5 + Kinh nghiệm mở cửa hàng “Sống Còn” nhất định bạn phải biết

Thứ tư, 18/11/2020-09:11

Mở cửa hàng kinh doanh hiện nay là xu hướng lập nghiệp được mọi người ưa chuộng. Nhất là đối với những bạn trẻ trong độ tuổi 16 đến 35 tuổi. Tuy nhiên để có thể tiến tới con đường thành công không phải bất kỳ ai cũng làm được. Hầu hết trong 100% thì 50% thành công và 50% thất bại. Vậy nên để bước đường lập nghiệp luôn được trải dài trên hoa hồng kinh nghiệm mở cửa hàng đã chính thức ra đời.

Kinh nghiệm mở cửa hàng thiết yếu là phải có kiến thức “uyên thâm” về sản phẩm

Đây là kinh nghiệm mở cửa hàng đầu tiên bạn cần xem xét kỹ càng cho mình. Bởi vì bạn không thể kinh doanh một mặt hàng mà không hề biết gì về sản phẩm. Một khi càng có kiến thức uyên sâu về sản phẩm thì cơ hội bán hàng thành công rất cao. Với kiến thức của bản thân bạn có thể thuyết phục được khách hàng khi họ còn đang băn khoăn.

 Ảnh: Kinh nghiệm mở cửa hàng thành công cho người mới (Nguồn: internet)
Ảnh: Kinh nghiệm mở cửa hàng thành công cho người mới (Nguồn: internet)

Mặt khác việc hiểu biết mặt hàng mình đang bán sẽ giúp bạn dễ dàng cập nhật được xu thế, nhu cầu khách hàng. Đây là bước đệm hỗ trợ bạn tìm được nhu cầu thực sự của khách hàng. Hay nói cách khác kinh doanh chính là “Đừng bán thứ bạn có mà nên bán thứ khách hàng cần”. Chỉ một khi bạn am hiểu về sản phẩm thì mới có thể nâng cao tỷ lệ thành công.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 9+ Cách bán đất nhanh nhất bạn cần biết

Chỉ cung cấp sản phẩm tốt nhất cho khách hàng

Có thể nói ai mở cửa hàng kinh doanh cũng đều quan tâm mật thiết tới lợi nhuận đạt được. Tuy nhiên không vì vậy mà bất chấp bán những mặt hàng không đảm bảo, không chất lượng. Việc buôn bán chộp giật không bao giờ bền lâu được.

Mặc dù việc buôn bán sản phẩm giá rẻ, hàng dởm có thể đem lại lợi nhuận cao trước mắt. Thế nhưng để sở hữu được khách hàng tiềm năng và kéo dài hoạt động kinh doanh thì không thể. Đó không khác gì bạn đang tự bán mũi tên vào chính bản thân mình.

 Ảnh 2: Khi kinh doanh cần hiểu rõ sản phẩm của mình (Nguồn: internet)
Ảnh 2: Khi kinh doanh cần hiểu rõ sản phẩm của mình (Nguồn: internet)

Những mặt hàng dởm sau khi đến tay người dùng sẽ bị đánh giá lên xuống. Dần dần thương hiệu của bạn mất dần lòng tin trong mỗi khách hàng và từ bỏ cửa hàng bạn. Thay vì họ chi trả một mức giá cao để sở hữu sản phẩm tốt chứ không ba cái giá lèo bèo mà chất lượng không đảm bảo. Vậy nên ngay khi mở cửa hàng bạn cần đặt chính bản thân mình vào khách hàng. Tiền mất có thể tìm lại được thế nhưng nếu uy tín đã mất thì khó mà lấy lại.

Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp

Về cơ bản chiến lược kinh doanh được xem là bài toán khó nhất đối với người làm kinh doanh. Thế nhưng nếu vạch ra được cách thức, con đường, mục tiêu rõ ràng thì việc kinh doanh sẽ đỡ vất vả hơn. Cụ thể theo kinh nghiệm mở cửa hàng đúc kết từ những người đi trước khi chiến lược kinh doanh tốt là:

  • Xác định mục tiêu của bản thân nên đi là còn đường nào?
  • Thời hạn hoàn thành mục tiêu đạt được là bao lâu?
  • Lên kế hoạch chi tiết từng bước đi
  • Ở mỗi bước nên chia nhỏ các việc cần làm và ghi rõ thời gian, công sức thực hiện
  • Sau một việc nhỏ lại tổng kết để xem có sai sót điều chỉnh gì hay không?
 Ảnh 3:Xây dựng chiến lược phù hợp (Nguồn: internet)
Ảnh 3:Xây dựng chiến lược phù hợp (Nguồn: internet)

Tại mỗi thời điểm bạn có thể thay đổi chiến lược của mình để phù hợp thị trường. Thế nhưng mục tiêu ban đầu mà bạn xác định thì phải kiên trì thực hiện để đạt thành quả như ý.

Xác định mô hình kinh doanh

Hiện nay có 2 loại mô hình kinh doanh chính. Đó là truyền thống kết hợp online và online. Mỗi một mô hình đều có những lợi thế và nhược điểm riêng. Bạn cần tính toán cẩn thận và xác định xem nên kinh doanh theo hình thức nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Về cơ bản mô hình kinh doanh kết hợp là mô hình hiệu quả nhất. Bởi vì bạn vừa có cửa hàng trực tiếp lại có địa chỉ bán cố định. Khách hàng tiếp cận có thể xoay qua nhiều hướng. Thế nhưng nhược điểm lại là phí thuê mặt bằng, nhân sự, điện nước đắt.

 Ảnh 4: Xác định mô hình kinh doanh (Nguồn: internet)
Ảnh 4: Xác định mô hình kinh doanh (Nguồn: internet)

Còn riêng mô hình online là sự lựa chọn khởi nghiệp vì chi phí vận hành thấp. Thế nhưng vì online nên bạn không có cơ hội tạo dựng mối quan hệ sâu sắc như mô hình truyền thống.

Có thể bạn quan tâm: Cách tìm cố vấn cho vay tiền đáng tin cậy

Nên có một Website bán hàng

Dù bạn lựa chọn mô hình kinh doanh nào cũng nên tạo dựng cho mình một website bán hàng. Đây là kinh nghiệm mở cửa hàng đã được đúc kết qua nhiều năm gần đây. Bởi vì khi có website khách hàng có thể theo dõi sản phẩm của bạn một cách dễ dàng hơn. Việc mua bán, đặt hàng hay khám phá mẫu mã cũng trở nên đơn giản hơn. Nhờ vậy khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng được nâng cao và dễ dàng giữ chân người ở lại

Đặc biệt theo một số quan niệm nghĩ rằng có fanpage Facebook rồi thì không cần phải lập website là điều hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân là vì Fanpage khó có thể sắp xếp, bố trí sản phẩm và giới thiệu sản phẩm trôi chảy như Website. Khách hàng rất khó để tìm đến sản phẩm mà họ đang quan tâm. Ngay chính lúc này là bạn đã mất đi cơ hội sở hữu được khách hàng lớn cho mình.

Ngoài ra để mở được cửa hàng kinh doanh hoàn hảo bạn cũng nên tìm hiểu về phương thức quảng cáo bán hàng. Hoặc là các hình thức giao hàng, giá thành, sản phẩm,…Mong rằng với 5+ kinh nghiệm mở cửa hàng sống còn trên bạn sẽ có động lực, ý chí quyết tâm lập nghiệp thành công.Tham khảo thêm thông tin khác tại chuyên mục lời khuyên cho người bán.

Nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa hãy cho Meeyland chúng tôi 1 like và chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết nhé. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu thì có thể tải APP MEEYLAND để cập nhật thông tin mới hằng ngày và đăng ký tài khoản miễn phí nhé!. Trân trọng cảm ơn bạn đã theo dõi chúng tôi.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

1 giờ trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

2 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

3 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

3 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

3 giờ trước