Bài cúng sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán của người Việt chi tiết nhất!

Thứ tư, 28/10/2020-10:10

Tết Nguyên Đán là một trong những phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, bên cạnh việc lo liệu tươm tất mâm cỗ, việc chuẩn bị bài cúng sáng mùng 1 tết cũng quan trọng không kém. Vào 3 ngày đầu năm mới, nhất là ngày mùng 1 Tết, nhà nhà đều chú trọng chuẩn bị những mâm cỗ đầy ắp để cúng gia tiên, ông bà.  Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

Có thể bạn quan tâm: Văn khấn Thánh Mẫu Thượng Thiên vào các dịp Lễ Tết chi tiết nhất

Nguồn gốc thủ tục cúng sáng mùng 1 Tết

Theo nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, ngày trước, khi chưa xuất hiện Âm lịch ở Việt Nam, dân gian thường tính thời gian theo mùa lúa chín. Nhưng vào khoảng thời gian trước và sau Công Nguyên, Âm lịch xuất hiện, người Việt học cách sử dụng Âm lịch để tính thời gian theo chu kì ngày - tháng - năm. Tháng Giêng là tháng đầu tiên trong năm, Tết Nguyên Đán từ đó ra đời.

Vào những ngày đầu năm mới, mọi người trong nhà sẽ quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe về những chuyện cũ, những gì đã trải qua trong một năm vừa rồi. Đồng thời, để nhắc nhở bản thân, con cháu trong nhà về nguồn gốc ra đời, đáng sinh thành của mình. Người ta thường kết hợp thờ cúng gia tiên. Tục lệ này được duy trì và truyền từ đời này sang đời khác, đến nay, mâm cỗ bái cúng sáng mùng 1 Tết đã trở thành một nét truyền thống, sinh hoạt văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.


Ảnh 1: Thủ tục cúng gia tiên mùng 1 Tết Nguyên Đán (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Thủ tục cúng gia tiên mùng 1 Tết Nguyên Đán (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa của mâm cỗ cúng gia tiên mùng 1 Tết

Tết Nguyên Đán có một ý nghĩa quan trọng trong văn hóa và nếp sống lâu đời. không thể thay thế của người Việt. Mâm cỗ cúng gia tiên sáng mùng 1 Tết có ý nghĩa đoàn viên. Theo truyền thống nước ta, con cái dù có lớn lên, trưởng thành, dù ở chung với bố mẹ hay ra riêng, đến năm mới, sáng mùng 1 Tết phải đội mâm cỗ trở về nhà ba mẹ hoặc con trưởng. Mọi người sum vầy bên mâm cơm, cùng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống. Đây là giây phút quây quần quý báu của mỗi gia đình.

Xem thêm: 

Mở rộng ra, đối với một dòng họ, gia tộc, nhà nhà cũng thực hiện thủ tục đội mâm cỗ đến nhà trưởng tộc để bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với tổ tiên, ông bà. Đồng thời, đây cũng là dịp để báo cáo những thành quả đạt được, cầu xin bề trên phù hộ cho những ý nguyện chưa thành. Đây là truyền thống quý báu, có ý nghĩa thiêng liêng đối với người Việt từ xưa đến nay.

Chuẩn bị cúng sáng mùng 1 Tết


Ảnh 2: Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết (Nguồn: Internet)

Ngày mùng 1 Tết được chia thành 2 bữa cúng: cúng sáng gọi là cúng Nguyên đán, cúng chiều gọi là cúng Tịch điện. Đặc biệt, mâm cỗ cúng sáng rất quan trọng vì đây cũng là bữa cúng đầu tiên, bữa cơm đầu tiên của năm mới, nên thông thường được chuẩn bị rất chu đáo, trang trọng và kỹ lưỡng.

Xã hội hiện đại, chất lượng cuộc sống con người ngày càng cao, nên mâm cỗ ngày nawy cũng được chuẩn bị đa dạng và đặc sắc hương ngày xưa rất nhiều. Theo tục lệ, lễ vật cúng ngày mùng 1 Tết bên cạnh mâm ngũ quả, đèn nến, hoa, giấy tiền vàng mã, trầu cau, bánh mứt,... phải đầy đủ các món chay mặn khác nhau, đảm bảo “bốn bát, sáu đĩa”.

Trong đó, mâm cỗ bắt buộc phải có một bát bóng nấu, một bát măng, một bát miếng, một đĩa gà luộc (gà được chuẩn bị vào hôm trước vì ngta kiêng cữ sát sanh đầu năm), một đĩa nem, đĩa giò, đĩa, xôi, đĩa nộm.

Bài cúng sáng mùng 1 Tết

Bài cúng sáng mùng 1 Tết cũng quan trọng không kém với mâm cỗ, nếu chỉ tập trung chuẩn bị lễ vật mà quên mất bài khấn thì cũng không nên, là một điều không lành, vì việc cúng bái là một hành động có ý nghĩa linh thiêng, con cháu bày tỏ lòng thành kính đối với bậc bề trên.

Mọi người có thể tham khảo bài cúng ngày mùng 1 Tết sau:

Văn khấn tổ tiên sáng mùng 1 Tết


Ảnh 3: Bài cúng sáng mùng 1 Tết (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Bài cúng sáng mùng 1 Tết (Nguồn: Internet)

Văn khấn tổ tiên ngày mùng 1 Tết


Ảnh 4: Bài cúng ngày mùng 1 Tết (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Bài cúng ngày mùng 1 Tết (Nguồn: Internet)

Những lưu ý trong ngày đầu năm

  • Nhà cửa phải được dọn dẹp sạch sẽ, bàn thờ cúng được trưng bày trang nghiêm, thơm tho, luôn sáng đèn, nến, luôn có khói hương
  • Giấy tiền vàng mã sau khi cúng không được đốt ngay mà phải để nguyên đợi đến lễ Hóa vàng vào 3 ngày sau
  • Những người trong nhà phải ăn mặc sạch sẽ, nghiêm túc
  • Trẻ con được răng dạy không quấy khóc, không nói những điều không may
  • Không được hốt rác trong nhà bỏ đi vì người ta tin vào một câu chuyện xưa rằng trong ba ngày tết sẽ có thần tài lẫn vào trong rác, chủ nhà đem hốt bỏ sợ sẽ vứt lẫn thần tài đi, việc làm ăn, tiền bạc của cải sẽ không vượng
  • Không đi vay tiền, xin lửa, xin nước vào những ngày đầu năm
  • Không gây sự, cãi nhau với người khác, gặp nhau nên chúc mừng, nói những điều hay, ý đẹp

Có thể bạn quan tâm: Bài Văn Khấn Gia Tiên Mùng 1 Cúng Như Thế Nào Mới Chính Xác

Trên đây là tất cả những chia sẻ về bài cúng sáng mùng 1 Tết. Hy vọng với những thông tin bổ ích ngày hôm nay, người người, nhà nhà sẽ biết được cách cúng bái, chuẩn bị mâm cũ, kiêng kỵ ngày Tết. Hi vọng mọi người sẽ có những cái Tết đoàn viên trọn vẹn. Tham khảo thêm thông tin khác tại chuyên mục Nhà 360

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Tin mới cập nhật