Thuật ngữ ALM là gì? Ứng dụng của ALM trong hệ thống Ngân hàng - Tài chính

Thứ tư, 15/09/2022-09:09
Chúng ta biết rằng mọi tổ chức Ngân hàng và Tài chính đều phải đối mặt với bất cứ rủi ro nào trong kinh doanh như rủi ro tài sản, rủi ro lãi suất,... Vì vậy, ALM là một trong những giải pháp có vị trí quan trọng, cần những cá nhân có kinh nghiệm, có chuyên môn cùng sự am hiểu về thị trường Tài chính - Ngân hàng quản lý. Sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu “ALM là gì?” và những thông tin liên quan.

Giải thích ngắn gọn về thuật ngữ ALM

ALM có nhiều cách giải thích khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề nhất định. Nếu xét ở ngành tài chính, ALM được hiểu là quá trình đưa ra các quyết định để kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra hoặc đang tồn tại, nhằm hướng đến mục đích của sự tăng trưởng và ổn định trong một hệ thống bằng việc cân bằng giữa nợ phải trả và tài sản hiện có. 

Ngoài ra ALM còn là tập hợp những nỗ lực của những nhà lãnh đạo đứng đầu trong tổ chức cùng các nhà quản lý cấp cao của tổ chức đó, để thận trọng trong việc cân bằng giữa thu nhập tiềm năng ở hiện tại và trong tương lai.

Một cách hiểu khác về ALM: Là một kỹ thuật hay công cụ được xây dựng để phát triển lợi nhuận tương xứng trong khi vẫn duy trì được những khoản thặng dư tài khoản trong các khoản nợ. ALM là sự quản lý dư thừa dùng xem xét lãi suất và mức độ nhận nợ.


ALM là sự quản lý dư thừa dùng xem xét lãi suất và mức độ nhận nợ
ALM là sự quản lý dư thừa dùng xem xét lãi suất và mức độ nhận nợ

Lý do vì sao ALM đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Ngân hàng - Tài chính

Những hữu ích của ALM là gì? ALM là một phần không thể thiếu trong quá trình quản trị tài chính của bất kỳ tổ chức Ngân hàng - Tài chính thương mại nào. Có thể nhìn nhận thực tế, thị trường Tài chính thế giới đã chứng kiến nhiều biến động với tốc độ chóng mặt.

Giữa những hoạt động kinh doanh có liên quan đến tài sản và nợ phải trả, giá trị tỷ lệ đối hoái hay tỷ lệ lãi suất nội địa không cố định nổ ra cạnh tranh gay gắt. Những áp lực vô hình của điều này đã và đang tạo ra đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo của các tổ chức Ngân hàng - Tài chính. Họ phải cố gắng duy trì tốt giữa các khoản chênh lệch, lợi nhuận và cả khả năng tồn tại lâu dài.

Nhìn chung, những rủi ro có liên quan và tác động trực tiếp trong quá trình hoạt động của các tổ chức Ngân hàng - Tài chính không chỉ ảnh hưởng đến sự thịnh suy của các tổ chức mà còn quyết định sự tồn vong của một tập thể. Vì vậy, ALM đóng vai trò trở thành một trong những vị trí công việc không thể vắng mặt trong các tổ chức này: Chuyên viên quản lý rủi ro.


ALM là một vị trí không thể vắng mặt trong hệ thống Ngân hàng - Tài chính
ALM là một vị trí không thể vắng mặt trong hệ thống Ngân hàng - Tài chính

Trách nhiệm cần làm trong công việc của ALM là gì?

Với những ai chưa có kinh nghiệm thì khó có thể hiểu được nội dung công việc và những nhiệm vụ của một nhân viên quản lý tài sản và cách thức trong công việc cụ thể như thế nào. Nếu ALM là mục tiêu vị trí công việc trong tương lai của bạn thì những gì chúng tôi nhắc đến ngay sau đây sẽ giúp bạn gia tăng sự tự tin khi đi phỏng vấn.

Mục tiêu chính và những nhiệm vụ của vai trò ALM

“Công việc của vị trí ALM trong hệ thống Ngân hàng - Tài chính là gì?” Công việc cụ thể của ALM sẽ khiến bạn cảm thấy khá choáng ngợp bởi khối lượng nhiệm vụ rất nhiều, nghiêng nhiều về khả năng đánh giá và phân tích. Đối với mỗi tổ chức Ngân hàng - Tài chính, các nhiệm vụ cụ thể của ALM sẽ không giống nhau. Chính vì vậy, không có một mô tả công việc chi tiết, cụ thể, cơ bản cho ALM. Tuy nhiên, ở góc độ xét chức năng vị trí thì ALM có những nhiệm vụ cần làm trong công việc như sau:

  • Đối với cơ chế FTP, ALM chịu trách nhiệm điều hành, lãi suất huy động vốn.
  • ALM là người cung cấp kế hoạch chi tiết cho ALCO và những nhân viên ngân hàng sẽ tuân thủ theo khi xác định, kiểm soát các rủi ro.
  • ALM còn có một nhiệm vụ rất quan trọng là đảm bảo sự cân đối về các dòng vốn cho tổ chức Ngân hàng - Tài chính.

Đối với mỗi ngân hàng, các nhiệm vụ cụ thể của ALM sẽ không giống nhau
Đối với mỗi ngân hàng, các nhiệm vụ cụ thể của ALM sẽ không giống nhau

Ví dụ về công việc của vị trí ALM trong ngân hàng Vietcombank

Bạn có thể xem ví dụ mô tả công việc của một chuyên viên ALM ở ngân hàng Vietcombank như sau:

  • Tham gia các hoạt động giao dịch cần thực hiện như: tiền tệ liên ngân hàng, vốn, chứng khoán hay vay nợ,... trong kinh doanh của ngân hàng.
  • ALM có nhiệm vụ trực tiếp quản lý và hàng ngày theo dõi hoạt động thanh khoản định kỳ. Đặc biệt quản lý và áp dụng các quy chuẩn để đưa những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thanh khoản về mức tối thiểu.
  • ALM có trách nhiệm giám sát và theo dõi bảng tổng hợp tài sản nợ.
  • ALM là người thực hiện triển và thực thi các dự án như ALM, FTP.
  • ALM là người thực hiện các chức năng hỗ trợ ALCO.
  • ALM sẽ thực hiện một số công việc liên quan được phân công trong quá trình làm việc cũng như tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và huấn luyện chuyên môn do Vietcombank tổ chức.

ALM là người thực hiện các chức năng hỗ trợ ALCO
ALM là người thực hiện các chức năng hỗ trợ ALCO

Những kỹ năng và tố chất cần có để ứng tuyển vị trí ALM là gì?

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu thuật ngữ ALM, trách nhiệm và nhiệm vụ của ALM đối với hệ thống Ngân hàng - Tài chính thương mại. Vậy nhưng, những kỹ năng và tố chất cần có để ứng tuyển vị trí ALM là gì?

Những chuyên viên ALM là những người cần phải có kiến thức vững vàng về thị trường thương mại, cơ chế tài chính, hiểu biết các quá trình rủi ro trong quản lý,... Họ cũng bắt buộc nắm rõ những kiến thức luật pháp có liên quan tới công việc của họ.

Với khối lượng công việc tương đối nhiều áp lực và khó khăn của ALM, các ngân hàng đề cao những ứng viên có kinh nghiệm khoảng từ 2 năm trở lên. Ngoài ra, ALM tại các ngân hàng được yêu cầu về kỹ năng như giao tiếp, đàm phát, phát biểu, khả năng mở rộng và duy trì các mối quan hệ phục vụ cho công việc. 

Ngoài ra, chuyên viên ALM cần có những năng lực như tư duy logic, phân tích, đánh giá công việc cũng như tinh thần làm việc nhóm cao, có trách nhiệm với những công việc được phân công, và khả năng hoàn thiện công việc đúng tiến độ. Qua đây, có thể thấy rằng các chuyên viên ALM cần những kỹ năng và phẩm chất đặc biệt cũng như sự nỗ lực làm việc để phát huy được hết những năng lực của bản thân, đem lại hiệu quả cao trong công việc.


ALM tại các ngân hàng được yêu cầu về kỹ năng như giao tiếp
ALM tại các ngân hàng được yêu cầu về kỹ năng như giao tiếp

Tổng kết

Với những trọng trách quan trọng nhằm giữ sự cân bằng của các hoạt động trong các đơn vị Ngân hàng - Tài chính thương mại thì chuyên viên ALM là một vị trí cũng đem lại nguồn thu nhập khủng. Và đây cũng là một trong những ngành nghề đem lại con đường thăng tiến sáng láng cho những ai đang muốn theo đuổi với Ngân hàng - Tài chính. Qua bài viết này, hy vọng với câu trả lời của chúng tôi về “ALM là gì?” và những thông tin liên quan được đề cập, các bạn có thể đưa ra mục tiêu công việc tương lai cho mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Bí quyết kê giường ngủ đúng hướng tài lộc, tốt cho sức khỏe

1 giờ trước

Cách các ngân hàng số thu hút khách hàng mà không cần mở chi nhánh

1 giờ trước

Nâng hạng thị trường chứng khoán, hàng chục tỷ USD sẽ chảy vào Việt Nam

1 giờ trước

70% nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm 2024

1 giờ trước

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

15 giờ trước