Tại sao kiêng ăn cơm 2 nồi trong bữa cơm

Thứ năm, 13/05/2022-14:05
Việc cư xử lịch thiệp và có văn hoá không chỉ khiến cho con người chúng ta lịch sự hơn mà còn mang đến cho bản thân chúng ta những điều tốt đẹp. Có rất nhiều kiêng kỵ mà bạn nên thực hiện khi ăn uống theo phong thuỷ. Để có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về những điều kiêng kỵ này, xin mời các bạn cùng suy ngẫm những thông tin hữu ích trong bài viết “ tại sao kiêng ăn cơm 2 nồi ” dưới đây nhé!

Lý do tại sao kiêng ăn cơm 2 nồi

Ông cha ta từ xa xưa đã có câu “ăn coi nồi, ngồi coi hướng” với hàm ý ám chỉ các quy tắc ứng xử truyền thống của người Việt trên mâm cơm. Khi mà cuộc sống của chúng ta đang ngày trở nên hiện đại, tiện nghi hơn thì các quy tắc kiêng kỵ này trở nên bị quên lãng. Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đã vô tình mắc phải, gây nên hình ảnh xấu trong quá trình ứng xử giao tiếp với người trong gia đình và bạn bè, xã hội xung quanh.

Trong thực tế ngày nay, gần như không có gia đình trong bữa cơm lại nấu tới 2 nồi cơm, trừ những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, việc ăn cơm 2 nồi ở đây muốn ám chỉ đến những người có tính xấu tham ăn, không biết giữ ý tứ. Là những người ngồi hết mâm này đến mâm khác trong cùng 1 bữa ăn. Đôi khi việc làm này còn được ví như những con ma đói, làm cho những người xung quanh nhìn thấy như kẻ đói khát.

Ngoài ra, hành động ăn cơm 2 nồi thể hiện sự bất lịch sự trong giao tiếp, còn được liên tưởng tới tính cách của những người “đứng núi này trông núi nọ”. Những người như thế này thường bị nghi ngờ cho việc ngoại tình, vụng trộm.


Có rất nhiều lý do để giải thích tại sao kiêng ăn cơm 2 nồi
Có rất nhiều lý do để giải thích tại sao kiêng ăn cơm 2 nồi

Những điều không nên làm trong bữa ăn

Trong bữa ăn gia đình truyền thống, cũng như những bữa ăn tiệc tùng… có những điều kiêng kỵ mà các bạn nên biết để tránh. Đôi khi là tuyệt đối không được mắc phải.

Cắm thẳng đũa vào bát cơm

Đây là hành động tuy nhỏ nhưng lại rất kiêng kỵ trong bữa ăn. Nguyên nhân là vì điều này làm liên tưởng đến việc tục cúng cơm cho người đã khuất. Đồng thời, trước khi gắp thức ăn cho người khác, bạn cần phải trở đầu đũa cũng như tránh để đũa chấm vào bát nước chấm hay tô canh dùng chung trong bữa ăn. Ngoài ra, bạn cần tránh các hành động như: ngậm đũa và liếm đầu đũa… 


Tại sao kiêng ăn cơm 2 nồi - Bạn tuyệt đối không được cắm thẳng đũa vào bát cơm
Tại sao kiêng ăn cơm 2 nồi - Bạn tuyệt đối không được cắm thẳng đũa vào bát cơm

Đặt đũa bắt chéo nhau

Việc đặt bắt chéo đũa trên bàn, dù là khi đã ăn xong hay chưa ăn cũng không nên, đặc biệt là ở những nơi truyền thống. Theo quan niệm của người xưa thì hành động này bị xem là có ý phản đối bữa ăn và chống đối người đối diện. Ở thời phong kiến, chỉ có các tội nhân khi ký tên vào bản cung, mới bị gạch chéo lên mặt.

Ăn một mình, không để ý người khác

Bạn tuyệt đối không nên tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời. Nếu bạn thấy bàn ăn có ít thức ăn thì bạn cần ăn ít lại. Đồng thời, hãy chỉ ăn đúng phần ăn của mình và tránh ăn quá phần của người xung quanh. Hành động cắm cúi ăn không để ý đến người khác cũng là việc bạn nên tránh. Đây chính là thời gian cả nhà quây quần bên nhau, vì vậy đừng quá chuyên tâm vào việc ăn uống mà không quan tâm đến mọi người nhé!

Gắp nối đũa

Nhận thức ăn trực tiếp từ đũa của người khác bằng đũa của mình là một điều đại kỵ trong ăn uống. Việc nối đũa này liên tưởng tới hình ảnh gắp tro cốt của người đã khuất sau khi hỏa táng, cần tuyệt đối không được thực hiện. Thay vào đó là hãy đưa bát ra để nhận thức ăn của người khác gắp cho mình.

Nhấc lên đặt xuống không gắp

Nhiều người thường có hành vi dùng đũa khua khoắng đĩa thức ăn, chọn lựa đồ ăn, không biết hạ đũa gắp chỗ nào cho thỏa đáng. Hành động này là biểu hiện của sự thiếu tu dưỡng, khiến người khác phản cảm. 

Quy tắc múc cơm

Nhiều người múc cơm nguyên một lần đầy chén cho nhanh gọn. Tuy nhiên, điều này là không nên vì việc sới 1 lần chỉ dành cho việc cúng người đã mất. Ngoài ra, bạn chỉ múc khoảng 2/3 chén cơm thay vì quá đầy, vì nếu quá đầy sẽ khiến người khác thấy bất tiện khi muốn gắp thức ăn. Bạn nên múc cơm bằng khoảng 2 đến 3 lần sao cho đầy 2/3 bát cơm và thật từ tốn, chú ý tránh cơm không bị rơi vãi ra ngoài miệng chén. 


Tại sao kiêng ăn cơm 2 nồi - Không nên múc cơm 1 lần, hoặc quá đầy cho 1 lần ăn
Tại sao kiêng ăn cơm 2 nồi - Không nên múc cơm 1 lần, hoặc quá đầy cho 1 lần ăn

Không lật cá

Những người đi biển cực kỳ kiêng kị với với việc lật cá trong bữa ăn. Họ cho rằng việc làm này đồng nghĩa với việc lật thuyền khi đi biển, làm ảnh hưởng đến mạng sống. Khi chiên cá cũng kiêng không lật con cá mà dùng muỗng múc dầu và mỡ dội lên mặt trên con cá cho chín. 

Nhiều người kỹ tính, còn không “úp” bát chén sau khi rửa sạch. Dù không biết rõ những mọi người cùng mâm làm nghề gì nhưng bạn cũng nên tránh việc lật cá lên, thay vào đó hãy gỡ bỏ phần xương của cá và ăn tiếp phần thịt cá còn lại.


Tại sao kiêng ăn cơm 2 nồi - Việc lật cá khi ăn cơm là điều rất kiêng kỵ với những người ngư dân
Tại sao kiêng ăn cơm 2 nồi - Việc lật cá khi ăn cơm là điều rất kiêng kỵ với những người ngư dân

Mời cơm

Một trong phép lịch sự tối thiểu mà bạn cần làm đó là chờ đợi người khác cùng ngồi vào bàn ăn trước khi đụng đũa. Bạn nên làm điều này, không chỉ ở trong gia đình mà bao gồm cả bên ngoài xã hội. Hãy cùng chờ đợi tất cả mọi người đông đủ rồi mới bắt đầu tiến hành việc ăn uống.

Khi là khách mời, bạn không nên gắp đồ ăn trước chủ nhà hoặc người chiêu đãi bữa cơm. Trừ trường hợp bạn được đề nghị gắp trước vì nếu không sẽ bị đánh giá là tham ăn và không tôn trọng mọi người. Trước khi cầm bát lên, bạn cần phải biết mời người lớn hơn mình dùng bữa theo thứ tự từ trên xuống dưới. Tiếp sau đó là bạn cũng cần chờ người lớn bắt đầu ăn thì mới cầm đũa lên ăn nhé.

Lời kết

Qua bài viết “tại sao kiêng ăn cơm 2 nồi” trên đây, chúng tôi mong muốn các bạn hiểu rằng: Cho dù bạn đang trong bữa ăn gia đình hay ở ngoài thì hãy nhớ những điều kiêng kỵ trên. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy bình luận trong bài viết và liên hệ với chúng tôi. Những chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Vợ chồng 9X thiết kế căn villa phong cách Indochine đẹp nức nở, góc nào cũng có thể trở thành background “sống ảo”

Tin mới cập nhật

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

2 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

4 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

4 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

6 giờ trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

6 giờ trước