 dự án mới, đem lại hy vọng cho 1.860 hộ gia đình nữa. Một con số quá nhỏ nếu đem so với số lượng những công nhân, viên chức, người lao động tự do có thu nhập thấp tại Thủ đô. Còn tại TP HCM, từ nay đến 2025, thành phố dự kiến có thêm 35.000 căn hộ nhà ở xã hội. Lãnh đạo sở Xây dựng TP.HCM cam kết sẽ rà soát quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội để bố trí quỹ đất cho 33 dự án để có thể nâng tổng số căn nhà ở xã hội lên 70.000 căn hộ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng chậm phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Ông  Luyện Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, thiếu quỹ đất là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo quy định, mỗi dự án nhà thương mại, khu đô thị đều phải dành 20% quỹ đất để xây nhà ở xã hội, nhưng thực tế rõ ràng cho thấy nhiều dự án không chấp hành quy định này.

Còn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhìn nhận việc xây nhà ở xã hội đang gặp nhiều khó khăn xuất phát từ lý do thiếu vốn. Vị chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng khi gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng kết thúc, nguồn vốn dành cho phát triển nhà ở xã hội vì thế ngày càng hạn chế.

Đứng ở phía doanh nghiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Lê Thành, ông Lê Hữu Nghĩa cho biết doanh nghiệp mình gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận dự án nhà ở xã hội. Từ thực tế doanh nghiệp mình, ông Nghĩa cho rằng doanh nghiệp không được giảm thuế như cam kết, cũng không thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do ngân sách phân bổ cho các dự án nhà ở xã hội bị hạn chế. Ngoài ra, việc doanh nghiệp phải “tự thân vận động” đầu tư cơ sở hạ tầng khiến cho giá thành sản phẩm tăng cao cũng là một khó khăn mà doanh nghiệp muốn chính quyền địa phương cùng chung tay san sẻ. 

Trên thực tế, phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại các địa phương không giống nhau. Vì mỗi nơi thị trường bất động sản lại có một đời sống khác, các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương cũng khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chung là phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp phải được xác định là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Quyết tâm thực hiện

Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì lập "Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể làm căn cứ để triển khai đồng loạt. Sau khi Thủ tướng Chính phủ xác định phải tập trung nguồn lực để phát triển nhà ở dành cho người thu nhập thấp, vì thế rất nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản đã cùng hưởng ứng để vào cuộc. Việc các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hướng đến việc xây nhà ở xã hội như một sự đóng góp lại cho xã hội là việc thường thấy trên thế giới. 

Những bài học kinh nghiệm về phát triển nhà ở xã hội tại các quốc gia có thể giúp ích cho Việt Nam trong thực hiện "Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030". 


Nhà ở xã hội tại Singapore. Ảnh: Reuters
Nhà ở xã hội tại Singapore. Ảnh: Reuters

Singapore với hệ thống nhà ở xã hội giúp hơn 80% người Singapore có nhà. Cơ quan Phát triển nhà ở xã hội (HDB) là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ cung cấp nhà ở giá cả phải chăng cho người dân Sing. Ở Singapore HDB được xem là tài sản xã hội, phát triển dựa trên cách tiếp cận tạo ra nơi ăn chốn ở, xây dựng cộng đồng, môi trường sống. Các căn hộ nhà ở xã hội xây dựng với nhiều tiện ích đáp ứng được nhu cầu sống của người dân như được bố trí gần ga tàu, trung tâm thương mại. Đi kèm với đó là cơ sở hạ tầng đô thị  được đảm bảo bao gồm đường xá, giao thông, trường học, dịch vụ y tế, giải trí, thể thao, siêu thị,... thậm chí cả khu vực không gian xanh như công viên, hồ nước cũng được bố trí xây dựng.  

Nhiều tiện ích như vậy nhưng chủ đầu tư cần đảm bảo giá bán nhà ở xã hội phải trong tầm vừa túi tiền của người có thu nhập thấp. Phần lớn người mua nhà ở xã hội nộp đơn xin hỗ trợ và vay tiền, trả bằng tiền mặt hoặc bằng nguồn vốn rút từ Quỹ Tiết kiệm nghỉ hưu. 

Tại Trung Quốc, dựa trên con số thống kê về nhu cầu nhà ở, cơ quan chức năng sẽ lập kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi toàn quốc và thực hiện phân bổ nguồn ngân sách hỗ trợ cho các địa phương. Với đơn vị xây dựng, một số loại thuế được miễn, giảm lãi suất cho vay vốn. 

Ở Anh, giá thuê nhà ở xã hội được tính theo thu nhập ở từng địa phương và thấp hơn nhiều so với giá thuê nhà tư nhân. Chính phủ nước này đã áp dụng chính sách hạn chế việc tăng giá thuê nhà để duy trì ở mức hợp lý nhằm đảm bảo mọi người đều có nơi an cư. 
Tựu chung lại, để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, các doanh nghiệp khi tham gia xây dựng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ Nhà nước và thủ tục hành chính dựa trên cơ sở các chính sách này phải nằm trong khuôn khổ pháp lý và được quản lý chặt chẽ.

Hoàng Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

Tìm hiểu về mẫu nhà tiền chế 2 tầng 5x20 qua những hình ảnh đẹp mê

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

Ứng dụng AI vào công việc: Muốn đạt được kết quả tốt cần tìm cách để AI hiểu mình cần gì?

Mở rộng không gian với mẫu nhà cấp 4 3 phòng ngủ đơn giản

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

13 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

17 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

18 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

19 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

21 giờ trước