Định hướng phát triển huyện Gia Lâm là đô thị cửa ngõ phía đông bắc của Thủ đô

Thứ ba, 12/04/2022-14:04
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký ban hành Quyết định số 1073/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Gia Lâm đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Khu vực phát triển mới của đô thị trung tâm Hà Nội 

Theo Kinh tế & Đô thị thông tin, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Gia Lâm, tương đương với diện tích khoảng 11.473ha. Dự kiến đến năm 2030, quy mô dân số tại huyện là khoảng 450.000 người. Đến năm 2040 khoảng 450.000 - 540.000 người. Đến năm 2050 khoảng 540.000 - 555.000 người.

Mục tiêu của quy hoạch huyện Gia Lâm nhằm triển khai cụ thể hóa các định hướng đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 

Các khu chức năng chính, định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật; định hướng bảo tồn văn hóa lịch sử và thiên nhiên…, phù hợp với yêu cầu của quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.


Huyện Gia Lâm sẽ trở thành đô thị cửa ngõ phía Đông Bắc của Hà Nội.
Huyện Gia Lâm sẽ trở thành đô thị cửa ngõ phía Đông Bắc của Hà Nội.

Huyện Gia Lâm xác định vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội định hướng phát triển kinh tế theo hướng cân bằng và bền vững, làm tiền đề cho việc nâng cấp huyện lên thành quận. Huyện cũng sẽ đề xuất quy hoạch tổ chức không gian đô thị, điểm dân cư nông thôn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội, dịch vụ công nghiệp, nông nghiệp…

Đồng thời, phát triển hệ thống hạ tầng khung đối với khu vực nông thôn, đảm bảo khớp nối với khu vực phát triển đô thị theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và định hướng nghiên cứu điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Từ đó, làm cơ sở tổ chức lập các quy hoạch chung xây dựng xã; kiểm soát phát triển và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Tại quyết định mới được phê duyệt, Hà Nội xác định quy hoạch huyện Gia Lâm là khu vực phát triển mới của đô thị trung tâm, kết hợp cải tạo chỉnh trang cơ sở hạ tầng đô thị, là đô thị cửa ngõ phía Đông Bắc của Hà Nội. Tại đây sẽ tập trung các công trình đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy) và hạ tầng kỹ thuật của quốc gia và thành phố. 

Đồng thời huyện Gia Lâm sẽ là trung tâm trung chuyển hàng hóa, trung tâm dịch vụ chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp phía đông Hà Nội; có các trung tâm đào tạo dịch vụ y tế cấp vùng; các trung tâm thương mại tài chính; hành lang xanh của thành phố dọc hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống.

Ngoài ra, quy hoạch các khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, có vai trò là vành đai xanh, nêm xanh; khu vực phát triển nông nghiệp đô thị và nguồn đất dự trữ của thành phố.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Quyết định mới được phê duyệt nêu rõ các yêu cầu lựa chọn các chỉ tiêu về sử dụng đất theo từng giai đoạn 10 năm, 20 năm cho khu vực đô thị, khu vực nông thôn và các khu vực đặc thù trên cơ sở tính toán, xác định cụ thể theo luận cứ và tham khảo, cập nhật số liệu của các quy hoạch có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự báo nhu cầu đất xây dựng đô thị, nông thôn, công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp… theo các giai đoạn lập quy hoạch.

Với các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, quyết định nêu, đối với khu vực đô thị, thực hiện theo chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc đã xác định tại đồ án quy hoạch phân khu đô thị N9, N10, N11 đã được phê duyệt. Đối với khu vực hành lang sông Hồng, sông Đuống, thực hiện theo chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc xác định tại đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống và quy hoạch phân khu đô thị GN tỷ lệ 1/5000 được phê duyệt.

Đối với khu vực nông thôn, các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị áp dụng đối với khu vực dự kiến thành lập phường và quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

Tại Quyết định, UBND Thành phố Hà Nội giao UBND huyện Gia Lâm là cơ quan tổ chức lập quy hoạch, thời gian hoàn thành không quá 12 tháng.

Đón tin tốt về hạ tầng tạo lực đẩy cho bất động sản

Theo lộ trình, đến năm 2023, huyện Gia Lâm sẽ trở thành quận. Gia Lâm đang đẩy nhanh công tác để hoàn thành các chỉ tiêu trở thành quận mới của Thủ đô. 

Trong giai đoạn 2021 - 2030, theo bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm của Sở Tài nguyên và Môi trường, tại đây sẽ có gần 200 dự án hạ tầng được đầu tư. Trong đó, có nhiều công trình giao thông trọng điểm, có chức năng kết nối nội bộ và khu vực lân cận. 


Bất động sản Gia Lâm có nhiều điều kiện phát triển trong thời gian tới.
Bất động sản Gia Lâm có nhiều điều kiện phát triển trong thời gian tới.

Trong năm 2021, nhiều dự án giao thông thực hiện vượt tiến độ, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Điển hình như tuyến đường Đông Dư - Dương Xá có tổng mức đầu tư 198 tỷ đồng, dự án đã hoàn thành sau một năm triển khai xây dựng với chiều dài 3,4 km. Nút giao Vành đai 3, kết nối giữa Hà Nội và Hải Phòng cũng chính thức được thông xe… Những tuyến đường này sau khi hoàn thành đã góp phần giảm tải, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương. 

Bên cạnh đó, một số dự án giao thông được đề xuất mới như tại khu vực thị trấn Trâu Quỳ - trung tâm huyện Gia Lâm có đường Chính Trung kéo dài đến Quốc lộ 5, tuyến đường Nguyễn Mậu Tài đến Quốc lộ 5, tuyến đường từ Ngô Xuân Quảng đến ngõ 64 Ngô Xuân Quảng… tăng khả năng kết nối nhanh chóng giữa các khu vực tại huyện. 

Với những dự án hạ tầng giao thông đồng bộ, có quy hoạch bài bản cùng với quỹ đất dồi dào đã trở thành những “đòn bẩy” đưa bất động sản Gia Lâm lên ngôi. Gia Lâm từng bước trở thành mảnh đất “vàng” hấp dẫn các tập đoàn lớn về bất động sản. 

Ngoài ra, xu hướng “làm thành phố, sống ngoại ô” đã khiến Gia Lâm là nơi lý tưởng cho người dân hiện nay. Bởi không chỉ có sự phát triển về mặt hạ tầng mà hệ thống tiện ích như xã hội, môi trường tại Gia Lâm rất lý tưởng để chọn làm nơi “an cư”. 

Sau những đợt bùng phát dịch đã làm thay đổi tâm lý chọn nhà của một bộ phận người dân. Họ có xu hướng lựa chọn không gian thoáng đãng, không quá đông đúc, không bị ảnh hưởng của đô thị hóa nhằm hạn chế các tác động của dịch bệnh. Mức giá nhà ở những khu vực ngoại thành như Gia Lâm “mềm” hơn so với nội đô cũng là một điểm cộng lớn. 

Hạ tầng giao thông kết nối giữa nội và ngoại thành bây giờ không còn là một vấn đề lớn, khi các dự án giao thông đá hoàn thiện, rút ngắn thời gian di chuyển cho người dân. Có thể thấy, huyện Gia Lâm đang sở hữu những điều kiện lý tưởng để trở thành điểm đến mới về bất động sản đối với người mua để ở nói riêng và các nhà đầu tư nói chung. 

Theo: Kinh tế & Đô thị
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

32 phút trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

4 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

5 giờ trước