Phát triển đô thị biển miền Trung mới chỉ “đứng trên bờ” 

Thứ năm, 16/09/2022-09:09
Các tỉnh miền Trung được ví như “mặt tiền” của Việt Nam nhìn ra biển Đông tuy nhiên quy hoạch sử dụng đất tại khu vực này chưa sát thực tế dẫn tới tình trạng dự án “treo”, gây lãng phí đất đai. Do đó, rất cần có những đề án quy hoạch phát triển kinh tế biển, đô thị biển hoàn hảo để khu vực này có thể tiến ra biển. 

Quy hoạch ở không gian “mặt tiền”

Theo cadn.com.vn, các tỉnh khu vực miền Trung sở hữu hàng loạt lợi thế phát triển đô thị biển và kinh tế biển. Trong đó, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh duyên hải miền Trung là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định theo dọc tuyến Quốc lộ 1 đi qua đã có 25 đô thị thì có 9 đô thị ven biển. 

Khu vực này còn sở hữu hệ thống đường hàng không tại các đô thị ven biển, riêng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói trên đã có 4 sân bay đang hoạt động. Trong đó, Sân bay quốc tế Đà Nẵng là sân bay đón tiếp hành khách nhiều thứ 3 tại Việt Nam. Không những vậy, với lợi thế về đường biển, một số đô thị ven biển tại khu vực này còn có những cảng biển đáp ứng kết nối nội địa và quốc tế, tạo thành hệ thống cảng biển phục vụ phát triển kinh tế của vùng nói riêng và hình thành con đường huyết mạch trên biển thông thương ra thế giới nói chung. 

Sự phát triển về hạ tầng đường bộ, hàng không và cảng biển là những lợi thế để hình thành các đô thị biển dọc miền Trung. Một số đô thị biển như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang,...đã góp mặt trên bảng xếp hạng các địa điểm du lịch đẹp trên thế giới. Đồng thời, trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho các tỉnh miền Trung. 


Các tỉnh khu vực miền Trung sở hữu hàng loạt lợi thế phát triển đô thị biển và kinh tế biển.
Các tỉnh khu vực miền Trung sở hữu hàng loạt lợi thế phát triển đô thị biển và kinh tế biển.

Tuy nhiên, không thể không nhìn thẳng vào sự thật khi phát triển đô thị biển miền Trung chỉ mới “đứng trên bờ”, chứ chưa vươn ra biển. Vì vậy, cần nhìn nhận đúng để có tầm nhìn mới để phát triển đô thị ven biển tại khu vực này. 

Ông Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các đô thị ven biển hiện nay vẫn được phát triển trên nền tảng của tư duy “đất liền”. Vị chuyên gia này cho rằng, sự thiếu sót trong nhận thức đã làm mất đi giá trị cốt lõi của đô thị biển, đặc biệt là giá trị kinh tế trên một “đơn vị đô thị”. Giá trị “biển bạc” chưa được phát huy hoàn toàn, giá trị của “đất vàng” ở ven biển và trên đảo vẫn hấp dẫn hơn với các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư. 

Ông Hồi nói: “Tâm thức ‘xa rừng, nhạt biển’, thiếu khát vọng chinh phục biển đã giới hạn chúng ta trong những ‘giấc mơ con’ và vẫn đứng ở ven biển. Thế nên, tiến ra biển bằng hệ thống đô thị biển để ‘mạnh về biển, giàu từ biển’, đầu tiên và quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy và nhận thức”.

Còn theo KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam đánh giá, hiện có nhiều dự án tập trung ven biển khiến thiếu không gian, cự ly cần thiết để tạo không gian công cộng cho cộng đồng. Bên cạnh đó, quy hoạch sử dụng đất chưa sát thực tế dẫn tới tình trạng dự án “treo”, gây lãng phí tài nguyên đất đai. Các dự án phần lớn được quy hoạch ở không gian “mặt tiền” dựa trên tư duy quy hoạch đô thị biển, chứ không dựa trên nguyên tắc quy hoạch không gian du lịch biển. 


Quy hoạch không gian biển phục vụ mục đích du lịch đã ảnh hưởng đến phát triển đô thị bền vững. Ảnh minh họa.
Quy hoạch không gian biển phục vụ mục đích du lịch đã ảnh hưởng đến phát triển đô thị bền vững. Ảnh minh họa.

Quy hoạch không gian biển phục vụ mục đích du lịch đã ảnh hưởng đến phát triển đô thị bền vững, do các công trình chiếm gần hết mặt tiền hướng ra biển. Các khu du lịch nghỉ dưỡng biển liền kề xây dựng theo trục đường ven biển chạy song song với đường bờ biển đã làm giảm hiệu ứng “đóng - mở” đối với cảnh quan biển. 

“Việc đầu tư vào các đô thị biển thành đô thị nghỉ dưỡng tại nhiều khu vực ven biển đã đánh mất rất nhiều vẻ đẹp lợi thế. Sự phát triển ồ ạt các dự án bất động sản, cho phép các chủ đầu tư xây dựng các công trình sát biển hay xu hướng tư nhân hóa bãi biển, đặc biệt những công trình kiến trúc nhà ở, thương mại cao tầng... án ngữ tầm nhìn tiềm ẩn nguy cơ kìm hãm và làm tổn hại cơ hội phát triển trong tương lai của đô thị”, ông Chính chỉ ra những bất cập trong phát triển đô thị biển mở miền Trung.

Các loại hình bất động sản mới như căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng bùng nổ với số lượng lớn nhưng chưa có những tính toán cụ thể về dân số của những loại hình này nên đã gây áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực ven biển. 


Loại hình bất động sản mới như căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng bùng nổ tại các đô thị biển miền Trung.
Loại hình bất động sản mới như căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng bùng nổ tại các đô thị biển miền Trung.

Xây dựng tầm nhìn mới 

Hiện nay, nước ta có khoảng 40 đô thị biển, đô thị biển lớn nhất là TP Hồ Chí Minh, thứ hai là Đà Nẵng, tiếp theo là Hải Phòng, Nha Trang, cùng với đó là nhiều khu vực khác có tiềm năng lớn để phát triển. Trong đó, đô thị biển tại khu vực miền Trung đã từng bước phát triển theo hướng làm rõ động lực kinh tế của từng đô thị như du lịch, hàng hải, nuôi trồng thủy sản, khai thác dầu khí, đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, hệ thống đô thị ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng. 

GS-TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, cho biết Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 đã định hướng tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình khu kinh tế ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh, đảm bảo các khu kinh tế ven biển phải đóng vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng. Theo thống kê, đến năm 2020, các khu kinh tế ven biển đã đóng góp 15 - 20% GDP cả nước, tạo 1,3 - 1,5 triệu việc làm phi nông nghiệp, kinh tế của 28 đơn vị hành chính cấp tỉnh ven biển chiếm 65 - 70% GDP của cả nước.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5/2/2020 đưa ra các giải pháp chủ yếu về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Theo đó, Nghị quyết đặt mục tiêu tổng quát là đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, cơ bản đạt các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển. Đô thị biển ở Việt Nam được định hướng phát triển gắn với các khu kinh tế ven biển trên nguyên tắc không gây ô nhiễm và bảo đảm hiệu quả trong ứng phó với biến đổi khí hậu. 


Cần sớm có một đề án quy hoạch phát triển kinh tế biển, đô thị biển hoàn hảo để khu vực đô thị biển “mặt tiền” miền Trung có thể tiến ra biển. 
Cần sớm có một đề án quy hoạch phát triển kinh tế biển, đô thị biển hoàn hảo để khu vực đô thị biển “mặt tiền” miền Trung có thể tiến ra biển. 

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay chỉ có 5/18 khu kinh tế ven biển có các hoạt động kinh tế đáng kể gồm Dung Quất, Chu Lai, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đình Vũ. Các khu kinh tế ven biển còn lại, các hoạt động kinh tế còn yếu kém, chưa tạo động lực phát triển cho các đô thị biển.

“Việt Nam nói chung và các đơn vị hành chính cấp tỉnh nói riêng cần xây dựng tầm nhìn mới để quy hoạch phát triển kinh tế biển như một trọng tâm, từ đó lan tỏa sự phát triển đi các địa phương khác không có biển”, GS-TSKH. Đặng Hùng Võ đề xuất.

Về công tác quy hoạch, KTS.Trần Ngọc Chính cho rằng, đô thị ven biển có các đặc trưng riêng, mang nhiều màu sắc và tiềm năng phát triển. Do đó, để phát triển một cách bền vững và có bản sắc, các đô thị ven biển cần có định hướng, chiến lược phát triển cụ thể, bảo vệ giữ gìn giá trị bản sắc sinh thái, môi trường của đô thị ven biển. 

“Các loại đất ven biển đều phải thực hiện theo quy hoạch và tất cả các chính sách của Nhà nước liên quan cũng phải được xem xét đưa vào quy hoạch. Quy hoạch phải bảo đảm lợi ích hài hòa của người dân tại khu vực đó, cũng như lợi ích của nhà đầu tư và Nhà nước”, ông Chính nhấn mạnh đến quy hoạch trong phát triển đô thị biển.

Có thể thấy, cần sớm có một đề án quy hoạch phát triển kinh tế biển, đô thị biển hoàn hảo để khu vực đô thị biển “mặt tiền” miền Trung có thể tiến ra biển. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

9 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

9 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

9 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

10 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

10 giờ trước