Những phong tục ngày Tết Nguyên đán - Nét đẹp trong văn hóa của người Việt

Thứ tư, 20/01/2022-14:01
Phong tục ngày Tết Nguyên đán hội tụ đầy đủ những giá trị thiêng liêng, mang đậm nét văn hóa cổ truyền và tinh thần của người Việt. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những phong tục ngày Tết của người Việt nhé!

Tết Nguyên đán là dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ, trở về quê hương sau những ngày xa cách. Trải qua những thăng trầm của lịch sử nhưng truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp đó vẫn không hề bị mai một. Hàng năm, người Việt ta luôn cùng nhau đón những ngày Tết và cầu mong một năm mới hạnh phúc, bình an.

Những phong tục cổ truyền mà gia đình Việt thường làm vào dịp Tết

Trong những ngày Tết cố truyền thường có những phong tục tập quán từ rất lâu đời, thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Chúng ta cùng tìm hiểu những phong tục ngày Tết này là gì nhé. 

1. Cúng Tết, ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt sẽ cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Lễ cúng ông Công, ông Táo truyền thống phải chuẩn bị cá Vàng, vì theo phong tục ngày 23 ông Táo sẽ cưỡi cá vàng về chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng những điều mà gia chủ đã làm trong suốt một năm vừa qua. 


Phong tục ngày Tết - Cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp
Phong tục ngày Tết - Cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp

2. Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa đón Tết

Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa đón tết cũng là một phong tục ngày Tết. Để chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới” thì các gia đình sẽ dọn dẹp, sơn sửa lại nhà cửa cho khang trang sạch đẹp. Tất cả các đồ đạc trong nhà sẽ được đem ra lau chùi thật sạch, chuẩn bị chén bát mới cho những mâm cơm ngày Tết, các đồ vật được bày biện để trang hoàng nhà cửa. Đây cũng là thời điểm chúng ta nên xem xét lại những món nợ cần trả, những món nợ cần thu hồi. Mọi thứ nên được làm vào trước ngày 30 Tết, đừng để qua năm mới sẽ giông cả năm đó. 

3. Phong tục ngày Tết - Đi chợ sắm đồ Tết, quà Tết

Đi chợ ngày Tết là thú vui của người Việt ta từ bao đời nay và trở thành một trong những phong tục ngày tết. Những ngày đầu đi chợ là để mua lá dong, mua thịt, mua hành về để gói bánh chưng. Rồi đến ngày đi chợ Tết mua hoa Tết, mua mâm ngũ quả, mua quà bánh về ăn Tết và đi Tết người thân họ hàng. Còn có riêng một ngày để các bố mẹ dẫn con cái đi chơi chợ Tết, mua bánh kẹo, sắm quần áo mới. Các loài hoa được người dân ưa chuộng trong dịp Tết là hoa đào, hoa mai, hoa thược dược, hoa hồng, hoa cúc, hoa hải đường… Mâm ngũ quả thì tùy thuộc vào từng vùng miền mà các gia đình sẽ lựa chọn những loại quả khác nhau. Tất cả những thứ được lựa chọn cho dịp Tết đều mang nghĩa may mắn, phúc lộc tràn đầy, an khang thịnh vượng…


Phong tục ngày Tết - Đi chợ sắm đồ
Phong tục ngày Tết - Đi chợ sắm đồ

4. Phong tục ngày Tết - Gói bánh Chưng, bánh Tét

Gói bánh chưng là một phong tục ngày Tết truyền thống có từ thời Hùng Vương thứ 18. Vào những ngày cuối năm, từ 26 - 28 Tết, các gia đình Việt sẽ tụ tập lại cùng nhau để gói bánh chưng, bánh Tét để thờ cúng tổ tiên, để ăn ngày Tết cũng như đi Tết họ hàng, người thân. Người gói bánh chưng thường là những người khéo léo trong gia đình, phải thật khéo tay mới có thể gói được những chiếc bánh thật đẹp nếu không sẽ bị nhão, hay thấm nước dễ hỏng bánh. Gói bánh chưng ngày Tết thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt, để gợi nhớ về công ơn của tổ tiên, của ông bà ta. 


Gói bánh chưng, bánh tét là phong tục ngày tết cổ truyền của dân tộc ta
Gói bánh chưng, bánh tét là phong tục ngày tết cổ truyền của dân tộc ta

5. Mua hoa chơi Tết

Vào dịp Tết, người Việt thường sắm những cây hoa, cây cảnh tượng trưng cho sự may mắn, mang đến tài lộc cho gia chủ. Chủ nhà nên chọn những loại hoa phù hợp với mục đích trong năm mới của mình. Nếu nhà có người năm tới sẽ tham gia thi cử hoặc cầu mong đường công danh thăng tiến thì nên mua các loại hoa có tính vượng khí cao như hoa trạng nguyên, hoa mai quân tử, hoa trà, hoa mẫu đơn. Còn đối với gia chủ kinh doanh thì nên mua những loại hoa có tính vượng khí tốt như hoa đồng tiền, hoa cát tường, hoa lay ơn… Còn nếu có ước mong gia đình một lòng, đoàn kết hòa thuận thì bạn nên chọn các loại cây như cây quất, cây đào, cây sung… đem đến sự sung túc cho gia đình. 


Hoa đào mang đến sự may mắn cho ngày Tết
Hoa đào mang đến sự may mắn cho ngày Tết

6. Phong tục ngày Tết - dựng cây nêu

Chuẩn bị một cây nêu Tết là phong tục ngày Tết thường thấy ở nhiều địa phương. Cây nêu thực chất là một cây tre cao khoảng 5 đến 6 mét, phía trên vẫn giữ lại lá tre. Ở trên ngon cây tre tùy từng địa phương mà người ta treo rất nhiều thứ để trừ tà như bùa cầu an và cành đa (hoặc lá dứa) dọa quỷ trong giỏ tre, khánh làm bằng đất nung có tiếng động phát ra khi gió rung để xua đuổi tà mà, dọa lũ quỷ.

Tuy nhiên, không chỉ treo những đồ cầu may, người ta vẫn có thể treo thêm những thứ đồ trang trí như trên cây nêu như đèn lồng, khánh đất, đồ theo, dải cờ nheo đủ màu sắc… cộng với chiều cao vượt trội đã khiến cho cây nêu trở thành biểu tượng nổi bật, lộng lẫy nhất trong những ngày Tết. Cây nêu xứng đáng trở thành một trong những biểu tượng của ngày Tết Nguyên đán trong văn hóa của người Việt ta..

Người dân thường dựng cây nêu từ ngày 23 tháng Chạp, ngày ông Táo về chầu trời do đó từ ngày 23 đến tới đêm Giao thừa sẽ vắng mặt ông Táo nên ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn vào quấy nhiễu, vì thế ông cha ta phải trồng cây nêu để trừ tà. Cây nêu sẽ được dựng từ ngày hôm đó cho đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng. 


Phong tục ngày Tết - Dựng cây nêu
Phong tục ngày Tết - Dựng cây nêu

7. Bày mâm ngũ quả

Bày mâm ngũ quả là một trong những phong tục ngày Tết cổ truyền của người Việt Ta. Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết cổ truyền. Mâm ngũ quả trước là để thờ cúng tổ tiên, ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục; sau là mong ước về một năm mới an khang, thịnh vượng và đủ đầy. 

Tùy từng vùng miền với những đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta lựa chọn những loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả. 


Trên bàn thờ ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả
Trên bàn thờ ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả

8. Rước vong linh tổ tiên

Vào đêm giao thừa, người Việt thường bày biện hoa quả, đồ cúng thành mâm để dâng lên tổ tiên, tưởng nhớ về nguồn cội và cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của năm cũ và ước mong những điều tốt lành cho năm mới sắp đến. 

9. Xin chữ đầu năm

Ở nhiều nơi trên cả nước có tục xin chữ thầy đồ ngày Tết, có thể là câu đối hoặc một chữ may mắn. Thời xưa, ông cha ta thường xin chữ về thờ với mong muốn con cháu trong nhà học được con chữ mà nên người. Những chữ được yêu thích nhất chính là chữ Tâm, Phúc, Đức, An, Lộc…

10.Phong tục ngày Tết - Thăm mộ tổ tiên

Vào những ngày cuối năm cũ, con cháu trong gia tộc sẽ tề tựu và cùng nhau đến thăm nom và quét dọn mồ mả tổ tiên. Mỗi gia đình đều chuẩn bị đèn hương, hoa quả để thờ cúng tổ tiên, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Cùng nhau ôn lại những chuyện của năm cũ và cầu mong một năm mới tốt lành hơn. 

11. Cúng tất niên là một phong tục ngày Tết quan trọng

Cúng tất niên là dịp để con cháu tề tựu đông đủ, cùng làm mâm cơm để mời thần linh và gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Cơm tất niên thường được làm vào ngày 30 Tết, để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới. Mâm cỗ tất niên thường được chuẩn bị tươm tất với nhiều món cổ truyền của dân tộc thường có mâm ngũ quả, hương hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, bánh chưng, thịt gà, giò lụa… được bày biện đẹp đẽ trên bàn thờ. Ở một số vùng miền cò có thêm cả câu đối đỏ và “gậy ông vải”. Thường thì bữa cơm ngày Tết sẽ có đông đủ con cháu và được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền sẽ có những đặc trưng riêng. 

12. Đón giao thừa

Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đây chính là thời điểm đất trời giao hòa. Vào đêm giao thừa các gia đình Việt sẽ chuẩn bị lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch với mong muốn bỏ lại hết những điều xấu của năm cũ và đón một năm mới với nhiều điều tốt đẹp hơn. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở ngoài trời. 

13. Xuất hành

Vào ngày mùng một đầu năm, người Việt thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp để xuất hành với hy vọng sẽ gặp được nhiều may mắn trong năm mới. Vào mùng 1 Tết, người ta thường đi Tết mẹ cha, gặp gỡ họ hàng và gửi nhau những lời chúc tốt lành. 

14. Đi hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu xuân là một trong những nét đẹp truyền thống được người xưa lưu truyền lại cho con cháu. Người dân thường đi hái lộc đầu năm vào đêm giao thừa hoặc vào sáng mùng một ở chùa chiền, đền phủ với mong muốn có thể rước lộc, đem may mắn về nhà, cầu chúc cho một năm mới phát lộc phát tài. 


Người ta thường đi hái lộc đầu để cầu lộc, cầu tài
Người ta thường đi hái lộc đầu để cầu lộc, cầu tài

15. Xông đất đầu năm

Từ bao đời nay người Việt rất coi trọng tục lệ xông đất đầu năm. Đây là một phong tục ngày Tết quan trọng của nhiều gia đình. Người ta tin rằng, người xông đất sẽ quyết định xem cả một năm tới gia chủ có vui vẻ, làm ăn phát đạt và may mắn hay không. Người đến xông đất thường được gia chủ nhờ những người quen, hợp tuổi, hợp mệnh, có nhiều vận may, những người này sẽ đem đến sự may mắn cho gia chủ. Người đến xông đất cần ăn mặc chỉnh tề, đến chúc Tết và gửi đến gia chủ những câu chúc may mắn. 

16. Chúc Tết 

Người Việt thường có phong tục đến chúc Tết người thân, bạn bè và họ hàng của mình vào những ngày đầu năm. Khi đến chúc Tết người ta sẽ trao nhau những lời chúc may mắn với hy vọng một năm mới gặp nhiều điều tốt và bình an, khỏe mạnh. 

17. Lì xì mừng tuổi

Vào ngày Tết, người Việt thường có phong tục mừng bao lì xì. Khi đó những người con, người cháu trong gia đình sẽ gửi tặng ông bà, cha mẹ trong nhà những bao lì xì đỏ chót với hy vọng ông bà, cha mẹ luôn mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi cùng con cháu. Người lớn sẽ tặng trẻ nhỏ những bao lì xì với những lời chúc lớn khôn, khỏe mạnh, học tập tốt. 


Phong bao lì xì đỏ mang lại may mắn
Phong bao lì xì đỏ mang lại may mắn

18. Khai bút đầu năm 

Đầu xuân năm mới, trẻ em thường có tục chọn ngày đẹp để khai bút, treo câu đối đỏ để cầu may mắn, hy vọng trẻ em chăm ngoan học giỏi, nhận được những điều tốt lành trong năm mới. 

19. Phong tục ngày Tết, chọn sắc đỏ đặc trưng của những ngày Tết

Theo quan niệm của người xưa, màu đỏ là màu của may mắn và tiền tài. Mỗi dịp Tết đến xuân về là trong nhà sắc đỏ ngập tràn như phong bao lì xì đỏ, quyển lịch màu đỏ, câu đối đỏ, hoa hồng đỏ, hoa đào…. Người ta còn hay chọn trang phục màu đỏ để mặc vào những ngày đầu năm với hy vọng sang năm mới sẽ có nhiều may mắn và tài lộc. 


Màu đỏ mang lại may mắn và tài lộc
Màu đỏ mang lại may mắn và tài lộc

Đặc trưng nổi bật trong phong tục ngày Tết Nguyên đán ở miền Nam

Khi nhắc đến ngày Tết, thì ở miền Bắc người ta sẽ nghĩ ngay đến bánh chưng xanh, hóa đào và câu đối đỏ, còn ở miền Nam cũng có những đặc trưng rất riêng và nổi bật nhất là những yếu tố sau:

1. Hoa mai - biểu tượng không thể thiếu của Tết miền Nam

Đã từ rất lâu, cây hoa mai rực rỡ như ánh nắng mặt trời đã gắn liền với cái Tết ở miền Nam. Người miền Nam tin rằng hoa mai vàng rực rỡ trong ngày đầu xuân là dấu hiệu cho một năm mới nhiều may mắn, an khang và thịnh vượng. 


Hoa mai là biểu tượng của Tết miền Nam
Hoa mai là biểu tượng của Tết miền Nam

2. Mâm cỗ ngày Tết

Do khí hậu và văn hóa của mỗi vùng miền là khác nhau nên mâm cỗ Tết của miền Nam cũng có đặc trưng riêng. Trong mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên của người miền nam không thể thiếu bánh tét. Bánh tét  người được làm từ gạo nếp với nhân là đậu xanh và thịt, được gói trong lá chuối và có hình trụ tròn. Theo quan niệm của người dân nơi đây, bánh tét biểu hiện cho sự trường tồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ với thời gian. Ngoài ra, dưa hay củ kiệu cũng là một món ăn đi kèm với bánh tét không thể thiếu khi bày mâm cỗ. Mâm cỗ ngày xuân chính là dịp để con cháu tề tựu đông đủ, cùng ăn mâm cơm và trò chuyện, trao cho nhau những lời chúc tốt lành. 

3. Mâm ngũ quả

Ở cả 3 miền, ngày Tết đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Nếu như miền Bắc, người dân thường chọn 5 loại quả theo thuyết Ngũ hành thường là chuối, đào, bưởi, quýt, hồng… thì mâm ngũ quả của người miền Nam bắt buộc phải có 4 loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ và xoài. Bởi các đọc của 4 loại quả này gần giống với cụm từ “cầu vừa đủ xài”, đây cũng thể hiện phần nào đó tính cách của con người miền Nam, chỉ cầu một năm mới no đủ, sung túc. Ngoài ra, người dân có thể bày biện thêm một số loại quả khác như dưa hấu, sung… để tạo nên một mâm ngũ quả hoàn thiện mang đến sự trọn vẹn nhất. 

Có một điều đặc biệt trong mâm ngũ quả của người miền Nam là họ không bao giờ bày chuối, táo, cam hoặc lê. Bởi theo quan điểm của họ, những quả này thường gợi đến những điều không may như quý làm cam chịu… 

4. Chợ hoa ngày Tết - không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người miền Nam đón Tết không bao giờ thiếu đi chợ hoa trong những ngày cuối của năm. Truyền thống này đã có từ rất lâu đời, trở thành một nét văn hóa của cuộc sống, con người nơi đây. Người miền Nam xem hoa như biểu tượng của niềm vui, may mắn và tài lộc. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là trên khắp mọi nẻo đường nơi đây đều ngập tràn các loại hoa, mang đến một không khí vui tươi, tràn đầy sức sống. 


Chợ hoa ngày Tết là thú vui được người miền Nam yêu thích
Chợ hoa ngày Tết là thú vui được người miền Nam yêu thích

5. Mứt Tết

Có một điều đặc biệt nữa trong phong tục ngàyTết của người miền Nam chính là thói quen làm mứt Tết đãi khách. Những năm gần đây ở miền Bắc nhiều gia đình cũng đã bắt đầu có thói quen độc đáo này. Mứt Tết được làm từ nhiều loại trái cây như dừa, sầu riêng, mãng cầu… mứt Tết chính là món quà chào đón nồng hậu của người miền Nam dành cho các vị khách đến thăm nhà ngày Tết. Nếu như người miền Bắc, niềm hạnh phúc là ngồi quây quần bên nồi bánh chưng giữa trời đông giá rét thì đối với người miền Nam hương vị ngày Tết chính là khi gia đình được cùng nhau làm ra những mẻ mứt đón Tết thơm ngon. 


Nhâm nhi từng miếng mứt và trao nhau những câu chúc Tết
Nhâm nhi từng miếng mứt và trao nhau những câu chúc Tết

6. Lì xì ngày Tết

Dù là miền nào trong cả nước thì lì xì đón Tết đã trở thành một phong tục không thể thiếu. Những bao lì xì chính là những lời chúc may mắn, bình an, khỏe mạnh gửi đến người thân mỗi dịp Tết đến xuân về. 

7. Những điều cần lưu ý khi đón Tết ở miền Nam

Dù tư tưởng của người miền Nam rất thoáng, nhưng trong những ngày Tết vẫn có những điều kiêng kỵ, đặc biệt là những người từ nơi khác đến đây đón Tết.

Điều cần lưu ý đầu tiên là bạn phải về nhà trước thời khắc giao thừa. Theo quan niệm của người miền Nam, những ai không kịp về nhà vào lúc giao thừa thì cả năm tới sẽ phải vất vả ngược xuôi. Đôi khi điều này còn mang xui rủi về cho nhà. 

Bên cạnh đó, người miền Nam cũng có những điều kiêng kỵ trong ngày 3 đầu năm mới như không quét nhà, không làm đổ vỡ đồ đạc, bát đĩa… để tránh những điều không may. Người dân ở đây quan niệm rằng, nếu mọi việc trong những ngày đầu năm được diễn ra suôn sẻ thì mọi thứ trong năm đó sẽ diễn ra như ý, làm việc gì cũng thành công, đầu xuôi thì đuôi mới lọt. 

Một điều quan trọng mà bạn nên lưu ý, khi đến chúc Tết ở miền Nam, hầu nhà nào cũng sẽ mời bạn ở lại dùng bữa. Khi đó, bạn hãy đồng ý, đừng nên từ chối kẻo khiến mọi người đều không vui nhé. 

Những phong tục ngày Tết Nguyên đán của người Việt ta phần nào toát lên nét đẹp trong văn hóa từ bao đời nay của ông cha ta. Hy vọng những thông tin trong bài này sẽ giúp mọi người có được một cái nhìn tổng quan nhất về ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Chúc các bạn năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc mừng xuân Nhâm Dần an khang thịnh vượng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Vợ chồng 9X thiết kế căn villa phong cách Indochine đẹp nức nở, góc nào cũng có thể trở thành background “sống ảo”

Tin mới cập nhật

Bí quyết kê giường ngủ đúng hướng tài lộc, tốt cho sức khỏe

1 giờ trước

Cách các ngân hàng số thu hút khách hàng mà không cần mở chi nhánh

1 giờ trước

Nâng hạng thị trường chứng khoán, hàng chục tỷ USD sẽ chảy vào Việt Nam

1 giờ trước

70% nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm 2024

1 giờ trước

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

15 giờ trước