Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không, cúng ngày nào giờ nào mới tốt?

Thứ năm, 20/01/2022-08:01
Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp hay không và cúng ngày nào, giờ nào tốt nhất chính là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi ngày ông Công ông Táo đang cận kề.

Theo quan niệm truyền thống của Việt Nam, cứ vào ngày 23 tháng Chạp  m lịch hàng năm, các gia đình sẽ sửa soạn mâm cỗ cúng để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời báo cáo với Ngọc hoàng mọi việc trong năm vừa qua.

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?

Ngày cúng ông Công ông Táo đang cận kề, chắc hẳn nhiều gia đình sẽ thắc mắc liệu cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Nguyên nhân của thắc mắc này xuất phát từ cuộc sống hiện đại ngày nay, các gia đình đi làm công sở cả ngày, vì vậy khó có thể thu xếp thời gian để cúng đúng vào ngày 23 tháng Chạp.

Năm nay, ngày 23 tháng Chạp rơi đúng vào thứ Ba ngày 25/1/2022, đây vẫn là ngày làm việc. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện để cúng Táo quân đúng ngày thì gia đình vẫn có thể cúng vào ngày 21 hoặc 22 tháng Chạp. Đây đều là những ngày đẹp, thích hợp để làm lễ cúng ông Công ông Táo.

Theo dân gian, Táo quân phải có mặt trên Thiên đình trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp để báo cáo với Ngọc Hoàng. Vì vậy, các gia đình cần hoàn thành lễ cúng trước giờ các Táo quân bay về trời - tức trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. 

Các gia đình có thể bắt đầu tiến hành cúng ông Công ông Táo từ tối 21 tháng Chạp cho đến trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.


Các gia đình cần hoàn thành lễ cúng trước giờ các Táo quân bay về trời - tức trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp
Các gia đình cần hoàn thành lễ cúng trước giờ các Táo quân bay về trời - tức trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa của ngày cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm dân gian, mỗi năm đều mở đầu bằng Tết Nguyên đán và kết thúc bằng Tết ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì thế, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, các gia đình thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời rất trang trọng. Đến đêm 30 tháng Chạp, các Táo quân lại trở về với gia đình, bước vào một năm mới. Cứ như vậy, hệ thống lễ Tết thành một chu kỳ khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.

Người xưa còn cho rằng, sau khi nghe Táo quân bẩm báo những chuyện trong năm qua, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để khen thưởng hoặc trách phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân về chầu trời, các gia đình sẽ thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo để các ngài "nói tốt" cho gia đình mình, giúp năm mới sẽ được ban phước lộc, may mắn, bình an. Ngoài ra, sự hiện diện của ông Công ông Táo trong mỗi ngôi nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho các thành viên trong gia đình. 

Lễ vật cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ, nhưng mỗi vùng miền lại có những nghi thức và lễ vật khác nhau. Thông thường, theo tục lệ cúng Táo quân, bên cạnh đèn nhang, tiền vàng, hoa tươi, trầu cau, mâm ngũ quả, mâm cỗ mặn/cỗ chay thì không thể thiếu những bộ mũ áo cho ông Công ông Táo.

Mũ ông Công ông Táo gồm 3 chiếc, hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Trong đó, mũ dành cho Táo ông thì có hai cánh chuồn, còn mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Để đơn giản hơn, cũng có khi người ta chủ cúng tượng trưng một mũ ông Công, kèm theo một chiếc áo và một đôi hài bằng giấy.

Màu sắc mũ, áo của ông Công ông Táo cũng thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Ví dụ, năm hành Kim thì dùng màu vàng, năm hành Mộc thì dùng màu trắng, năm hành Hỏa thì dùng màu đỏ, năm hành Thủy thì dùng màu xanh và năm hành Thổ dùng màu đen. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt sau lễ cúng Táo quân cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho ông Công ông Táo.

Lễ vật đặc biệt không thể thiếu trong lễ cúng ông Công ông Táo đó là cá chép vàng. Bởi theo truyền thuyết, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các Táo quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình nên người dân thường chuẩn bị 3 con cá chép sống, thả vào chậu hay bát nước sạch, cúng cùng các đồ lễ khác.

Sau khi cúng xong sẽ đem thả cá chép ở ao, hồ, sông,... nghĩa là "phóng sinh" để đưa Táo quân về trời. Phóng sinh cá chép vào ngày ông Công ông Táo không chỉ là  nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện sự từ bi của người dân Việt Nam.

Nên đặt mâm cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Có người cho rằng, Táo quân là thần bếp núc, do đó nên tiến hành cúng dưới bếp. Tuy nhiên, theo chuyên gia văn hóa, đây là một quan niệm sai. Bởi cúng Táo quân là cúng chung ba vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp (Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ) vì vậy phải được cúng tại bàn thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà.


Mâm cúng ông Công ông Táo phải được đặt ở bàn thờ chính, nơi trang nghiêm nhất của ngôi nhà
Mâm cúng ông Công ông Táo phải được đặt ở bàn thờ chính, nơi trang nghiêm nhất của ngôi nhà

Văn khấn ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Dưới đây chính là bài văn khấn ông Công ông Táo theo văn khấn cổ truyền Việt Nam, các gia đình có thể tham khảo:

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ………………

Ngụ tại: ………………

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Lưu ý: Lễ cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp thực chất mang ý nghĩa tiễn Táo quân về trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc lớn nhỏ trong năm của gia chủ. Vì thế, việc cầu xin tài lộc trong ngày này là không nên.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

8 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

9 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

11 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

13 giờ trước