Cập nhật thông tin, bản đồ quy hoạch Hòa Bình mới nhất

Chủ nhật, 16/05/2022-14:05
Hòa Bình là một tỉnh thành thuộc vùng đại ngàn Tây Bắc Việt Nam, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, non nước hữu tình, vị trí tiếp giáp với thủ đô Hà Nội cộng với nguồn khoáng nóng giàu vi chất đã giúp nơi đây trở thành điểm đến đầy thu hút trong mắt nhiều nhà đầu tư. Để giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhằm đưa ra lựa chọn phù hợp nhất thì bài viết sau đây sẽ cập nhật thông tin, bản đồ quy hoạch Hòa Bình, hãy cùng theo dõi nhé.

Vị trí địa lý tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Vị trí địa lý thuộc phía nam Bắc Bộ, có giới hạn ở tọa độ  20°19' - 21°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73km. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp Hà Nam, Ninh Bình và thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa.


Cảnh non nước hữu tình của vùng Tây Bắc Việt Nam 
Cảnh non nước hữu tình của vùng Tây Bắc Việt Nam 

Các điểm cực của tỉnh Hòa Bình

  • Điểm cực Bắc tại: xóm Nghê, xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc.
  • Điểm cực Tây tại: xã Cun Pheo, huyện Mai Châu.
  • Điểm cực Đông tại: thôn Đồng Mối, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy.
  • Điểm cực Nam tại: xóm Hổ, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy.

Mục tiêu quy hoạch Hòa Bình

Hòa Bình đang tập trung thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số, cải thiện môi trường về kinh doanh, đầu tư, thu hút những doanh nghiệp có thực lực đầu tư, phấn đấu đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước. 

Xác định rõ đồ án quy hoạch Hòa Bình chính là sản phẩm quy hoạch do những cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh lập, vậy nên phải chịu trách nhiệm về chỉnh lý, rà soát, cung cấp số liệu, định hướng ngành, lĩnh vực và những nội dung khác có liên quan...; độ chính xác trong đồ án quy hoạch là do cơ quan, địa phương, đơn vị trong tỉnh cung cấp số liệu, đơn vị tư vấn quy hoạch chỉ hỗ trợ, tổng hợp cũng như nâng tầm quy hoạch lên. 

Quy hoạch du lịch cần thể hiện được lợi thế, thế mạnh của tỉnh về môi trường, vị trí, văn hóa và trọng tâm là hồ Hòa Bình, những khu vực chiến lược về du lịch như suối khoáng Yên Thủy, Kim Bôi; gắn với homestay, hoạt động ngoài trời, thủ phủ sân golf của cả nước, thế mạnh về tracking, rừng, trải nghiệm, các hoạt động về đạp xe, cuộc thi ẩm thực, múa xòe Thái, người đẹp xứ Mường, khinh khí cầu, các ruộng bậc thang, dù lượn,...

Phát triển du lịch hướng đến mục tiêu Hòa Bình trở thành  địa điểm nghỉ dưỡng đẳng cấp không chỉ trong nước mà còn ở khu vực và quốc tế. Nhưng cần phải gắn với việc bảo vệ môi trường, phát triển hệ thống điện, giao thông, nước sạch, nước thải, rác, viễn thông, nguồn nhân lực chất lượng cao, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí.


Một góc lung linh, huyền ảo về đêm của thành phố Hòa Bình 
Một góc lung linh, huyền ảo về đêm của thành phố Hòa Bình 

Quy hoạch công nghiệp cần xác định được lợi thế của tỉnh chính là nguồn nhân lực dồi dào, lại giáp với Hà Nội, có thể hút được những nguồn nhân lực chất lượng cao từ vùng Thủ đô, thế nên có thể phát triển về vật liệu xây dựng chuyên về nội thất (vùng rừng Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, liên hệ những vùng giáp ranh như: Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa). Mặt khác cần đánh giá được khó khăn, hạn chế của tỉnh đó là xa bến cảng và không gần sân bay, thế nên ưu tiên phát triển theo hình thức công nghiệp phụ trợ nhằm tận dụng vị trí cũng như nguồn nhân lực sẵn có. Về thu hút đầu tư thì cần chú trọng những tiêu chí thu hút dự án có hiệu quả, tạo được việc làm, thu ngân sách Nhà nước gắn với việc bảo vệ môi trường bền vững.

Quy hoạch nông nghiệp cần quy hoạch Hòa Bình là vùng cấp thực phẩm xanh, sạch, giá cả phải chăng, sơ chế những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, cung cấp cho địa bàn TP Hà Nội, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chú trọng bảo vệ môi trường, phát triển cây dược liệu dưới tán rừng,...


Bản Lác - Mai Châu mang vẻ đẹp dân dã, êm đềm
Bản Lác - Mai Châu mang vẻ đẹp dân dã, êm đềm

Thông tin quy hoạch tỉnh Hòa Bình

Quan điểm phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình

Phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch Hòa Bình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2030; phát triển đô thị dựa trên nguyên tắc là tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố, thị xã và thị trấn thuộc các huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phân bố hợp lý đô thị trung tâm các cấp thuộc địa bàn tỉnh, tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng trong tỉnh; phát triển đô thị gắn với phát triển nông thôn và sử dụng hiệu quả, hợp lý quỹ đất trong đô thị nhằm bảo đảm chiến lược về an ninh lương thực quốc gia.

Phát triển đô thị chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kiểm soát chất lượng môi trường đô thị, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới đô thị xanh, đô thị sinh thái, tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu tại các đô thị. 

Mục tiêu về phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình

Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 sẽ từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng bước nâng cao tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh. 


Mục tiêu đến năm 2030 Hòa Bình sẽ từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 
Mục tiêu đến năm 2030 Hòa Bình sẽ từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 

Làm cơ sở để phân cấp, phân loại đô thị; xác định lộ trình đầu tư phát triển đô thị, những khu vực ưu tiên đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Triển khai những giải pháp và nhiệm vụ thực hiện cho từng giai đoạn nhằm hoàn thiện cơ chế về chính sách, thu hút nguồn vốn cũng như huy động các nguồn lực đầu tư vào mục tiêu xây dựng đô thị, nâng cao năng lực, trách nhiệm của chính quyền đô thị, thiết lập kỷ cương và tạo nguồn lực phát triển hệ thống đô thị.

Đến năm 2030: Phấn đấu toàn tỉnh sẽ có 18 đô thị, bao gồm 01 đô thị loại II (thành phố Hòa Bình), 04 đô thị loại IV (1 - Thị xã Lương Sơn, 2 - Thị xã Mai Châu, 3 - Thị trấn Bo, 4 - Thị trấn Chi Nê), 13 đô thị loại V (gồm 09 đô thị trong giai đoạn 2016-2020 và 04 đô thị hình thành mới).

Tầm nhìn sau năm 2030: Tiếp tục xây dựng và củng cố những tiêu chí đô thị của 18 đô thị phát triển trong giai đoạn đến năm 2030. Nâng cấp những chỉ tiêu đô thị từ đô thị loại V. Hình thành một số đô thị loại V mới thuộc huyện Đà Bắc (thị trấn Mường Chiềng, Đoàn Kết, Vầy Nưa).

Phân vùng phát triển tỉnh Hòa Bình

Phát triển mới khu Trung tâm tài chính thương mại tập trung tại những khu vực phía Bắc Thịnh Lang, bán ven sông Đà; tăng cường phát triển chức năng làm tăng giá trị sử dụng đất và cảnh quan ở hai bên sông Đà.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái hồ, những dịch vụ gắn với cảng du lịch Ba Cấp, cảng Bích Hạ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.


Vẻ đẹp lung linh của thành phố Hòa Bình về đêm
Vẻ đẹp lung linh của thành phố Hòa Bình về đêm

Phát triển mới Trung tâm y tế chất lượng cao cấp vùng nhằm nâng tầm hệ thống y tế sẵn có của TP Hòa Bình và giảm tải áp lực bệnh nhân từ những tỉnh thành thuộc vùng Tây Bắc cho Thủ đô Hà Nội.

Phát triển và hoàn chỉnh khu trung tâm Quỳnh Lâm và khu trung tâm tổng hợp, đa năng với những chức năng quan trọng của đô thị, đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. 

Định hướng phát triển không gian vùng

Vùng trung tâm phát triển kinh tế sẽ bao gồm thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy.

  • Tập trung đầu tư phát triển đô thị công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển chính của tỉnh. Từ đó tạo động lực phát triển các vùng lân cận
  • Phát triển thành phố Hòa Bình trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục của tính. Tập trung các nguồn lực cần thiết để đưa vùng lõi của huyện Lương Sơn trở thành khu đô thị loại IV tạo tiền để lập nên thị xã Lương Sơn.
  • Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông với mục tiêu thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: KCN Lương Sơn, KCN bờ trái Sông Đà, KCN Nhuận Trạch, KCN Mông Hóa, KCN Thanh Hà, KCN Yên Quang,
  • Quy hoạch đất dọc quốc lộ 06, đường Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển cụm công nghiệp, dịch vụ.

Vùng phát triển kinh tế Đông Nam tỉnh bao gồm: huyện Kim Bôi, Nam huyện Yên Thủy, huyện Nam Lạc, huyện Lạc Sơn.

  • Phát triển vùng kinh tế gắn liền với việc nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông tại các tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 12B, Quốc lộ 21.
  • Tập trung phát triển các cụm điểm khu công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, Đầu tư phát triển nhà máy chế biến nông sản ở huyện Lạc Sơn, huyện Yên Thủy

Vùng phát triển kinh tế phía Tây và Tây Bắc của tỉnh bao gồm: huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong.

  • Phát triển vùng gắn liền với nâng cấp và mở rộng tuyến quốc lộ 12B, Quốc lộ 15
  • Đầu tư phát triển các cụm, điểm công nghiệp
  • Đầu tư hoàn thiện hạ tầng du lịch khu vực lòng hồ sông Đà với mục tiêu trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Phát triển vận tải thủy, chú trọng đầu tư xây dựng cảng, đội tàu nhằm tăng cường lưu thông hàng hóa cùng tỉnh Sơn La.

Đèo Thung Khe - điểm đến được giới trẻ yêu thích và lựa chọn ghé thăm khi đến Hòa Bình
Đèo Thung Khe - điểm đến được giới trẻ yêu thích và lựa chọn ghé thăm khi đến Hòa Bình

Bản đồ quy hoạch Hòa Bình

Thông tin, bản đồ quy hoạch phát triển không gian Hòa Bình

Mô hình, hướng phát triển chung đến năm 2025:

  • Hệ trục chính đô thị hướng Đông Bắc và Tây Nam, điểm nhấn về không gian và trung tâm thành phố là Quảng trường khu trung tâm, điểm nhìn chính của trục đường giao thông chính là tượng đài Hồ Chí Minh.
  • Lấy trục không gian xanh, mặt nước sống Đà làm trung tâm cho bố cục quy hoạch.
  • Lấy vành đai xanh sinh thái tự nhiên tại những huyện: Kỳ Sơn, Đà Bắc, Cao Phong để phối kế vừa làm phông giới hạn;
  • Hình thái phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm khu đô thị trung tâm (thành phố Hòa Bình) và những đô thị vệ tinh (Trung tâm huyện lỵ Kỳ Sơn, Cao Phong).
  • Đô thị trung tâm với các không gian chức năng riêng biệt và gắn bó, theo mô hình đa trung tâm.

Hình ảnh bản đồ quy hoạch phát triển không gian vùng tỉnh Hòa Bình
Hình ảnh bản đồ quy hoạch phát triển không gian vùng tỉnh Hòa Bình

Phân vùng phát triển:

  • Vùng phát triển đô thị gồm 8 phường nội thành hiện hữu và các xã ngoại thành (xã Sủ Ngòi, xã Trung Minh, xã Thống Nhất, xã Dân Chủ).
  • Vùng phát triển sinh thái, du lịch, nhà ở sinh thái: Phát triển theo các xã ngoại thành và một phần của các xã nội thành dọc theo hướng Đông của đường Quốc lộ 6 "mới" và các xã: Hòa Bình, Thái Thịnh, Yên Mông.

Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Hòa Bình

Quyết định 1314 đã chỉ ra, giao thông toàn tỉnh sẽ là mục tiêu chính, mục tiêu cần thực hiện nhanh gọn bởi lẽ giao thông sẽ là trục xương sống giúp định hình cho sự phát triển của các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa,...

Giao thông đường bộ


Hình ảnh bản đồ giao thông tỉnh Hòa Bình 
Hình ảnh bản đồ giao thông tỉnh Hòa Bình 

Xây dựng, cải tạo cũng như nâng cấp các trục giao thông huyết mạch bao gồm: Quốc lộ 21, quốc lộ 15, quốc lộ 6, quốc lộ 12B, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, đường cao tốc Xuân Mai - TP. Hòa Bình.

Đề xuất xây dựng mới và cải tạo lại những tuyến: tuyến Hòa Bình - Thanh Sơn (đường tỉnh 434). Hoàn thành trục kết nối quốc lộ 06 (cao tốc Hòa Lạc - Ninh Bình) và quốc lộ 32 (Phú Thọ) với chiều dài toàn tuyến là 14km.

Xây dựng tuyến Chi Nê - Ninh Bình (đường tỉnh 438) nối thị trấn Chi Nê tới đường tỉnh 479 của tỉnh Ninh Bình.

Nâng cấp tuyến đường tỉnh 433 từ thành phố Hòa Bình đi qua huyện Đà Bắc trở thành tuyến đường tiêu chuẩn cấp II, III. Tiếp tục nâng cấp tuyến đường tình 445 (Pheo - Chẹ) trở thành đường tiêu chuẩn cấp II, III.

Duy trì và củng cố mạng lưới giao thông nông thôn hiện có. Xây mới những tuyến đường với mục tiêu đảm bảo tất cả các xã, cụm xã đều có đường để phương tiện cơ giới tiến vào trung tâm.

Tạo hóa của tự nhiên và sức người đã mang đến cho Hòa Bình một vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ mà không mất đi sự thơ mộng, làm luyến lưu cõi lòng những ai đã từng ghé đến. Có thể thấy được tầm quan trọng của việc quy hoạch trong sự phát triển toàn diện của nền kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống. Bài viết trên đã gửi đến bạn chi tiết về thông tin, bản đồ quy hoạch Hòa Bình, mong rằng sẽ là những kiến thức hữu ích bổ trợ bạn trong quá trình tìm hiểu kiến thức về quy hoạch.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

1 giờ trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

1 giờ trước

Ứng dụng AI vào công việc: Muốn đạt được kết quả tốt cần tìm cách để AI hiểu mình cần gì?

1 giờ trước

Tìm hiểu về mẫu nhà tiền chế 2 tầng 5x20 qua những hình ảnh đẹp mê

1 giờ trước

Bia Sài Gòn - Miền Trung (mã SMB) vẫn sống khỏe, chia cổ tức đều đặn bất chấp cú đấm “thổi nồng độ cồn”

2 giờ trước