Quảng Ninh: Tuyến cao tốc gần 200 km sẽ có hai trạm nghỉ đẹp nhất miền Bắc

Thứ tư, 01/09/2022-19:09
Hai trạm trạm nghỉ trên cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái sẽ được triển khai ngay sau khi tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái khánh thành vào ngày 1/9/2022. 

Trạm nghỉ “một điểm đến, nhiều tiện ích” 

Theo vnexpress.net, trước thông tin, trên tuyến cao tốc có chiều dài 176 km kết nối Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái không có trạm dừng nghỉ khiến nhiều người tham gia giao thông trên tuyến này không khỏi lo lắng. Ông Hoàng Quang Hải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh, thông tin về việc bố trí xây dựng trạm dừng nghỉ trên cao tốc này.

Theo đó, tỉnh Quảng Ninh sẽ thiết kế xây dựng hai trạm dừng nghỉ và một trạm cung cấp dịch vụ trên tuyến cao tốc dài gần 200 km này. 


Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dự kiến khánh thành vào ngày 1/9/2022.
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dự kiến khánh thành vào ngày 1/9/2022.

Trạm dừng nghỉ đầu tiên được xây dựng tại km20+00 thuộc xã Thống Nhất, TP Hạ Long. Trạm thứ hai được xây dựng tại km80+00 thuộc xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn, ngay phía trước cầu Vân Tiên, cây cầu lập kỷ lục dài nhất của Quảng Ninh. 

Tỉnh Quảng Ninh bố trí thêm một chỗ dừng xe kết hợp trạm sửa chữa, cung cấp dịch vụ xe tại km114+400 thuộc xã Quảng Long, huyện Hải Hà.

Ngay sau khi cao tốc Vân Đồn - Móng Cái khánh thành vào ngày 1/9/2022, các trạm dừng nghỉ và cung cấp dịch vụ sẽ được triển khai. Theo thông tin từ lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh, đến thời điểm hiện tại, trạm dừng nghỉ có vị trí tại TP Hạ Long đã có quy hoạch được phê duyệt, đồng thời TP Hạ Long đã hoàn thành xong công tác giải phóng mặt bằng. Tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện các thủ tục đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư.

Trạm dừng nghỉ Đài Xuyên, huyện Vân Đồn cũng đang hoàn thiện các thủ tục để được phê duyệt quy hoạch. 

Đối với điểm dừng xe và cung cấp dịch vụ sửa chữa tại xã Quảng Long, huyện Hải Hà hiện đã có mặt bằng và đang lựa chọn nhà đầu tư.


Phối cảnh trạm dừng nghỉ tại xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn. 
Phối cảnh trạm dừng nghỉ tại xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn. 

Ông Hải cho biết, các trạm dừng nghỉ và chỗ dừng xe trên tuyến cao tốc của Quảng Ninh sẽ có thiết kế đẳng cấp, có thể khẳng định sẽ đẹp nhất miền Bắc hiện nay.

Hai trạm dừng nghỉ sẽ được tích hợp đa dạng các sản phẩm theo quan điểm “một điểm đến, nhiều tiện ích” như khu bày bán dịch vụ, khu nhà vệ sinh, trạm xăng, trạm dừng nghỉ. Đồng thời, có cả khách sạn phục vụ lưu trú và các khu vui chơi, giải trí kết nối đến chuỗi sản phẩm du lịch, dịch vụ dọc tỉnh. Đây sẽ là các công trình dịch vụ đẳng cấp 5 sao, lan tỏa văn hóa địa phương, trở thành điểm gặp gỡ cho mọi người.

Trong thời gian chờ thực hiện các trạm nghỉ này, tỉnh Quảng Ninh có phương án khắc phục tạm thời, trong đó có nghiên cứu phương án chỉ dẫn bằng hệ thống biển báo, hướng dẫn người dân di chuyển đến các vị trí thuận lợi tại các nút giao đường cao tốc như Minh Khai, Đoàn Kết, Bình Dân…

Bên cạnh đó, tuyến cao tốc hiện đại của tỉnh Quảng Ninh đã được trang bị hệ thống ITS giám sát giao thông hiện đại nhất hiện nay với gần 100 camera có tầm nhìn trên 2 km. Do đó, quan sát được toàn tuyến nhằm phát hiện được các tình huống phát sinh, bất ngờ và có phương án ứng cứu kịp thời.


Phối cảnh trạm dừng nghỉ tại xã Thống Nhất, TP Hạ Long.
Phối cảnh trạm dừng nghỉ tại xã Thống Nhất, TP Hạ Long.

Dự án độc lập ngoài dự án BOT 

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh cũng lý giải nguyên nhân vì sao các trạm dừng nghỉ không thi công cùng lúc với làm đường cao tốc. Bởi tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái có chiều dài gần 200 km, bằng 1/6 tổng chiều dài tuyến cao tốc Việt Nam đang có nên để thực hiện cao tốc này, ngay từ năm 2015, tỉnh Quảng Ninh đã lên dự toán, xác định phải đảm bảo phương án tài chính lên đến gần 50.000 tỷ đồng.

Do đó, tỉnh đã quyết định dự án xây dựng trạm dừng nghỉ và trạm sửa chữa, cung cấp dịch vụ trên cao tốc thành một dự án độc lập ngoài dự án BOT. Việc tách riêng ra khỏi dự án BOT được thực hiện theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải quy định.


Phối cảnh điểm dừng xe và cung cấp dịch vụ sửa chữa tại xã Quảng Long, huyện Hải Hà.
Phối cảnh điểm dừng xe và cung cấp dịch vụ sửa chữa tại xã Quảng Long, huyện Hải Hà.

Hơn nữa, vị trí đặt các trạm dừng nghỉ đều nằm trên tuyến đường được xây dựng theo PPP, BOT nên nếu thiết kế trạm dừng nghỉ đồng bộ với tuyến cao tốc sẽ khiến vốn đầu tư tăng lên. Kéo theo thời gian thu phí dự án cũng tăng lên, người dân sẽ tiếp tục phải trả phí, như vậy sẽ gây lãng phí, tốn kém tiền của nhân dân. Trong khi đó, trạm dừng chân không thể được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Ông Hải chia sẻ: “Quan điểm của tỉnh sẽ triển khai đồng bộ các trạm dừng nghỉ thành các dự án độc lập, thông qua hình thức đấu thầu đầu tư và khai thác”.


Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái xe sẽ kết nối với các tuyến cao tốc hiện có tạo thành trục cao tốc dài 176 km tại Quảng Ninh.
Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái xe sẽ kết nối với các tuyến cao tốc hiện có tạo thành trục cao tốc dài 176 km tại Quảng Ninh.

Hai trạm dừng nghỉ và một trạm cung cấp dịch vụ này được xác định không chỉ là trạm dừng chân cho lái xe và phương tiện tham gia giao thông trên cao tốc mà còn là điểm kết nối giữa các địa phương, các trung tâm du lịch, điểm nghỉ dưỡng sinh thái của tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời là nơi quảng bá thương hiệu, sản phẩm địa phương, tăng tính tương tác, phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân, du khách.

Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sau khi thông xe sẽ kết nối với các tuyến cầu Bạch Đằng - Hạ Long, Hạ Long - Vân Đồn thành trục cao tốc dài 176 km. Khi đó, thời gian từ Móng Cái đến Hạ Long rút ngắn từ 3 giờ (đi theo quốc lộ 18) còn 1 giờ 30 phút; đi từ Móng Cái đến Hà Nội từ 5,5 giờ như hiện tại còn 3 giờ (hiện tại mất 5,5 giờ).

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Luật Giao thông Đường bộ trạm dừng nghỉ là một công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Tiêu chuẩn quốc gia về đường cao tốc nêu rõ, cứ khoảng từ 15 km đến 25 km cần bố trí một chỗ dừng xe dọc tuyến nằm ngoài phạm vi nền đường, để người đi đường có thể dừng xe nghỉ ngơi, ngắm cảnh tự nhiên và bảo dưỡng xe. Vị trí có thể được chọn xa đường từ vài chục mét đến hàng trăm mét.

Khoảng từ 50 km đến 60 km, nên bố trí một trạm phục vụ kỹ thuật thông thường (có khả năng cấp xăng, dầu, sửa chữa nhỏ và dừng xe, có nhà nghỉ, nhà vệ sinh, cửa hàng ăn). 

Khoảng từ 120 km đến 200 km nên bố trí một trạm phục vụ lớn. Trạm này có khả năng sửa chữa phương tiện, cấp xăng, dầu... Ngoài ra, còn có thể tiếp đón người đi đường với nhà ăn, khách sạn, văn phòng chỉ dẫn du lịch, chỉ dẫn trung chuyển…

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

26 phút trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

40 phút trước

Ứng dụng AI vào công việc: Muốn đạt được kết quả tốt cần tìm cách để AI hiểu mình cần gì?

45 phút trước

Tìm hiểu về mẫu nhà tiền chế 2 tầng 5x20 qua những hình ảnh đẹp mê

53 phút trước

Bia Sài Gòn - Miền Trung (mã SMB) vẫn sống khỏe, chia cổ tức đều đặn bất chấp cú đấm “thổi nồng độ cồn”

1 giờ trước