Hướng Dẫn Cách Bốc Bát Hương Về Nhà Mới Chuẩn Phong Thủy

Thứ bảy, 28/03/2020-17:03

Theo quan niệm của ông bà ta, bát hương được xem là nơi ngự linh thiêng của thần linh và gia tiên. Không gian thờ phụng chứa đựng mối giao hòa giữa hai cõi âm dương, để người sống thể hiện tấm lòng kính hiếu trước đấng sinh thành đã khuất. Bởi những ý nghĩa cao đẹp đó nên nghi thức bốc bát hương về nhà mới phải tuân theo nhiều nguyên tắc. Mời các bạn cùng tìm hiểu về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm: Xin tư vấn về hướng đặt mộ và những giải đáp từ các chuyên gia

Ý nghĩa của bốc bát hương nhập trạch về nhà mới


Ảnh 1: Tìm hiểu ý nghĩa của nghi thức bốc bát hương về nhà mới
Ảnh 1: Tìm hiểu ý nghĩa của nghi thức bốc bát hương về nhà mới

Từ xa xưa, ông bà ta đã dạy rằng: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” để nói lên ý nghĩa mỗi khu vực sẽ có một vị thần cai quản. Thần Thổ Công đảm đương nhiệm vụ quản lý đất đai và nhà cửa cửa mỗi gia đình. Để quá trình chuyển nhà diễn ra suôn sẻ thì gia đình cần thực hiện nghi thức cúng nhập trạch – tức là trình báo, xin phép thần linh. 

Bốc bát hương về nhà mới là một phần vô cùng quan trọng trong lễ nhập trạch. Gia đình cần chuẩn bị đầy đủ vật lễ để tiến hành nghi thức một cách chỉn chu và vẹn toàn nhất. Lựa chọn “ngày lành tháng tốt” cử hành nghi thức góp phần thể hiện tấm lòng chân thành của gia đình. 

Thời điểm bốc bát hương về nhà mới


Ảnh 2: Gia đình cần lựa chọn ngày lành tháng tốt để thực hiện nghi thức
Ảnh 2: Gia đình cần lựa chọn ngày lành tháng tốt để thực hiện nghi thức

Nhập trạch là một trong những nghi lễ thể hiện đời sống tín ngưỡng cao đẹp của người dân Việt Nam ta. Gia chủ tiến hành các chuỗi nghi thức chu toàn với ước mong được đấng bề trên ban cho cuộc sống an lành. Lễ bốc bát hương khi về nhà mới cần được tổ chức vào thời điểm thích hợp thì mới ứng nghiệm. 

Thời điểm thích hợp để thực hiện phần lễ này thường diễn ra vào 1 tuần hoặc 1 tháng trước khi bắt đầu cúng nhập trạch. Hoàn tất thủ tục hủy bỏ bát hương cũ là lúc gia chủ định ngày tiến hành lễ bốc bát hương về nhà mới. 

Bài văn khấn bốc bát hương về nhà mới cho gia tiên

Đọc khấn văn là một bước quan trọng trong nghi thức bốc bát hương về nhà mới. Gia chủ trình bày khấn văn mời các vị thần linh và các vị gia tiên chứng giám quá trình tổ chức buổi lễ. Văn khấn bốc bát hương về nhà mới bao gồm các nội dung như sau: 

Con kính lath Việt Nam Hoàng Thiên Hậu Thổ

Con kính lạy Thổ Công, thổ địa tôn thần, sơn thần chúa đất, bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân – Thổ địa long mạch tôn thần. Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần, thần tài tiền vị. 

Hôm nay ngày … tháng … năm … Gia chủ con là … sinh năm … hành canh … tuổi, thê … sinh năm … hành canh … tuổi, nam tử … sinh năm … hành canh … tuổi, nữ tử … sinh năm … hành canh … tuổi, ngụ tại ngôi gia số … Hôm nay ngày lành tháng tốt đệ tử xin lập bát hương phụng thờ chư vị tôn thần Hoàng Thiên Hậu Thổ, thổ công chúa đất, thần tài, ngữ phương chi thần vị tiên, bản đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, bán gia thổ địa long mạch tôn thần, bản gia chủ ngũ phương thổ phúc đức chính thần. 

Tâm hương tẩu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhât một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị tôn thần, nguyện chư vị giảng phúc trù lại độ âm độ dương cho gia trung đệ tử. 

Thỉnh Thánh ứng lô hương

Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang

Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang

Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang

Văn khấn bốc bát hương có vai trò an vị bát hương cần được đọc với giọng to và rõ ràng. Người đọc khấn văn cần thể hiện tấm lòng thành kính, không chút tạp niệm thì mới ứng nghiệm. 

Thủ tục bốc bát hương gia tiên về nhà mới 

Bát hương trên bàn thờ là món vật lễ vô cùng linh thiêng trong gia đình. Vậy thủ tục bốc bát hương về nhà mới được tiến hành như thế nào? 

Chuẩn bị bát hương


Ảnh 3: Chọn mua bát hương chất lượng thể hiện tấm lòng của gia đình
Ảnh 3: Chọn mua bát hương chất lượng thể hiện tấm lòng của gia đình

Nhiệm vụ đầu tiên khi thực hiện nghi thức bốc bát hương về nhà mới chính là chuẩn bị bát hương. Gia chủ nên mua bát hương tại những cơ sở uy tin để đảm bảo chất lượng lâu bền của sản phẩm. Đồng thời thể hiện tính chất trang nghiêm và tấm lòng chân thành đối với bề trên. 

Vệ sinh bát hương mới mua 


Ảnh 4: Sử dụng rượu và gừng để xua đuổi tà ma và xua đuổi những thứ xui xẻo
Ảnh 4: Sử dụng rượu và gừng để xua đuổi tà ma và xua đuổi những thứ xui xẻo

Không thể đặt chiếc bát hương mới mua về lên bàn thờ khi chưa tẩy uế. Điều này sẽ khiến quá trình cúng lễ không còn linh nghiệm nữa. Gia chủ nên sử dụng nước gừng, nước hoa hoặc rượu trắng để vệ sinh bát hương. Sau đó dùng khăn bông khô (khăn mới) nhẹ nhàng lau chùi sạch sẽ vật lễ một lần nữa. 

Chuẩn bị cốt bát hương


Ảnh 5: Các món lễ vật trong cốt thất bảo
Ảnh 5: Các món lễ vật trong cốt thất bảo

Khi bốc bát hương nhập trạch không thể thiếu việc chuẩn bị cốt liệu bên trong. Đây là lúc gia đình cần chuẩn bị tro bát hương và Thất Bảo. Tiêu chuẩn lựa chọn tro bát hương phải sạch, mịn, mới và được lấy từ rơm nếp. 

Cốt Thất Bảo linh thiêng bao gồm các món: Thiết Vàng, Thiếc Bạc, Xà Cừ, San Hô, Ngọc Bích, Hổ Phách, Mã Não. Cẩn thận gói ghém bộ cốt Thất Bảo và đặt dưới đế bát hương. Điều này có ý nghĩa sẽ giúp gia đình xua đuổi tà ma và làm ăn thuận lợi hơn. 

Chuẩn bị mâm cúng cho lễ nhập trạch


Ảnh 6: Cúng nhập trạch là nghi thức quan trọng của dân tộc
Ảnh 6: Cúng nhập trạch là nghi thức quan trọng của dân tộc

Khi tổ chức bất kỳ nghi lễ nào thì gia đình cũng phải chuẩn bị mâm cúng đầy đủ và chỉn chu. Đối với lễ bốc bát hương nhập trạch cũng không ngoại lệ và sẽ nói lên thành ý của gia chủ.Gia đình bày mâm cúng trang trọng tại ơn sự xuất hiện của các vị chư thần, vong linh gia tiên xuất hiện vào hôm nay. Hy vọng các đấng bề trên sẽ cùng gia đình di chuyển đến nơi cư ngụ mới an toàn và thuận lợi. 

Thực hiện nghi thức khấn vái xin gia tiên


Ảnh 7: Gia chủ khấn vái gia tiên xin phép được bốc bát hương mới
Ảnh 7: Gia chủ khấn vái gia tiên xin phép được bốc bát hương mới

Khấn vái gia tiên là hoạt động tiếp theo gia chủ cần thực hiện khi bốc bát hương về nhà mới. Dâng lên bàn thờ mâm lễ chu toàn bởi sự quan trọng của nghi thức này sẽ ảnh hưởng đến tài vận gia đình trong tương lai. Khi khấn vái chư thần và gia tiên, gia chủ thành tâm trình bày lý do và cầu mong bề trên chấp thuận. Có như vậy thì quá trình tổ chức lễ bốc bát nhang về nhà mới không bị cản trở. 

Thực hiện nghi thức bốc bát hương


Ảnh 8: Hướng dẫn chi tiết cách bốc bát hương chuẩn phong thủy
Ảnh 8: Hướng dẫn chi tiết cách bốc bát hương chuẩn phong thủy

Người cử hành nghi thức bốc bát hương về nhà mới cần phải thanh trần sạch sẽ. Sau đó chuẩn bị các loại giấy tiền vàng bạc (hàng mã) hơ ngọn lửa trên đồng rồng của độ bát hương. Lưu ý cần che kín đôi mắt rồng trên bát hương bằng hai tay. Nghi thức có tác dụng khai quan mắt rồng và xua đuổi tà khí bên trong bát hương. 

Sau bước khai quan và lúc gia chủ tiến hành đặt Thất Bảo vào bên trong bát hương mới. Lấy một ít rơm vẩy nhẹ nước gừng pha rượu để đặt tiếp vào đó. Hốt một ít chân ngang tại bát hương cũ đặt vào bát hương mới. Kết thúc nghi thức bốc bát hương cho nhà mới bằng việc khấn tạ thần linh và gia tiên. 

Thực hiện bốc bát hương bàn thờ gia tiên


Ảnh 9: Gia chủ tiến hành bốc bát hương cũ và thay bát hương mới
Ảnh 9: Gia chủ tiến hành bốc bát hương cũ và thay bát hương mới

Trên bàn thờ gia tiên cần được tiến hành nghi thức bốc bát hương thật cẩn thận. Trình tự bao gồm việc điểm nhãn và đặt cốt bát hương. Gia chủ dùng giấy vàng hơ xung quanh bát hương để khai quang điểm nhãn kích hoạt năng lượng. 

Cẩn thận dùng tay che kín đôi mắt rồng trên bát hương để tránh bị lửa làm hao tổn. Tiếp tục dùng tờ giấy vàng đã được hơ trên ngọn lửa để chà vào bên trong bát hương. Đặt cốt bát hương gồm Tro bếp và Thất bảo đủ bộ để hoàn thiện nghi thức bốc bát hương về nhà mới

Dâng bát hương lên bàn thờ gia tiên


Ảnh 10: Bày biện mâm cúng trang trọng thể hiện tấm lòng của gia đình với về trên
Ảnh 10: Bày biện mâm cúng trang trọng thể hiện tấm lòng của gia đình với về trên

Người đại diện thay mặt các thành viên trong gia đình, dòng họ đặt bát hương lên bàn thờ. Đồng thời thành tâm khấn xin thần linh và gia tiên chập thuận nghi thức bốc bát hương cho nhà mới. Như vậy thì bề trên mới cư ngụ tại bát hương mới để tiếp tục dõi theo cuộc sống hằng ngày của gia đình. 

Kết thúc nghi lễ dâng bát hương, gia chủ cần sắp xếp lại các món vật lễ trên bàn thờ đúng vị trí. Trong đó bao gồm di ảnh, bài vị, tượng thờ và phải đảm bảo chuẩn nguyên tắc thờ phụng của dân tộc. 

Có thể thấy cách tự bốc bát hương về nhà mới không hề khó. Tuy nhiên, gia đình cần hết sức thận trọng trong quá trình thực hiện nghi thức đầy đủ và tuân thủ phép tắc quy định từ xưa đến nay. 

Những lưu ý khi bốc bát hương cho nhà mới


Ảnh 11: Lưu ý khi bốc bát hương gia chủ nên biết
Ảnh 11: Lưu ý khi bốc bát hương gia chủ nên biết

Nghi thức bốc bát hương về nhà mới có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm linh của gia đình. Bởi vậy mà quá trình cử hành cần được diễn ra chu đáo, vẹn toàn, đúng nguyên tắc thờ phụng. Ngoài quy trình bốc bát hương mới, gia chủ nên lưu ý đến một số vấn đề như sau:

Vị trí đặt bát hương

Phòng thờ là không gian kết nối linh thiêng giữa cõi âm và cõi dương. Bát hương trên bàn thờ là nơi thần linh và vong linh gia tiên cư ngụ. Việc chăm chút không gian thờ phụng vừa là trách nghiệm vừa là tấm lòng của thế hệ đời sau đối với các bậc tiền bối. Nếu quá trình bày biện bàn thờ xảy ra sơ sót có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả về sau. 

Lựa chọn vị trí đặt bát hương có ý nghĩa rất quan trọng trong lúc bày biện bàn thờ. Nơi thờ phụng cần nằm tại khu vực yên tĩnh, thoáng mát, không bị quấy nhiễu bởi tạp âm. Bố trí bát hương trên bàn thờ có thế vững chãi và nằm ngay trung tâm. Đối với gian thờ có va bát hương cần sắp xếp song song để tạo thành thế ngay hàng thẳng lối. 

Người được phép bốc bát hương

Nghi thức bốc bát hương về nhà mới nằm trong khuôn khổ của một gia đình hoặc một dòng tộc. Do vậy mà người bốc bát hương phải có vai vế lớn nhất trong dòng họ. Nếu ông ngoại, ông nội còn tại dương và khỏe mạnh có thể thay thế gia chủ bốc bát hương. Trong trường hợp không còn ông nội, ông ngoại thì gia đình cần chọn người đứng đầu ở bật tiếp theo. 

Đối với các gia đình mới kết hôn cần tổ chức nghi thức bốc bát hương chuyển đến nơi ở mới. Người chồng nên mời cha mẹ hai bên đến cử hành nghi lễ thay mình bởi tuổi đời chưa nhiều kinh nghiệm. Ứng theo nguyên tắc thờ phụng, chỉ những người có tuổi đời dài lâu, các bậc tiền bối còn tại thế trong gia đình mới phù hợp để tổ chức các nghi thức quan trọng. 

Nên nhờ thầy cúng về bốc bát hương

Theo kinh nghiệm của ông bà ta thì việc mời thầy cúng trong trường hợp này sẽ mang đến nhiều lợi ích. Các thầy là người nắm bắt, thấu hiểu sâu xa nguyên tắc thờ cúng nên có thể thực hiện một cách chu toàn. 

Tuy nhiên, trên thực tế thì việc tìm kiếm các bậc thầy có tâm, có đạo tương đối khó. Thậm chí còn có nhiều người lợi dụng lòng tin từ gia đình để kiếm tiền bất chính thông qua việc đòi hỏi các món vật lễ không cần thiết. 

Tốt nhất gia đình nên chủ động nghiên cứu kỹ lưỡng quá trình bốc bát hương về nhà mới và tự thực hiện. Nhân cơ hội này thì gia chủ cùng các thành viên sẽ có dịp thấu hiểu nét văn hóa thờ cúng tốt đẹp của dân tộc. 

Có thể bạn quan tâm: Cách cắm hoa cúc vàng để bàn thờ đẹp ngày Lễ & Tết

Bài viết tổng hợp toàn bộ quy trình bốc bát hương về nhà mới chi tiết nhất. Hy vọng chia sẻ đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan mọi khía cạnh quan trọng đối với nghi thức nay. Tất cả thông tin mang tính chất tham khảo là chủ yếu. Các bạn nên tham vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong lĩnh vực để nhận được thông tin chính xác nhất. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết tại chuyên mục Nhà 360 của chúng tôi nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

9 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

10 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

11 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

12 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

14 giờ trước