Tổng hợp bài cúng bài cúng cô hồn tháng 7 chi tiết

Thứ hai, 07/06/2021-15:06

Lễ cúng cô hồn vào rằm tháng 7 là một trong những nét văn hoá truyền thống của người Việt. Đây không chỉ là dịp để xua đi vận rủi và cầu may mắn bình an. Hơn hết, đây còn là dịp để các gia đình an ủi và tỏ lòng thành kính đến với những linh hồn cô độc và lang thang trên dương gian. Để tìm hiểu rõ hơn về các nghi thức cũng như bài cúng cô hồn, hay cùng theo dõi chia sẻ sau đây cùng với chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm: Tổng Hợp Những Điều Bạn Cần Biết Về Bài Cúng Lễ Vu Lan Tại Nhà

Bài cúng cô hồn tháng 7 được xem là cách người sống “cứu giúp” cho những linh hồn lang thang. Những người chết đi không có nơi nương trú và hương hỏa cho họ. Cúng cô hồn thường được diễn ra từ ngày 10 đến 15/7 âm lịch hàng năm. Phần đa, các gia đình thường lựa chọn cúng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch.

Lễ cúng cô hồn

Lễ cúng cô hồn có thể không còn là một việc xa lạ trong truyền thống của người Việt. Về mặt tín ngưỡng, người ta luôn tin rằng con người ai cũng có là linh hồn và thể xác. Khi một ai đó chết đi, phần xác sẽ phân huỷ, tuy nhiên phần hồn vẫn sẽ còn đó mà không mất đi. Những kinh hồn tốt lành sẽ được đầu thai sang kiếp khác, trái lại có những linh hồn sẽ không thể siêu thoát và quay trở lại nhân thế để gây quấy nhiễu.

Thêm vào đó, người ta tin rằng vào ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch, thì các linh hồn ma quỷ sẽ được Diêm Vương cho phép quay trở lại dương gian. Đây là thời gian những linh hồn này sẽ hoạt động cho đến ngày 15 tháng 7 âm lịch. Thời gian này, Quỷ Môn Quan sẽ đóng lại và các linh hồn sẽ quay trở về địa ngục.

Vậy nên, lễ cúng cô hồn được xem như là một cách để an ủi những linh hồn lang thang và đói khát. Họ có thể là những linh hồn đã chết oan, không có nơi nương tựa và cả những linh hồn mồ côi không được thờ cúng. Các lễ vật cô hồn là dành cho những linh hồn này và giúp họ nhận được những lời kinh khấn và hương hoa.

Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người có thể loại bỏ những điều không may mắn hoặc những vận xui có thể ảnh hương lên gia đình và công việc kinh doanh. Đồng thời, mang về may mắn và bình an.

Ảnh 1: Lễ cúng cô hồn vào rằm tháng 7 hàng năm là một trong những nét văn hoá truyền thống của người Việt. Đây không chỉ là dịp để xua đi vận rủi và cầu may mắn bình an (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Lễ cúng cô hồn vào rằm tháng 7 hàng năm là một trong những nét văn hoá truyền thống của người Việt. Đây không chỉ là dịp để xua đi vận rủi và cầu may mắn bình an (Nguồn: Internet)

Thời gian cúng cô hồn hàng năm diễn ra như thế nào?

Ngày cúng cô hồn thường được diễn ra vào những ngày cố định trong năm, thông thường sẽ là vào mùng 2 và 16 theo âm lịch. Đặc biệt là vào ngày rằm tháng 7, đây là thời gian chính thức của ngày lễ cô hồn.

Những người làm các công việc kinh doanh cũng như các doanh nghiệp thường sẽ tổ chức cúng và đọc bài cúng cô hồn hàng tháng nhằm xua đi những điềm không may và mang đến bình an. Trong khi đó, ngày rằm tháng 7 là ngày lễ cô hồn được tổ chức lớn nhất và hầu hết tất cả các gia đình Việt đều làm lễ này.

Đối với thời gian cúng lễ, có thể chọn bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, nhiều người thường sẽ lựa chọn khoảng thời gian xế chiều để làm lễ. Người ta cho rằng, bạn ngày trời quá sáng và nhiều nắng có thể làm linh hồn bị yếu đi. Thay vào đó, buổi xế chiều sẽ thích hợp hơn. Thời gian này các linh hồn có thể dễ dàng nghe thấy những lời kinh khấn và nhận các lễ vật từ các gia đình.

 

 Ảnh 2: Bên cạnh các lễ vật để cúng cô hồn thì việc chuẩn bị bài cúng cô hồn cũng quan trọng không kém. (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Bên cạnh các lễ vật để cúng cô hồn thì việc chuẩn bị bài cúng cô hồn cũng quan trọng không kém. (Nguồn: Internet)

Chuẩn bị mâm cúng cô hồn

Trước tiên, việc chuẩn bị các lễ vật để cúng cô hồn là rất quan trọng. Vì đây là những lễ vật thể hiện tấm lòng thành kính cũng như sự an ủi của các gia đình dành cho các linh hồn. Do đó, cần chuẩn bị thật chỉnh chu và đầy đủ:

  • Các ngày mùng 2 và 16 hàng tháng thì nên chuẩn bị lễ vật sau: Vàng mã, tiền thật với mệnh giá nhỏ, hoa tươi và trái cây ngũ quả. Đồng thời, cần chuẩn bị thêm bánh kẹo, muối gạo, chè cháo. Không cần chuẩn bị rượu, thay vào đó là 3 chén nước. Đối với bát đũa thì nên chuẩn bị 5 phần. Ngoài ra còn có thêm nhang, đường thẻ và mía.
  • Ngày rằm tháng 7 hầu hết các lễ vật điều chuẩn bị giống như trên. Tuy nhiên, cháo loãng nên chuẩn bị 12 chén và đường thẻ cũng nên chuẩn bị 12 cục. Thêm vào đó là heo quay và rượu.

Heo quay ở đây là không bắt buộc và có thể được thay thế bởi những lễ vật khác. Ngoài ra, tuỳ theo văn hóa vùng miền mà các lễ cúng có thể được thay đổi sao cho phù hợp nhất.

Bên cạnh các lễ vật để cúng cô hồn thì việc chuẩn bị bài cúng cô hồn cũng quan trọng không kém. Đây sẽ là bài cúng được đọc trong lúc làm lễ, vậy nên cần chuẩn bị thật cẩn thận và chỉnh chu. Nhờ đó, có thể cho thấy được tấm lòng cũng như làm cho buổi lễ được tiến hành một cách trọn vẹn nhất có thể.

 

 Ảnh 3: Việc chuẩn bị các lễ vật để cúng cô hồn là rất quan trọng. Vì đây là những lễ vật thể hiện tấm lòng thành kính cũng như sự an ủi của các gia đình dành cho các linh hồn (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Việc chuẩn bị các lễ vật để cúng cô hồn là rất quan trọng. Vì đây là những lễ vật thể hiện tấm lòng thành kính cũng như sự an ủi của các gia đình dành cho các linh hồn (Nguồn: Internet)

Cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7 ( cúng cô hồn)

Vào ngày cúng cô hồn tháng 7, các gia đình thường chuẩn bị làm các mâm cỗ. Vậy, mâm cỗ cúng cô hồn tháng 7 bao gồm những gì?

Ảnh 3: Cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7 ( cúng cô hồn ) (Nguồn Internet)
Ảnh 3: Cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7 ( cúng cô hồn ) (Nguồn Internet)
  • Mâm cúng phật: được đặt ở nơi cao nhất trên ban thờ. Đối với mâm cúng phật gia chủ cần chuẩn bị mâm cơm chay hoặc hoa quả. Tuyệt đối, bạn phải sử dụng loại hoa và quả tươi nhé.
  • Mâm cúng thần linh và gia tiên: đặt ở dưới mâm cúng phật. Thường thì mâm thần linh bao gồm các món ăn mặn truyền thống. Cùng với đó là hương hoa, tiền vàng và trầu cau. Đối với mâm cúng gia tiên thì gia chủ sẽ chuẩn bị thêm quần áo, giày dép, đồ trang sức...bằng giấy.
  • Mâm cúng chúng sinh: được đặt ở trước cửa chính của nhà mình. Mâm cúng này sẽ được cúng vào thời gian buổi chiều tối. Khác với mâm cúng phật và mâm cúng thần linh, gia tiên. Mâm cúng chúng sinh gồm: muối, gạo, cháo trắng, đường thẻ, giấy áo tiền vàng từ 15 lễ trở lên….

Bài khấn cúng cô hồn tháng 7

  • Bài cúng cô hồn tháng 7 này chúng tôi dựa trên bài văn khấn cổ truyền Việt Nam. Gia chủ có thể khấn theo cách này như sau:
Ảnh 4: Bài khấn cúng cô hồn tháng 7 (Nguồn Internet)
Ảnh 4: Bài khấn cúng cô hồn tháng 7 (Nguồn Internet)
  • Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.
  • Con xin được vái chín phương trời, lạy mười phương đất. Con xin kính lạy Đức Địa Tạng Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
  • Hôm nay là ngày rằm tháng 7 âm lịch cũng chính là ngày xóa tội vong nhân.
  • Tín chủ con tên là...sinh tại...nay con có chút thành tâm gồm có hương hoa, lễ vật...xin được thành tâm dâng cúng và bày lên trước án.
  • Đầu tiên, con xin được thành tâm mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả. Cùng với đó là các ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí Đức Tôn thần. Các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. Các ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, Táo quân và toàn bộ thần linh ngụ tại khu này.
  • Con xin các ngài nhẹ tay, giáng lâm án tọa và chứng giám lễ vật cho chúng con. Nay là tiết Vu Lan, gia đình chúng con đội ơn các ngài đã che chở. Kính mong các ngài phù hộ độ trì cho cả gia đình chúng con được mạnh khỏe. Một lòng hướng về chính đạo, gia đạo hưng long và lộc tài vượng tiến.
  • Con xin cúi xin chứng giám.
  • Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.

Có thể bạn quan tâm: Bài văn khấn cúng Bà Tổ Cô trong dòng họ đầy đủ nhất

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây các gia đình đã nắm được đầy đủ các thông tin liên quan đến lễ cúng cô hồn. Nhờ đó có được những sự chuẩn bị tốt nhất về mặt vật chất cũng như tâm hồn. Đặc biệt là có được một mâm cúng đầy đủ và bài cúng cô hồn thật chỉnh chu. Để biết thêm các thông tin liên quan đến ngày cúng cô hồn, hãy tham khảo thêm tại chuyên mục phong thủy của chúng tôi nhé. Cảm ơn bạn đọc!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

4 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

5 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

5 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

7 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

9 giờ trước