Mách bạn kinh nghiệm đi chùa Hương 2022 chi tiết từ A đến Z

Thứ bảy, 03/04/2022-11:04
Chùa Hương là một trong những quần thể các chùa chiền linh thiêng nằm xen kẽ giữa nơi sơn thủy hữu tình. Nơi đây được biết đến là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng nằm ngay tại ngoại thành Hà Nội.. Nếu bạn đang có ý định du lịch Chùa Hương thì đừng bỏ lỡ kinh nghiệm cực chi tiết dưới đây.

Chùa Hương ở đâu?

Chùa Hương là tên gọi chung của một quần thể văn hóa truyền thống, tôn giáo. Nơi đây bao gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật cùng các ngôi đền linh thiêng khác nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi như chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan,…Trung tâm của quần thể này chính là chùa Hương nằm phía trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chùa không chỉ là một danh lam thắng cảnh mà còn là một di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng nổi tiếng của thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhiều khách du lịch tìm đến chùa Hương mỗi dịp lễ tết để cầu bình an cho gia đình.


Chùa Hương được biết là một trong số những quần thể văn hóa tôn giáo nổi tiếng ở miền Bắc
Chùa Hương được biết là một trong số những quần thể văn hóa tôn giáo nổi tiếng ở miền Bắc

Tìm hiểu chung về lịch sử và kiến trúc của chùa Hương

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số thông tin chi tiết về lịch sử cũng như kiểu kiến trúc của danh lam thắng cảnh này:

Chùa Hương thờ ai?

Chùa Hương là 1 quần thể chùa, đền nằm rải rác trên nhiều xã ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa chính của chùa Hương là chùa Trong, đây là nơi Bồ Tát Quan Thế Âm tu thành chính quả.

Từ bến đò Yến Vỹ thuyền đi khoảng 10 phút là tới đền Trình. Tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, có hình thế một con rồng lớn, dáng núi uy nghiêm, sinh khí trường tồn. Từ xa xưa người dân đã dựng ở đầu dãy núi một ngôi đền nhỏ để thờ một vị thần tướng là Quan Tư Mã Hùng Lang, người đã góp công đánh giặc Ân phò vua Hùng Vương thứ VI.

Sau khi rời đền Trình, thuyền sẽ đưa bạn cập bến Thiên Trù. Động Hương Tích cách bến Thiên Trù hơn 2km với độ cao 390m. Đây được coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Chùa có nhiều tượng quý, đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, được tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ 2 (1793).

Từ động Hương Tích quay trở về bạn sẽ gặp một ngôi đền nhỏ ở phía tay trái gọi là đền Cửa Võng hay đền Vân Song. Ngôi miếu nhỏ được xây dựng lên từ thuở xa xưa để thờ bà “chúa Rừng” có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công chúa Lê Mai Thánh Mẫu”.

Tiếp đến là chùa Thiên Trù. Tên gọi này do vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây thấy thiên văn địa lý khu vực chùa ứng với địa phận trên trời nằm vào chòm sao Thiên Trù. Ngày nay, nơi đây là một thiền viện lớn, tụ tập các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ Kinh, Luật, Luận của đạo Phật và họ tu hành Phật Pháp tại đây.

Ngoài ra, trong chùa Hương còn có Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Sự tích về chùa Hương

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết, ở đây đã có công chúa Diệu Thiện, tục gọi là Chúa Ba, ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm vào tu hành 9 năm và đắc đạo thành Phật đi giúp độ chúng sinh vào đúng ngày Phật Đản 19/2 Âm lịch.

Vào tháng 3/1770, Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá ngoài cửa động 5 chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Có thể nói rằng Chúa Trịnh Sâm là người đã đưa động Hương Tích thành một di tích lớn. Đồng thời cũng là người đặt nền móng cho sự phát triển của lễ hội chùa Hương về sau.


Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba
Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba

Tổng quan về kiến trúc

Suối Yến quanh năm nước chảy đôi bờ cùng dòng nước trong vắt, hoa cỏ cây trồng tươi tốt 4 mùa đã khiến nơi đây trở thành điểm vãn cảnh thích thú của nhiều người mỗi dịp về với chùa Hương.

Chùa Ngoài hay vẫn gọi là chùa Trò có tam quan đc cất trên 3 khoảng sân vô cùng rộng lớn cùng với tháp chuông 3 tầng mái được dựng ở sân thứ ba. Điểm nhấn nổi bật nhất của khối kiến trúc này là ở hai đầu hồi tam giác được lòi ra ở trên tầng cao nhất, điển hình cho lối kiến trúc cổ điển.

Khác với khối kiến trúc chùa Ngoài, chùa Trong lại thêm nền tảng từ một hang động cổ. Khi đến thăm nơi đây, du khách sẽ thấy được ngay ở lối vào động có khắc bốn chữ “Hương Tích động môn” cùng một lối đi 120 bậc đá dài dẫn vào động.

Cách di chuyển đến chùa Hương

Chùa Hương cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km, bạn sẽ mất khoảng hai giờ di chuyển để đến được nơi đây. Hiện nay có nhiều phương tiện di chuyển để bạn lựa chọn như xe máy, ô tô, xe bus,…Tùy theo nhu cầu sử dụng và mục đích chuyến đi của mình, bạn có thể lựa chọn loại phương tiện phù hợp nhất. 

Di chuyển bằng xe máy

Ở trung tâm thành phố nếu muốn khám phá chùa Hương bằng xe máy bạn có thể đi theo hướng Nguyễn Trãi, Thanh Xuân đến Hà Đông, tới ngã ba Ba La rồi rẽ trái theo hướng Vân Đình. Sau đó, bạn đi tiếp khoảng 40km sẽ tới Tế Tiêu, rẽ trái và hỏi đường tới chùa Hương. Ngoài ra, bạn có thể đi đường quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

Bạn có thể sử dụng Google maps chỉ đường hoặc hỏi thăm người dân sống quanh đó để đi đến Chùa Hương dễ dàng hơn. Ngoài ra, các bạn cần mang theo đầy đủ giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm giao thông đường bộ bắt buộc. Đặc biệt chú ý trang bị gương chiếu hậu đầy đủ và đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn trong suốt chuyến đi.



Nhiều người đi phượt chùa Hương bằng xe máy vào dịp cuối tuần
Nhiều người đi phượt chùa Hương bằng xe máy vào dịp cuối tuần

Di chuyển bằng oto

Các bạn có thể đi theo tuyến đường cao tốc Pháp Vân, Giẽ tới nút giao Đồng Văn rồi rẽ phải vào Quốc lộ 38. Sau đó đi tiếp 15km theo hướng chợ Dầu sẽ đến Chùa Hương. 

Di chuyển bằng xe bus

Nếu bạn không đi được bằng xe máy thì có thể lựa chọn phương tiện xe bus để tiết kiệm chi phí cũng như đỡ vất vả về đoạn đường đi. Hiện nay có một số chuyến xe bus về Chùa Hương vô cùng thuận tiện cho du khách như 211, 78 hoặc 75. Bạn có thể bắt xe bus 211 và 78 từ bến xe Mỹ Đình, xe số 75 từ bến xe Yên Nghĩa. Nếu không biết điểm dừng ở đâu bạn có thể hỏi phụ xe để xuống đúng điểm. Khi xuống, bạn sẽ phải phải đi bộ khá xa để vào được khu danh thắng hoặc có thể đi xe ôm hoặc taxi.


Các tuyến xe bus đi chùa Hương
Các tuyến xe bus đi chùa Hương

Nên đi chùa Hương vào tháng mấy trong năm?

Du khách có thể tới chùa Hương vào bất kỳ thời điểm nào. Khoảng cuối tháng 3 âm lịch là mùa hoa gạo nở đỏ rực hai bờ suối Yến. Ngoài ra, mùa thu cũng là thời điểm hoa súng nở rộ tại chùa Hương rất đẹp. Lúc này chùa khá vắng vẻ nên bạn sẽ có rất nhiều thời gian để thảnh thơi vãn cảnh, lễ chùa, việc di chuyển cũng vì thế mà tiết kiệm được thời gian hơn.

Lễ hội chùa Hương diễn ra vào ngày nào?

Lễ hội chùa Hương sẽ diễn ra từ tháng 1 cho đến hết tháng 3 âm lịch. Đông nhất là vào khoảng tháng 1, trong đó mùng 6 tháng Giêng sẽ là ngày khai hội chùa Hương. Đây cũng là thời điểm chùa Hương hết sức đông đúc, do rất nhiều phật tử gần xa trở về hành hương.

Tới chùa Hương dịp lễ hội, bạn sẽ có dịp thưởng thức các chương trình văn nghệ như hát văn, hát chèo hay các cuộc thi chèo thuyền, leo núi,….Ý nghĩa lễ hội Chùa Hương trước đây là khai sơn, mở rừng, ngày nay còn có ý nghĩa là khai chùa, mở chùa.


Khám phá lễ hội chùa Hương
Khám phá lễ hội chùa Hương

Giá vé tham quan chùa Hương

Trong năm 2022 giá vé Chùa Hương không có sự thay đổi nhiều so với những năm trước, cụ thể như sau: 

- Vé tham quan thắng cảnh chung là 80.000 đồng/người (bao gồm vé vào Chùa Hương và 21 điểm di tích thắng cảnh tại Chùa Hương)

- Vé đò tuyến Hương Tích là 50.000 đồng/người cho cả lượt vào và lượt ra. Riêng đối với tuyến Tuyết Sơn, Long Vân thì giá vé đò, thuyền là 35.000 đồng/người. 

- Vé cáp treo khứ hồi là 180.000 đồng/vé đối với người lớn và 120.000 đồng/vé đối với trẻ em. Giá vé một chiều người lớn là 120.000 đồng/vé. Giá vé một chiều cho trẻ em là 90.000 đồng/vé. 

- Đối với những trường hợp đặc biệt như thương binh hạng đặc biệt, trẻ em cao dưới 1,1m ,dưới 10 tuổi sẽ được miễn phí vé hoàn toàn. 

Các điểm tham quan tại chùa Hương

Để đi hết được trọn vẹn tất cả các chùa tại đây, du khách sẽ mất từ 2 - 3 ngày. Theo kinh nghiệm đi chùa Hương thì bạn nên đi theo tuyến như sau:

Tuyến Hương Tích

Tuyến Hương Tích bạn có thể bắt đầu từ Đền Trình - Chùa Thiên Trù - Động Tiên Sơn - Chùa Giải Oan - Đền Trần Song - Động Hương Tích - Chùa Hinh Bồng.

Dù đi bằng phương tiện gì thì bạn cũng sẽ phải tới bến Đục để bắt đầu hành trình du lịch Chùa Hương. Đây là nơi được gọi là “cửa ngõ” để bạn hành hương về chốn tâm linh. Đầu tiên bạn sẽ dừng ở khu đền Trình (Ngũ Nhạc Linh Từ) để vào làm lễ trình diện với các vị Sơn thần. Sau khi hạ lễ, bạn tiếp tục theo dòng suối qua hang Bà, cầu Hội và đến bến Trò.

Chùa Thiên Trù (chùa Ngoài) còn có tên gọi là “Bếp Trời”. Sau năm 1954 chùa được xây dựng lại thành quần thể kiến trúc nguy nga, độc đáo, trở thành trung tâm của thắng cảnh Hương Sơn. Chùa Hinh Bồng nằm trên núi cao và có một động nhỏ, chếch phía sau chùa Thiên Trù. Bên cạnh đó, còn có Động Đại Binh nằm cách chùa Thiên Trù 700m.

Từ chùa Thiên Trù rẽ phải theo một con đường nhỏ men sườn núi lối đi vào chùa Trong, khoảng hơn 1km là tới chùa Tiên Sơn. Trong chùa có 5 pho tượng đá trắng là 5 người trong gia đình bà chúa Ba gồm Phật Bà, bố, mẹ, chị Cả, chị Hai. Ngoài ra chùa cũng có động gọi là động Núi Tiên, thờ Phật Bà Quan Thế Âm.

Vẫn trên đường vào chùa Trong, rẽ tay trái là chùa Giải Oan, được dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền thờ phụng đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong chùa có giếng Thanh Trì nước trong suốt không bao giờ cạn, được gọi là giếng Giải Oan. Tương truyền đây chính là nơi đức Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện tắm, tẩy sạch bụi trần trước khi đi vào cõi Phật.

Động Hương Tích cách chùa Giải Oan khoảng 2,5km đường núi, có nhiều chỗ quanh co, càng gần tới động thì dốc càng cao. Trong động có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với nhiều hình dáng: Bầu Sữa Mẹ, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc,…


Chùa Hương tuyến Hương Tích
Chùa Hương tuyến Hương Tích

Tuyến Tuyết Sơn

Tuyết Tuyết Sơn bao gồm có Chùa Bảo Đài - Động Chùa Cá - Động Tuyết Sơn. Để đến đây bạn có thể đi bộ ra bến đò Tuyết Sơn, rồi thuê đò đi tham quan. Hoặc sau khi vào chùa Thiên Trù, theo con đường nhỏ men sườn núi, rẽ trái, đi về phía Nam khoảng 4km là tới khu Tuyết Sơn.

Ðây là một quần thể đẹp thứ hai sau động Hương Tích. Suối Tuyết tuy nhỏ nhưng nước trong xanh, uốn lượn quanh co sâu vào trong dãy núi. Ðiểm dừng đầu tiên trong tuyến này là vào đền Trình Phú Yên thắp hương, trình lễ rồi vào Bảo Ðài cổ sái để lễ phật, nghe kinh.

Ði tiếp là đến động Ngọc Long có pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tạc liền vào vách đá. Trong động có ánh sáng mờ ảo, nhũ đá, măng đá rủ xuống trông như những ổ rồng quấn quýt.

Tuyến Thanh Sơn

Thuyền qua đền Trình là đến cầu Hội. Từ đây du khách đi qua cầu để vào tham quan chùa Thanh Sơn. Sau chùa có động Hương Đài.

Tuyến Long Vân

Tuyến Long Vân đi từ Chùa Long Vân - Động Long Vân - Hang Sũng Sàm. Sau khi vào đặt lễ ở đền Trình, xuống đò đi tiếp các bạn sẽ thấy dòng suối rẽ đôi, phía trái là đi vào động và chùa Long Vân. Chùa nằm ở trên sườn núi, một nửa lấp sau núi Ân Sơn, một nửa lộ ra giữa rừng cây xanh biếc.


Chùa Long Vân
Chùa Long Vân

Một số chú ý khi đến chùa Hương

Khi đến chùa Hương, bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

Lựa chọn trang phục lịch sự

Khi đến bất kỳ nơi tâm linh nào cũng vậy, bạn cần lựa chọn những bộ trang phục lịch sự, kín đáo, tránh ăn mặc phản cảm khi lên chùa dâng hương. Nên chọn quần áo tối màu, có cổ, quần dài, áo dài, hoặc đồ lam càng tốt.

Ngoài ra, khi đi chùa Hương sẽ phải đi bộ và leo bậc khá nhiều các bạn nên lựa chọn cho mình những đôi giày vải mềm để cảm thấy thật thoải mái khi di chuyển. Nên chuẩn bị mọi thứ gọn nhẹ nhất có thể để tránh việc xách nặng, cồng kềnh khi leo núi sẽ rất mệt.

Chuẩn bị lễ tại nhà

Dọc cửa chùa có rất nhiều gian hàng chuẩn bị đầy đủ lễ hương, loại, bánh, trái. Tuy nhiên bạn nên chuẩn bị ở nhà để tiết kiệm chi phí, tránh trường hợp bị ép giá, cũng như chuẩn bị đầy đủ sớ hay đồ lễ cần thiết.


Việc sắm lễ chùa Hương cũng như cầu gì là do tâm của bạn
Việc sắm lễ chùa Hương cũng như cầu gì là do tâm của bạn

Lưu ý khi mua quà

Tại khu di tích Hương Sơn có rất nhiều đặc sản, đồ lưu niệm được bày bán để du khách có thể mua về làm quà. Tuy nhiên bạn cần trả giá trước để tránh trường hợp bị ép giá, đặc biệt trong những ngày lễ hội. Đối với một số loại đồ ăn đóng hộp như bánh củ mài, bánh rau sắng,…cần kiểm tra hạn sử dụng để tránh mua phải sản phẩm đã quá hạn. 

Bảo quản đồ dùng cá nhân

Khi đi du lịch Chùa Hương bạn cũng cần đặc biệt lưu ý bảo quản tốt tư trang của mình khi di chuyển ở những nơi đông người. Nên đeo ví tiền, điện thoại trước ngực để tránh bị móc trộm.

Chuẩn bị đồ ăn tại nhà

Các bạn nên chuẩn bị một chút đồ ăn tại nhà như: nước lọc, bánh mì, xôi, giò, trái cây,….để có thể dừng ăn dọc đường. Quanh đường lên chùa cũng có rất nhiều hàng quán nhưng chất lượng thường không đảm bảo và giá thành khá cao.


Chuẩn bị trước đồ ăn tại nhà sẽ khiến bạn chủ động hơn trong chuyến đi
Chuẩn bị trước đồ ăn tại nhà sẽ khiến bạn chủ động hơn trong chuyến đi

Xem trước thời tiết

Để có chuyến du lịch thuận lợi nhất bạn nên xem trước thời tiết chùa Hương trong 10 ngày tới để kịp chuẩn bị. Nên đem theo áo mưa, ô để sử dụng khi trời mưa.

Kinh nghiệm mua vé đò

Nếu bạn du lịch chùa Hương vào mùa lễ hội đông đúc, nên vào hẳn khu suối Yến để mua vé và thỏa thuận kỹ càng về giá tiền cũng như số khách tối đa ngồi trên đò trước khi đi. Suối Yên khá sâu nên bạn phải chú ý an toàn khi ngồi đò, cũng như bảo quản đồ dùng của mình cẩn thận.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm du lịch Chùa Hương mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng, bạn đã có những kiến thức cơ bản cũng như nơi đi thăm quan tại đây. Chúc bạn có một chuyến đi trọn vẹn như ý.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Vợ chồng 9X thiết kế căn villa phong cách Indochine đẹp nức nở, góc nào cũng có thể trở thành background “sống ảo”

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

6 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

6 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

6 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

7 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

7 giờ trước