Thành phố vệ tinh là gì? Khái niệm và Cơ chế phát triển

Chủ nhật, 01/01/2023-11:01
Mô hình thành phố vệ tinh đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển ở Châu Âu và Châu Mỹ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu thành phố vệ tinh là gì? và đặc điểm của thành phố vệ tinh

Thành phố vệ tinh là gì?

Thành phố vệ tinh là mạng lưới các thành phố nhỏ bao quanh một thành phố lớn trung tâm, mục đích là để phân tán dân cư tại các thành phố lớn. Các thành phố vệ tinh nằm cách thành phố chính từ 40-50 km. 

Lý thuyết về thành phố vệ tinh là gì xuất hiện từ năm 1922, trong cuốn sách Thực tiễn quy hoạch đô thị do kiến trúc sư người Anh, Raymond Unvin viết. Sau đó, mô hình thành phố vệ tinh được áp dụng trên nhiều quốc gia và được xem là giải pháp được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới và được coi là giải pháp chủ yếu quan trọng để giảm hiện tượng tập trung đông đúc dân cư tại thành phố trung tâm.

Nhìn nhận tại thời điểm hiện tại, quá trình công nghiệp hóa diễn ra đã kéo theo sự phát triển của quá trình đô thị hóa. Đặc trưng của quá trình đô thị hóa lại chính là tỷ lệ dân cư thành phố tăng cao, từ đó thúc đẩy sự hình thành của các siêu đô thị. Các siêu đô thị lớn trên thế giới có thể kể đến như Tokyo, Sao Paulo, Delhi, Mexico City, Dhaka, Mumbai, Thượng Hải và Bắc Kinh. Đây là các thành phố tập trung rất đông dân số, tính đến năm 2021, tất cả đều có trên 20 triệu dân cư, Tokyo dẫn đầu với dân số lên đến hơn 37 triệu người.

Sự bùng nổ đô thị hóa đi kèm với bùng nổ dân số tại các nước đang phát triển vẫn đang tiếp tục gia tăng. Điều đáng lo ngại của quá trình này là nó tạo ra xu hướng chuyển cư từ nông thôn lên các thành phố lớn, nhất là thủ đô, để tìm kiếm cơ hội việc làm với thu nhập khá hơn và điều kiện an sinh tốt hơn. Vô tình xu hướng ấy đã làm tăng thêm sự mất cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn. 

Liên hợp quốc ước tính đến năm 2050, dân số sống tại thành thị sẽ chiếm 66% tổng dân số thế giới, một tỷ lệ báo động khi hiện tại tỷ lệ mới ở mức 54%. Khi ngày càng nhiều người đổ vào các thành phố lớn để sinh sống và làm, rất nhiều vấn đề đô thị có thể phát sinh như: Thiếu nhà ở, tỷ lệ thất nghiệp tăng, ùn tắc giao thông… Những vấn đề đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng và ô nhiễm môi trường.

Quay về chủ đề chính: Thành phố vệ tinh là gì. Thành phố vệ tinh là những thành phố nhỏ, có vị trí địa lý xung quanh thành phố lớn. Tuy nhiên, các thành phố vệ tinh không trực thuộc các thành phố lớn đó, mà có hệ thống chính quyền địa phương độc lập và sở hữu những đặc trưng riêng biệt của một thành phố.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, thành phố vệ tinh đóng vai trò thúc đẩy phát triển đô thị và liên kết vùng. Do đó, việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để rút ngắn thời gian di chuyển giữa thành phố trung tâm và thành phố vệ tinh là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu.


 
 

Đặc điểm của Thành phố vệ tinh là gì?

  • Về cơ bản, một thành phố vệ tinh có vị trí vừa gần một thành phố nhỏ hơn vừa gần một thành phố lớn; đồng thời có hệ thống chính quyền địa phương và kinh tế độc lập.
  • Dù chịu rất nhiều ảnh hưởng từ các thành phố lớn gần đó, nhưng thành phố vệ tinh vẫn có nét văn hóa lịch sử và kinh tế riêng biệt.
  • Thành phố vệ tinh không phải là phần mở rộng thành phố lớn. Chúng có sự khác biệt rõ ràng về mặt địa lý. Ở một số khu vực, thậm chí khoảng cách giữa thành phố lớn và thành phố vệ tinh chỉ là vài km nhưng chúng vẫn là hai thành phố khác nhau.
  • Các thành phố vệ tinh thường sẽ kém phát triển hơn các thành phố lớn gần đó. Dân số cũng nhỏ hơn nhiều so với các thành phố lớn. Tiện ích và cơ sở hạ tầng của thành phố vệ tinh thường thua kém hơn các thành phố lớn.

Hai cơ chế phát triển của Thành phố vệ tinh là gì?

Cơ chế phát triển của từng vùng đều có sự khác biệt. Do đó, cơ chế của thành phố vệ tinh cũng được phân thành nhiều loại, 2 cơ chế chính và phổ biến nhất là Thành phố vệ tinh phát triển độc lập và Thành phố vệ tinh phát triển “ký sinh” theo thành phố trung tâm. Hai cơ chế này đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Thành phố vệ tinh phát triển độc lập khỏi thành phố trung tâm

Đây là cơ chế phát triển của nhiều thành phố vệ tinh hiện nay. Với cơ chế độc lập, các thành phố vệ tinh này sẽ tự thực hiện kế hoạch dân số, cũng như các chính sách y tế, giáo dục, văn hóa xã hội… như một thành phố trung tâm.

Người dân sống tại các thành phố vệ tinh cũng được trang bị đầy đủ tiện ích thiết yếu. Các thành phố vệ tinh theo cơ chế này rất được ưa chuộng bởi sự tiện nghi sẵn có và những tiện ích xung quanh giống như một thành phố trung tâm.

Tuy nhiên, những thành phố vệ tinh phát triển độc lập khỏi thành phố trung tâm lại gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý và các thành phố trung tâm cũng khó có thể kiểm soát các thành phố vệ tinh của chúng.

Thành phố vệ tinh phát triển “ký sinh” theo thành phố trung tâm

Với cơ chế phát triển “ký sinh” là các thành phố vệ tinh sẽ được quản lý trực tiếp và phát triển dựa trên các chính sách của thành phố trung tâm. Nhiệm vụ của các thành phố vệ tinh xây dựng các chính sách về y tế, giáo dục và văn hóa sao cho phù hợp với lợi ích của người dân và các tiêu chí do thành phố trung tâm đề ra.

Ưu điểm của cơ chế này là các thành phố lớn có thể thuận tiện quản lý các thành phố vệ tinh, các chính sách cũng được hoàn thành nhanh chóng. Tuy nhiên, nó không giúp các thành phố vệ tinh có cơ hội phát triển nhanh chóng và vượt bậc, bởi hầu hết chính sách phát triển kinh tế đều sẽ phụ thuộc vào thành phố trung tâm.


 
 

Tầm ảnh hưởng của Thành phố vệ tinh đến đời sống - xã hội

Hiện nay, phát triển các thành phố vệ tinh đang là xu hướng chung của các thành phố lớn trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Thành phố vệ tinh có thể giải quyết nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông… - những hậu quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, về lâu về dài, khi có nhiều thành phố vệ tinh phát triển xung quanh một siêu đô thị, nó cũng sẽ gây ra những hậu quả tương tự. Nếu tình trạng này xảy ra, bản thân các thành phố lớn sẽ phải chịu áp lực đến từ cả 2 phía, áp lực từ chính nó và áp lực do các thành phố vệ tinh gây ra. 

Trên thế giới, nhiều mô hình thành phố vệ tinh đã phát triển không thành công, dẫn đến các thành phố vệ tinh này sát nhập vào các thành phố trung tâm tương ứng, tạo nên một siêu đô thị khổng lồ. Như vậy, hậu quả là áp lực về mọi mặt đời sống - kinh tế - xã hội, dân số, môi trường, cơ sở hạ tầng… càng gay gắt và cơ quan chính quyền càng khó quản lý và tìm phương án giải quyết.

Thành phố vệ tinh khác các loại hình định cư như nào?

Hai loại hình định cư hay bị nhầm lẫn với khái niệm thành phố vệ tinh là

  • Khu vực ven đô
  • Thành phố đa tâm 

Khu vực ven đô

Thành phố vệ tinh khác với khu vực ven đô (vùng ngoại ô) ở chỗ thành phố vệ tinh có hệ thống chính quyền địa phương, hạ tầng giao thông, văn hóa lịch sử… riêng, tách rời khỏi đô thị trung tâm.

Thành phố đa tâm

Khái niệm thành phố đa trung tâm đề cập đến các khu vực đô thị lớn có nhiều trung tâm và các trung có tầm quan trọng gần như nhau. Các thành phố đa tâm khác các thành phố vệ tinh ở chỗ:

  • Các thành phố vệ tinh rõ ràng ít quan trọng hơn nhiều so với các thành phố lớn trung tâm gần đó, trong khi đó, các tâm trong mô hình thành phố đa tâm lại có tầm quan trọng gần như ngang bằng.
  • Các thành phố vệ tinh có ngăn cách về mặt địa lý với các thành phố trung tâm, trong khi thành phố đa tâm có thể là một thể thống nhất.

Việt Nam có thành phố vệ tinh không?

Tại Việt Nam, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn có tốc độ phát triển mạnh mẽ, quy mô dân số lớn. 

Tính đến năm 2021, TP.HCM có dân số là 9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số cả nước). Sự đông đúc của thủ phủ miền Nam đã thúc đẩy sự hình thành của các đô thị vệ tinh. Theo kế hoạch đến năm 2025, TP.HCM sẽ phát triển theo hướng thành phố đa tâm với khu vực trung tâm gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú và 4 đô thị vệ tinh là:

  • Khu đô thị vệ tinh phía Bắc: gồm huyện Củ Chi và Hóc Môn với diện tích quy hoạch lớn nhất thành phố - hơn 6.000ha. Đây sẽ trở thành trung tâm giáo dục cấp thành phố, nơi tập trung nhiều trường đại học lớn. Bên cạnh đó, đô thị vệ tinh phía Bắc TP.HCM còn là trung tâm thương mại, y tế và thể dục thể thao.
  • Khu đô thị vệ tinh phía Đông: gồm Thủ Đức và quận 9. Đây sẽ trở thành khu đô thị khoa học - công nghệ cao.
  • Khu đô thị vệ tinh phía Nam: gồm Quận 7 và khu đô thị cảng Hiệp Phước. Đây sẽ trở thành KĐT sinh thái xanh hiện đại, với nét đặc trưng của miền sông nước, cùng khu hỗn hợp đa chức năng, bao gồm trung tâm tài chính,khoa học, công nghiệp sạch, thương mại, dịch vụ, giáo dục, giải trí và nghỉ dưỡng.
  • Khu đô thị vệ tinh phía Tây: gồm huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và một phần của quận 8. Tại đây sẽ phát triển cụm nhà ở, TTTM quy mô lớn, trở thành là đầu mối giao lưu kinh tế của TP.HCM với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

 
 

Tại Hà Nội, trong Quy hoạch chung Thủ đô tầm nhìn đến năm 2050, Thành phố đã sớm được định hướng phát triển và quy hoạch với 5 đô thị vệ tinh: Xuân Mai, Phú Xuyên, Sơn Tây, Hòa Lạc và Sóc Sơn. Với mục tiêu: kéo giãn dân cư, giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường; phát triển cân bằng giữa khu vực trọng tâm và ngoại thành... tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, thúc đẩy vai trò liên kết của thủ đô với các tỉnh trong khu vực.


 
 

Trên đây là bài viết về Thành phố vệ tinh là gì? Hy vọng đang mang đến những kiến thức hữu ích và phần nào giúp bạn hiểu hơn về khái niệm thành phố vệ tinh, cơ chế phát triển, cũng như ảnh hưởng của thành phố vệ tinh lên đời sống xã hội.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

1 giờ trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

2 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

3 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

3 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

3 giờ trước