Vốn hoá là gì? Những kiến thức cơ bản về vốn hoá thị trường

Thứ sáu, 01/07/2022-00:07
Vốn hoá thị trường là khái niệm không còn xa lạ khi định giá doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được khái niệm, vai trò của vốn hoá thị trường trong việc hỗ trợ nhà đầu ra đưa ra đánh giá, quyết định đúng đắn.

Vốn hoá là gì?

Vốn hoá là giá trị của công ty đó qua hình thức cổ phiếu. Hiện nay, các nhà đầu tư còn sử dụng vốn hoá thị trường trong đánh giá giới hạn, khả năng đầu tư, rủi ro khi đầu tư vào một công ty nhằm đưa ra quyết định phù hợp.

Tỷ lệ vốn hoá được xác định theo công thức: số lượng cổ phiếu trên thị trường X giá cổ phiếu. Trong thực tế, trước khi đưa ra quyết định, nhà đầu tư cần thu thập, nghiên cứu và đánh giá thông tin trên nhiều phương diện khác nhau và tỷ lệ vốn hoá là một trong những yếu tố quan trọng cần cân nhắc.


Vốn hoá thị trường của một công ty xác định giá trị của công ty đó qua hình thức cổ phiếu.
Vốn hoá thị trường của một công ty xác định giá trị của công ty đó qua hình thức cổ phiếu.

Tầm quan trọng của vốn hoá thị trường

Vốn hoá thị trường là tiêu chí đánh giá tổng hợp đối với một công ty, là căn cứ giúp nhà đầu tư đánh giá lợi nhuận, rủi ro có thể gặp phải trong quá trình đầu tư vào một công ty. Vai trò chính của thông số vốn hoá là cập nhật cho nhà đầu tư nắm được giá trị của công ty khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí vốn hóa thị trường

Giá trị vốn hoá lớn

Các doanh nghiệp có vốn hoá lớn bao gồm nhóm doanh nghiệp có giá cổ phiếu cao và số lượng cổ phiếu lớn trên thị trường. Thông thường, những công ty này có quy mô hoạt động lớn, giá trị cổ phiếu cao thể hiện giá trị của công ty này trên thị trường cũng như uy tín của doanh nghiệp trong lòng công chúng.

Các doanh nghiệp thuộc nhóm giá trị vốn hoá lớn thường được biết đến rộng rãi, dẫn đầu trong ngành, ví dụ như VinGroup, Vinamilk, Ngân hàng Vietcombank...


Các doanh nghiệp có vốn hoá lớn bao gồm nhóm doanh nghiệp có giá cổ phiếu cao và số lượng cổ phiếu lớn trên thị trường.
Các doanh nghiệp có vốn hoá lớn bao gồm nhóm doanh nghiệp có giá cổ phiếu cao và số lượng cổ phiếu lớn trên thị trường.

Giá trị vốn hoá vừa

Các doanh nghiệp có vốn hoá vừa bao gồm nhóm các doanh nghiệp có giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu không bằng so với nhóm doanh nghiệp vốn hoá lớn.

Mức độ hoạt động trong ngành của nhóm doanh nghiệp này đạt mức vừa và giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán không quá cao. Đây là nhóm những doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, chưa nhận được sự chú ý từ thị trường, công chúng.

Những doanh nghiệp, công ty trong phân khúc này đang trong giai đoạn cạnh tranh, tăng thị phần cũng như tăng giá trị cổ phiếu. Tốc độ tăng trưởng giá cổ phiếu càng cao, càng cho thấy hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp cũng như tốc độ chiếm uy tín, gây sự chú ý trong lòng công chúng.

Giá trị vốn hoá nhỏ

Các doanh nghiệp có vốn hoá nhỏ bao gồm nhóm các doanh nghiệp đang sở hữu lượng cổ phiếu ít hoặc giá cổ phiếu thấp. Những doanh nghiệp tỏng nhóm này thường có quy mô hoạt động nhỏ, giá trị cổ phiếu thấp do hoạt động trong môi trường khó cạnh tranh, lợi nhuận còn thấp hoặc chưa nhận được sự chú ý từ thị trường, cổ phiếu bị đánh giá thấp...


Các doanh nghiệp có vốn hoá nhỏ bao gồm nhóm các doanh nghiệp đang sở hữu lượng cổ phiếu ít hoặc giá cổ phiếu thấp.
Các doanh nghiệp có vốn hoá nhỏ bao gồm nhóm các doanh nghiệp đang sở hữu lượng cổ phiếu ít hoặc giá cổ phiếu thấp.

Giá trị vốn hoá siêu nhỏ

Các doanh nghiệp có vốn hoá siêu nhỏ bao gồm nhóm các doanh nghiệp có giá cổ phiếu cực thấp, biểu hiện của hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hoặc các hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả kỳ vọng, thậm chí có doanh nghiệp bước vào thời kỳ suy thoái, mang lại rủi ro cao hoặc không có số liệu đối chiếu để đánh giá, đầu tư.

Các nhân tố tác động đến giá trị vốn hoá thị trường của doanh nghiệp

Có hai nhân tố ảnh hưởng đến giá trị vốn hoá thị trường của một công ty đó là thị giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường.

Trong trường hợp, giá cổ phiếu của doanh nghiệp, tổ chức gặp biến động trên thị trường khiến vốn hoá thị trường của doanh nghiệp đó biến động theo. Tương tự, số lượng cổ phiếu trên thị trường của doanh nghiệp biến thiên cũng khiến giá trị vốn hoá của doanh nghiệp thay đổi.

Ví dụ khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường, nghĩa là số lượng cổ phiếu trên thị trường gia tăng, nếu giá cổ phiếu không đổi thì vốn hoá thị trường của công ty trong trường hợp này sẽ tăng. 


Có hai nhân tố ảnh hưởng đến giá trị vốn hoá thị trường của một công ty đó là thị giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường.
Có hai nhân tố ảnh hưởng đến giá trị vốn hoá thị trường của một công ty đó là thị giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường.

Tuy nhiên, việc chia tách cổ phiếu không ảnh hưởng tới giá trị vốn hoá thị trường. Trong trường hợp cổ phiếu bị chia tách đẩy số lượng cổ phiếu tặng, thị giá của cổ phiếu sẽ giảm với mức tương đương chính vì thế giá trị vốn hoá được giữ nguyên không đổi.

So sánh vốn chủ sở hữu và vốn hoá thị trường

Để phân biệt vốn hoá thị trường và vốn chủ sở hữu cần hiểu rõ cách hoạt động cũng như đánh giá hai dòng vốn này đối với mỗi doanh nghiệp.

  • Vốn hoá thị trường là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động, mức độ uy tín và sức ảnh hưởng của thị trường tới cổ phiếu của doanh nghiệp. Vốn hoá thị trường chịu ảnh hưởng của giá cổ phiếu và lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Chính vì thế, sự thay đổi của thị giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của vốn hoá thị trường.
  • Vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá giá trị thực của một doanh nghiệp. Thay vì thị giá cổ phiếu, vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của các loại tài sản của công ty. 

Vốn hoá thị trường là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động, mức độ uy tín và sức ảnh hưởng của thị trường tới cổ phiếu của doanh nghiệp.
Vốn hoá thị trường là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động, mức độ uy tín và sức ảnh hưởng của thị trường tới cổ phiếu của doanh nghiệp.

Những ảnh hưởng của vốn hoá thị trường đến quyết định của nhà đầu tư

Bất kỳ sự đầu tư nào cũng cần dựa trên thông tin chi tiết, mục tiêu cụ thể của nhà đầu tư. Dưới đây là một số kinh nghiệm, kiến thức nhà đầu tư cần nắm rõ trước khi sử dụng vốn hoá thị trường trong phân tích, đầu tư vào doanh nghiệp:

  • Khi phân tích, so sánh thị giá cổ phần giữa các doanh nghiệp, cần nắm rõ sự khác biệt giữa vốn hoá của doanh nghiệp và giá trị thực của doanh nghiệp (vốn hoá và vốn chủ sở hữu)
  • Không chỉ thông tin về giá trị vốn hoá thị trường, các nhà đầu tư cần nắm rõ mọi thông tin bên lề về doanh nghiệp như sự minh bạch trong hoạt động, uy tín trong lòng công chúng, chất lượng sản phẩm, phân khúc hoạt động... từ đó có những quyết định đầu tư phù hợp.
  • Không sử dụng các hình thức phân tích kỹ thuật với những doanh nghiệp có vốn hoá quá nhỏ, thiếu thông tin, dữ liệu, không đủ minh bạch trong báo cáo tài chính hoặc việc công bố thông tin không rõ ràng. 
  • Trong trường hợp đang phân vân, cân nhắc giữa hai cổ phiếu của hai doanh nghiệp trên thị trường, ưu tiên đầu tư vào các doanh nghiệp có vốn hoá thị trường cao với các khoản đầu tư lớn. 

Hy vọng với nội dung trên, quý bạn đọc đã có thêm kiến thức, hiểu biết về khái niệm vốn hoá thị trường và có những áp dụng phù hợp trong quá trình đầu tư mang lại hiệu quả cao. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

12 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

13 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

14 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

16 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

18 giờ trước