Nhà thờ có được làm lễ không? Những điều cần biết

Thứ sáu, 13/05/2022-14:05
Nhà thờ họ là nơi linh thiêng của người Việt Nam chúng ta, gắn liền với truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", được xây dựng tinh tế, giúp con cháu trong họ và người ngoài hiểu về lịch sử gia tộc. Nhà thờ có được làm lễ không? Những điều cần biết về nhà thờ họ. Mời bạn cùng theo dõi bài viết đây nhé.

Nhà thờ có được làm lễ không? Khi nào được làm lễ ở nhà thờ họ

Hằng năm, con cháu trong dòng họ đều về tại nhà thờ họ để thực hiện nghi lễ tế tổ ( hay còn gọi là giỗ họ). Đó là một phong tục tập quán tốt đẹp từ xưa và nay của các tầng lớp con cháu

Giỗ họ được tiến hành vào một ngày trong năm nhưng phổ biến nhất vào tháng Giêng âm lịch hàng năm. Do quan hệ huyết thống, gia đình người Việt chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó còn được gọi là dòng tộc. Theo quy ước huyết thống, nhiều gia đình sẽ hợp thành 1 chi, nhiều nhánh sẽ thành một họ, mỗi họ có một Ông Tổ trong một làng, một xã….

Giỗ họ thực chất là ngày giỗ tiên linh các đời vào chung một nhà thờ, được tiến hành dưới một nghi thức gọi là lễ hợp tự. Theo phong tục cổ truyền người Việt thì con cháu thờ cúng riêng ông bà đến 5 đời, thực chất chỉ có 4 đời là làm giỗ cha mẹ, giỗ ông bà, giỗ ông bà cố và kỵ. Cao hơn kỵ gọi chung là tiên tổ, thì không cúng nữa mà rước tất cả nhà thờ tổ để mỗi năm tế một lượt. Sau 5 đời thì rước vào nhà thời tổ, trong nhà thờ tổ chỉ để duy nhất có một ngôi thần gọi là Tiên tổ, Thủy tổ hay vĩnh thế thần chủ.

Vì vậy, có thể nói ngoài ngày giỗ tại gia đình, theo phong tục người Việt còn có ngày giỗ chung của cả họ. Trưởng họ thường là người được hưởng hương hỏa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ. Tuy nhiên, ngày nay con cháu trong họ đều cũng phải có trách nhiệm và chuẩn bị chu đáo cho ngày giỗ. Kinh phí góp giỗ ngoài việc mua sắm lễ vật để cúng, nếu còn thừa sẽ dùng tu sửa hoặc mua sắm thêm vào nhà thờ…





Nhà thờ có được làm lễ không?
Nhà thờ có được làm lễ không?

Nhà thờ họ có ý nghĩa gì?

Có thể nói, nhà thờ họ giống như một trang sử, là cái nôi của đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Với ý nghĩa to lớn, nhà thờ họ như kim chỉ nam hướng cho xã hội tốt đẹp hơn. Mỗi thế hệ sẽ đều được biết về nguồn gốc sinh thành, từ đó mỗi gia đình, mỗi dòng họ và mở rộng hơn là cả xã hội sẽ ý thức được việc cần phải biết ơn thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu của mình để ta có cuộc sống như ngày hôm nay.

Chức năng chính và nguồn gốc của nhà thờ họ là để thờ các vị Cao, Tằng, Tổ, Khảo. Thờ những người có công lớn với đất nước trong dòng họ.

Là bảo tàng của dòng họ, nơi có ghi danh các anh hùng Liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ , chống Polpot và chống Tàu. Hoặc có thể lưu giữ chứng chỉ của Đảng và Nhà nước trong dòng họ mình.

Bên cạnh đó, nhà thờ còn là nơi gặp gỡ của các thành viên để bàn việc trong dòng họ, làm nơi hội họp của gia tộc.





nhà thờ họ giống như một trang sử, là cái nôi của đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
nhà thờ họ giống như một trang sử, là cái nôi của đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Những ai được tham gia cúng ở nhà thờ 

Theo phong tục, chỉ đàn ông trong họ trên 18 tuổi mới được góp giỗ và được tính theo định (con trai), con dâu được cưới về, có nhiều họ quan niệm con gái không dự giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, trừ trường hợp hy hữu, các trưởng chi họ và con cháu phải có mặt đầy đủ. Tuy vậy, hiện nay phong tục này được thay đổi tiến bộ hơn, nhiều dòng họ đã có quy định con trai dưới 18 tuổi đều được góp giỗ và con gái cũng được tham gia lễ giỗ. Không những vậy, nếu con gái vì bận việc không đi dự được, thì con rể hoặc con đến dự được coi là khách quý và được anh em nội đón tiếp rất chu đáo.





Trong ngày giỗ các trưởng chi họ và con cháu phải có mặt đầy đủ
Trong ngày giỗ các trưởng chi họ và con cháu phải có mặt đầy đủ

Các nghi thức lễ ở nhà thờ họ

Ngày được chọn để thực hiện nghi thức tế lễ nhà thờ họ

Ngày được chọn là: Ngày kỵ của vị thủy tổ.

Nếu không xác định được ngày kỵ của vị thủy tổ thì chọn ngày rằm tháng giêng hoặc ngày rằm tháng bảy.

Nội dung Tế tổ

Một là: Tế Trời - Đất - Thần -Thánh, trước là để yết cáo các chư vị thần linh xin phép cho gia tiên về hưởng lộc con cháu; sau là để xin cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Hai là: Cầu siêu độ cho các vong linh người đã khuất. Trong nội dung này có hai nội dung nhỏ là cầu siêu cho gia tiên có tên tuổi; và cầu siêu cho các vong hồn yểu mệnh, vong hồn thất lạc, không người thờ phụng của gia tộc.

Ba là: Tế cầu an giải hạn cho người dương.

Trình tự cúng lễ 

Yết lễ: Đêm hôm trước tộc trưởng phải dâng lễ cầu xin Hoàng thiên Hậu thổ, Thành hoàng bản xứ, thổ công hà bá cho phép gia tiên được về; đồng thời yết cáo Tổ tiên xin phép được tổ chức sự kiện ngày hôm sau.

Tế lễ: Ngày hôm sau con cháu gia tộc tụ hội làm lễ cúng tổ tiên.

Cầu an và cầu siêu: Đến đêm thì dâng lễ trai đàn ngoài trời cầu siêu độ cho vong linh tiên tổ và cầu an giải hạn cho toàn thể con cháu trong gia tộc.

Trình bày mâm cỗ 

Linh điện: chỉ có hương, đèn, hoa, quả, nước

Thượng điện – Trung điện – Hạ điện: 

+ Trên hương án, bài hương, đăng, hoa, quả, xôi, chè, trà, rượu, tiền vàng, trầu cau;

+ Phía trước điện thờ bày ba cái bàn, ý nghĩa tương ứng với ba cấp thượng điện – trung điện – hạ điện trên điện thờ. Do đó thượng phải kê cao hơn trung một chút, trung bàn phải kê cao hơn hạ một chút. Trên bày ba mâm cỗ mặn, trong mâm tổng có 9 món tính cả cơm xôi. Trong đó 5 món bày trên đĩa, 4 món bày trong bát. Màu sắc món ăn phải hội tụ đủ ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành.

Vong điện: cũng có một mâm cỗ đủ mặn, ngọt, thêm gạo muối, tiền vàng, bánh kẹo, âm binh xanh đỏ đủ màu.





Trình bày mâm cỗ có một mâm cỗ đủ mặn, ngọt, thêm gạo muối, tiền vàng, bánh kẹo, âm binh xanh đỏ đủ màu
Trình bày mâm cỗ có một mâm cỗ đủ mặn, ngọt, thêm gạo muối, tiền vàng, bánh kẹo, âm binh xanh đỏ đủ màu

Kết luận

Trên đây đã trả trả lời cho câu hỏi nhà thờ có được làm lễ không? và cho chúng ta biết thêm về nhà thờ họ có ý nghĩa như thế nào?Đây là một phong tục tập quán tốt đẹp từ xưa và nay của các tầng lớp con cháu. Nghi thức làm lễ có ý nghĩa vô cùng to lớn, thể hiện lòng thành kính biết ơn và tôn trọng các bậc tiền bối trong dòng tộc, đặc biệt là vị thủy tố của gia tộc. Nghi thức tế lễ nhà thờ họ hàng năm ở mỗi dòng họ có thể hơi khác nhau tùy thuộc vào mỗi gia tộc nhưng nhìn chung đều phải chu đáo và tươm tất nhất có thể.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

5 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

7 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

8 giờ trước