Góc hỏi: cần lưu ý những gì với bài cúng về nhà mới

Thứ sáu, 06/11/2020-09:11

Khi bạn chuyển đến một chỗ ở mới, bất kể đó là nhà đi thuê, nhà bạn mới xây, hay là mới mua đi chăng nữa thì thủ tục cúng nhập trạch về nhà mới là không thể bỏ qua. Dường như đây đã trở thành một truyền thống, một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Vậy cúng về nhà mới có lợi ích gì? Và cần lưu ý những gì với bài cúng về nhà mới? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nha.

Tại sao phải làm lễ cúng về nhà mới?

Lễ cúng về nhà mới hay còn được gọi với tên lễ nhập trạch. Bởi nhập trạch là từ hán việt mang ý nghĩa “nhập” là vào trong, “trạch” là là ở. Vì thế lễ nhập trạch có nghĩa là lễ vào trong nhà mới. Theo quan niệm của ông cha ta từ xưa thì mỗi vị thần sẽ cai quản một mảnh đất một khu vực riêng. 

Chính vì thế, khi bạn chuyển đến một nơi ở mới thì phải làm lễ báo cáo với vị thần cai quản ở đó, xin thần phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn, an khang thịnh vượng. Đồng thời cũng là rước vong linh gia tiên của gia đình bạn vào bàn thờ mới để thờ phụng. Đối với gia chủ kinh doanh bất động sản thì càng phải chú ý hơn đến việc này.

Bài cúng nhập trạch không chỉ là một thủ tục chuyển nơi ở thông thường. Mà còn là khởi đầu cho cuộc sống mới. Vì thế nên nếu lễ cúng này được chuẩn bị chu đáo, diễn ra thuận lợi thì đó chính là dấu hiệu tốt đẹp cho các thành viên trong gia đình hạnh phúc, yên ấm.


Ảnh 1: Tại sao phải làm lễ cúng về nhà mới ( Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Tại sao phải làm lễ cúng về nhà mới ( Nguồn: Internet)

Chọn ngày làm lễ về nhà mới như thế nào?

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đây là câu nói mà ông cha ta đúc kết và được truyền đạt đến tận bây giờ. Quả thật là không sai. Nếu như bạn đã có ý định làm lễ bài cúng về nhà mới thì việc chọn ngày đẹp cho nghi lễ này là cực kỳ quan trọng. Chứ không phải thích ngày ngày thì cúng ngày đó đâu nhé. Làm như vậy không những không có tác dụng gì mà thậm chí còn đem lại cho bạn và gia đình những điều xui xẻo trong cuộc sống nữa đó.

Thông thường mọi người chọn ngày làm lễ nhập trạch theo một trong 3 cách: chọn theo tuổi của chủ nhà, chọn theo hướng nhà và chọn theo giờ hoàng đạo. Nhưng bên cạnh đó, trong 1 năm có một số những ngày rất xấu tuyệt đối bạn không được chọn làm ngày về nhà mới.

Ví dụ như tất cả các ngày trong tháng 3 và tháng 7 âm lịch, bởi 2 tháng này có yếu tố liên quan đến người chết, tháng 3 thi là tiết Thanh minh còn tháng 7 là tháng Vu lan báo hiếu. Những ngày Tam Nương như 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch của tất cả các tháng. Ngày Dương công kỵ nhật, ngày Thọ tử cũng cần phải tránh.

Ngoài những ngày xấu cần tránh đó ra thì bạn hãy xem một trong 3 cách trên để chọn lấy ngày đẹp phù hợp nhất nha. Nhưng chỉ nên chọn các ngày từ mùng 1 đến 15 âm lịch mà thôi. Và thời gian làm lễ cúng dọn vào nhà mới nên là sáng sớm hoặc có thể trước lúc mặt trời lặn.

Cần chuẩn bị những gì cho bài cúng nhập trạch về nhà mới?

Bước tiếp theo bạn cần phải làm sau khi đã chọn được ra ngày đẹp cho bài cúng về nhà mới là phải chuẩn bị đồ đạc, lễ vật liên quan. Bàn thờ cần được mang đến nhà mới trước khi làm lễ. Trường hợp bạn chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang thì hãy để bát hương lại chờ đến khi làm lễ rồi mới mang qua. Còn trường hợp bạn mua bàn thờ mới thì khi làm lễ sẽ thực hiện bốc bát hương mới.


Ảnh 2: Cần chuẩn bị những gì cho bài cúng về nhà mới. ( Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Cần chuẩn bị những gì cho bài cúng về nhà mới. ( Nguồn: Internet)

Đồ đạc cần có trong bài cũng nhập trạch về nhà mới

Dụng cụ đầu tiên nhất định phải có chính là chiếc bếp than. Đặt ở giữa cửa chính mục đích để khi các thành viên trong gia đình đi vào nhà sẽ phải bước qua bếp than. Nhằm loại bỏ tất cả những điều xui xẻo trong người.

Tiếp theo cần có 1 chiếc bếp nấu, bếp nào cũng được miễn là phải có ngọn lửa chứ không được sử dụng bếp điện, bếp từ. Ngoài ra những vật dụng cũng không thể vắng mặt đó là bộ ấm chén pha trà, ấm đun nước, 1 chiếc chổi mới, gương tròn, xô đựng nước, đệm hoặc chiếu đang sử dụng, 1kg muối, 1kg gạo.

Mâm lễ cho bài cúng vào nhà mới

Tùy vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh của mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng cho bài cúng nhà mới khác nhau. Chủ yếu là lòng thành của gia chủ nên mâm cỗ dù to hay nhỏ cũng đều được. Nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ những đồ cơ bản sau đây:

  • Lễ mặn: rượu, xôi, gà, trầu cau, tiền vàng, 2 bó hoa tươi, 5 loại quả, 1 đĩa nhỏ muối, gạo, 2 cây nến, hương; Bộ đồ mã tất cả phải màu đỏ bao gồm: 1 bộ quần áo, 1 con ngựa, 1 đôi hia, 1 mũ.
  • Một lễ cúng chúng sinh: 30 bộ quần áo chúng sinh, 500-1000 vàng hoa cho chúng sinh, 1 nồi cháo trắng sau đó múc ra 5 bát, hoa quả mỗi thứ một ít (mía, táo, chuối,..), bỏng ngô, bim bim, kẹo dồi, kẹo lạc, khoai lang luộc.

Nếu như là nhà ở mặt đất thì cần mua thêm gói ngũ vị ở hàng mã. Sau đó nấu với 2 lít nước, gạn lấy nước để hàn long mạch.

Các bước làm lễ cho bài cúng về nhà mới

Thực hiện chính xác việc chuyển tới nhà mới theo đúng thời điểm ngày giờ đã được chọn sẵn. 

Trước khi đến giờ làm lễ

Vào thời điểm này, chỉ duy nhất người nhà mới được có mặt ở đây. Không được mời thêm bạn bè tới bởi đây là bài cúng về nhà mới chứ không phải là tiệc tân gia. Bạn cần lưu ý phân biệt 2 ngày này là hoàn toàn khác nhau.


Ảnh 3: Các bước làm lễ cúng nhập trạch ( Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Các bước làm lễ cúng nhập trạch ( Nguồn: Internet)

Không nên dọn nhà nếu như trong nhà có phụ nữ đang mang thai. Bên cạnh đó trong trường hợp đặc biệt không thể không dọn nhà thì cần phải mua 1 chiếc chổi mới cho người mang thai đó quét qua tất cả các đồ đạc trong nhà rồi mới được chuyển. Nếu không sẽ bị phạm tội “Thần thai”. Ngoài ra, nếu bạn nhờ bạn bè đến dọn nhà thì tránh những người tuổi hổ nhé. Bởi ông bà ta quan niệm như vậy sẽ là “rước Hổ dữ vào nhà”.

Trước khi thực hiện làm lễ bạn cần bật hết đèn điện sáng trong nhà, mở hết tất cả các cửa sổ, đặt bếp than đã được nhóm lửa giữa cửa chính.

Đến giờ làm lễ

Chờ đến đúng giờ tốt đã chọn từ trước thì bắt đầu tiến hành làm các thủ tục sau đây:

  • Trường hợp gia đình của bạn có đầy đủ vợ chồng, các con. Thì người vợ sẽ cầm một chiếc gương tròn đã chuẩn bị từ trước vào nhà sao cho mặt gương hướng vào nhà. Tiếp theo người chồng cầm bát hương bước qua bếp than ở giữa cửa vào để lên bàn thờ. Cuối cùng là các con sẽ cầm hết tất cả các đồ dùng chuẩn bị còn lại đi vào nhà. Không được đi tay không vào nhà bởi như vậy sẽ tượng trưng không có của cải. Cuối cùng là mâm lễ được bê vào cuối cùng.
  • Trường hợp nhà không có chồng thì người vợ sẽ là người cầm bát hương đặt lên bàn thờ. Còn các con sẽ đem các đồ còn lại vào trong nhà. 
  • Mâm cúng và bát hương đặt trên bàn thờ gia tiên. Từ ngoài nhìn vào đặt xôi gà bên phải. Lễ chay bên trái. Lễ chúng sinh đặt trước cửa. Để một chiếc bàn nhỏ trước ban thờ đặt y mã phục. 

Các bài cúng về nhà mới

Sau khi chuẩn bị xong hết tất cả thì việc quan trọng nhất chính là bài cúng nhập trạch về nhà mới. Nhưng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo những gì chúng tôi hướng dẫn và đọc theo bài cúng dưới đây thôi.

Lễ lần 1-Cúng thổ công (Thần linh)

Thắp 3 nén hương vào 3 bát hương, bát hương của thổ công cắm vào trước, xong đến bát hương của gia tiên và bà tổ cô. Tiếp theo rót rượu vào 3 chén sao cho mỗi chén đầy ⅓. Sau đó đọc theo bài khấn dưới đây.


Ảnh 4: Bài cúng thổ công-thần linh ( Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Bài cúng thổ công-thần linh ( Nguồn: Internet)

Lễ lần 2-Cúng an trạch

Thực hiện lễ lần 2 này nếu như nhà bạn chuyển đến là nhà bạn xây mới nhé. Rót rượu tiếp vào cả 3 chén sao cho đầy ⅔. Thắp tiếp thêm một nén hương. Đun nước cho sôi 5-10 phút hoặc có thể lâu hơn. Lấy nước đó để pha trà rồi rót ra chén để trên chiếu cúng ở trước bàn thờ. Sau đó đọc theo bài khấn dưới đây.


Ảnh 5: Bài cúng an trạch. ( Nguồn: Internet)
Ảnh 5: Bài cúng an trạch. ( Nguồn: Internet)

Lễ lần 3-Cúng gia tiên

Thắp tiếp 1 nén hương, dâng trà lên bàn thờ rồi rót rượu đầy cả vào 3 chén. Sau đó đọc theo bài khấn dưới đây.


Ảnh 6: Bài cúng gia tiên. ( Nguồn: Internet)
Ảnh 6: Bài cúng gia tiên. ( Nguồn: Internet)

Sau khi cúng gia tiên xong, nếu như trường hợp nhà này là nhà mới xây thì bạn cần thắp thêm 1 nén hương để cắm vào cốc nước ngũ vị ở trước bàn thờ. Khi hương cháy hết thì lấy cốc nước ngũ vị đó tưới vào chân tường xung quanh nhà để hàn long mạch. Để như vậy sau 1 ngày 1 đêm mới được lau đi.

Cuối cùng là cúng chúng sinh bạn cần thắp 5 nén hương, 1 bát nước lã rồi cúng. Cúng xong thì lấy 3 nhúm muối và 3 nhúm gạo rắc ra trước cửa. Việc cuối cùng là dọn lễ và hóa vàng. Lấy vàng trên ban thờ để hóa trước xong mới hóa vàng chúng sinh. Vậy là hoàn thành bài cúng về nhà mới.

Lưu ý sau khi cúng về nhà mới xong

Sau khi cúng xong thì bạn vẫn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Cúng xong mới được dọn, kê, sắp xếp đồ đạc trong nhà. Nếu như chuyển đồ vào từ trước thì cũng chỉ để tập trung một chỗ mà thôi.
  • Không được ngủ trưa vào ngày đầu tiên trong ngôi nhà mới. Bởi điều đó tượng trưng cho bệnh tật và lười nhác.
  • Trường hợp bạn cúng về nhà mới chỉ để lấy ngày giờ đẹp mà chưa dọn vào ở luôn thì vẫn phải bắt buộc ngủ lại 1 đêm trong ngày nhập trạch. 
  • Trong hôm nhập trạch tránh những việc gây cãi vã, mắng mỏ, gây gổ lẫn nhau. Như vậy sẽ đem lại những điều xui xẻo cho gia đình bạn.

Như vậy, qua bài viết trên mà chuyên mục phong thủy các bạn có thể hiểu thêm được về ý nghĩa bài cúng về nhà mới đồng thơi biết cách chuẩn bị đồ đạc và cúng nhập trạch. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích được cho bạn.

Nguồn: Meeyland.com

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

6 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

8 giờ trước