Sales representative là gì? Những yêu cầu đối với vị trí này

Thứ ba, 30/11/2022-10:11
Sales representative là một vị trí công việc quan trọng trong các doanh nghiệp góp phần làm nên bộ mặt của thương hiệu và công ty. Để đảm nhận vị trí này thì yêu cầu người ứng tuyển phải có năng lực và đáp ứng được các tiêu chí khắt khe đặt ra. 

Nghề Sale là gì?

Sale được hiểu đơn giản chính là công việc bán hàng mà theo đó nhân viên sale có nhiệm vụ tiếp cận khách hàng và tư vấn các sản phẩm của doanh nghiệp, công ty đang bán rồi thuyết phục khách hàng trải nghiệm dịch vụ và sau đó mua các sản phẩm. Nghề sale không phân biệt đối tượng miễn là những người có tài ăn nói, tự tin giao tiếp và có kĩ năng xử lý tình huống tốt thì đều có thể ứng tuyển vào vị trí này. 

Sales Representative là gì?

Sales Representative là người đại diện kinh doanh hay đại diện thương mại của một doanh nghiệp, hay hiểu theo cách khác họ chính là bộ mặt của doanh nghiệp. Đây là vị trí đòi hỏi cao hơn và có những kỹ năng xác định được vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải để từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp giải quyết khủng hoảng. Người làm vị trí Sales Representative là một trong những vị trí quan trọng của doanh nghiệp vì họ có trách nhiệm trong việc đảm bảo lợi nhuận và sự phát triển của thương hiệu. Đặc biệt, Sales representative luôn phải có những kế hoạch và phương pháp ứng phó với các trường hợp phát sinh khi bán hàng. 


Sales Representative là người đại diện kinh doanh hay đại diện thương mại của một doanh nghiệp, hay hiểu theo cách khác họ chính là bộ mặt của doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Sales Representative là người đại diện kinh doanh hay đại diện thương mại của một doanh nghiệp, hay hiểu theo cách khác họ chính là bộ mặt của doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Các cấp bậc liên quan đến Sales Representative

Nhân viên kinh doanh – salesman

Nhân viên kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm tham gia vào các dự án để kết hợp thực hiện, đồng thời hỗ trợ các Sales representative nhằm đảm bảo chỉ tiêu được cấp trên đưa ra và doanh số của công ty. Salesman hoạt động dưới sự quản lý và phân công công việc trực tiếp từ Sales Up hoặc Sales Representative. Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ thì Salesman còn là người đồng hành của Sales representative nếu muốn chinh phục khách hàng. 

Sale Executive – Điều hành kinh doanh

Sale Executive là bộ phận có quyền năng và chức vụ cao hơn Sales representative, đây là bộ phận quản lý trực tiếp Sale Representative và đóng vai trò là nhà điều hành để trực tiếp theo dõi, phân tích và phân bổ công việc một cách hiệu quả đối với Sales representative. Qua các kết quả đạt được họ sẽ đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp để mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Mọi báo cáo của Sales representative hàng tháng đều phải thông qua Sale Executive kiểm duyệt.

Sale Director – Giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh là một trong những vị trí quan trọng và có quyền quyết định lớn trong một doanh nghiệp. Tất cả các vị trí Sales trong doanh nghiệp đều nằm dưới sự điều hành của Giám đốc kinh doanh. Nhiệm vụ của Giám đốc kinh doanh là bao quát, phân tích và tiếp nhận các ý kiến từ các bộ khác nhau để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nhất. Họ sẽ phân bổ công việc và phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận hoặc từng nhân viên. 

Những việc mà Sales representative phải làm

Nếu như đảm nhận vị trí Sales representative thì phải có rất nhiều trách nhiệm chứ không đơn giản chỉ giới thiệu thương hiệu hay sản phẩm. Đây là vị trí mà nhân viên sẽ phải làm việc trực tiếp với khách hàng và họ cũng chính là đại diện của nhãn hàng nên sẽ phải đảm nhận một số công việc như sau: 

Tư vấn, chăm sóc khách hàng

Đầu tiên là nhiệm vụ quan trọng nhất của Sales representative chính là giới thiệu, tư vấn sản phẩm cho khách hàng để thuyết phục họ chốt đơn. Ngay khi khách hàng quyết định mua sản phẩm thì sẽ nhân viên sẽ phải theo sát để chăm sóc, gửi các khuyến mãi cho đợt hàng sau,...

Bên cạnh đó, Sales Reps cũng là người làm việc trực tiếp với nhà phân phối để đưa ra các ý tưởng, ý kiến của cấp trên chỉ đạo để cải thiện sản phẩm nâng cao doanh số bán hàng. Vị trí Sale Rep sẽ cao cấp hơn vị trí Salesman nên họ sẽ không phải chịu sự quản lý của Salesman mà hai vị trí này sẽ có trách nhiệm hợp tác thúc đẩy doanh số bán hàng. 

Thực hiện công việc theo chỉ đạo từ cấp trên

Vị trí Đại diện kinh doanh sẽ hoạt động trực tiếp dưới quyền Quản lý điều phối hoặc Giám đốc kinh doanh nên khi làm ở vị trí này thì Sales representative sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên giao như: 

  • Quản lý công nợ và thu hồi nợ từ khách hàng cũ và mới
  • Nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh doanh cạnh tranh với đối thủ.
  • Đề xuất chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho công ty để đảm bảo đạt được chỉ tiêu đã cam kết.
  • Lên ý tưởng về chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng thúc đẩy doanh số. 
  • Theo dõi và báo cáo tiến độ công việc cũng như lập bảng báo cáo theo ngày, tuần, tháng.

Nếu như đảm nhận vị trí Sales representative thì phải có rất nhiều trách nhiệm chứ không đơn giản chỉ giới thiệu thương hiệu hay sản phẩm. Ảnh minh họa
Nếu như đảm nhận vị trí Sales representative thì phải có rất nhiều trách nhiệm chứ không đơn giản chỉ giới thiệu thương hiệu hay sản phẩm. Ảnh minh họa

Yêu cầu đối với vị trí Sales representative

Hiện nay, sức hút của nghề Sales representative rất lớn với những bạn trẻ mới ra trường vì sex giúp họ có thêm kinh nghiệm và mở mang nhiều mối quan hệ. Song, đây cũng không phải công việc dễ dàng mà có những yêu cầu nhất định như sau: 

Có kinh nghiệm trong ngành là một ưu thế

Kinh nghiệm không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng sẽ là lợi thế khi bạn ứng tuyển vào vị trí Sales representative, vì công việc này sẽ là đại diện cho thương hiệu nên khi gặp các khách hàng cần đến sự linh hoạt, khéo léo và có kinh nghiệm để phục vụ được khách hàng dù là khó tính nhất đồng thời giúp bạn giải quyết các trường hợp phát sinh bất ngờ, vì thông thường Sales representative sẽ phải chủ động đi gặp khách mà không có người khác đi cùng. 

Ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn

Sales representative là đại diện và được ví như bộ mặt của doanh nghiệp nên trong khi tuyển dụng việc đưa ra yêu cầu ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn là điều bắt buộc. Nhân viên không cần phải quá xinh đẹp, cao như người mẫu nhưng tối thiểu phải ưa nhìn, biết ăn mặc và make up. Đối với những người luộm thuộm, lôi thôi chắc chắn sẽ không được tuyển dụng vào vị trí này vì sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty, doanh nghiệp. 

Kỹ năng mềm tốt

Đối với bất kỳ công việc nào, kỹ năng mềm cũng là yêu cầu cơ bản và không ngừng trau dồi, học hỏi. Đặc biệt, với những công việc cần phải thường xuyên làm việc với khách hàng và đi tiếp khách thì kĩ năng mềm tốt sẽ là lợi thế để xử lý công việc nhanh chóng và giải quyết vấn đề ổn thỏa.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp tốt là điều kiện quan trọng để giúp bạn có thể cải thiện cái nhìn và tạo lập mối quan hệ sâu sắc với khách hàng, quan trọng là lần sau khách hàng sẽ tiếp tục tìm đến bạn chứ không phải gặp một lần rồi thôi. Thông qua việc giao tiếp sẽ giúp chúng ta hiểu tâm lý của khách hàng để tránh làm khách hàng khó chịu đồng thời giải quyết được các vấn đề mà họ đang mong muốn nhờ vậy mà khách hàng sẽ tin tưởng vào bạn hơn. 

Kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhạy

Đây là một trong những kỹ năng cực kì cần thiết để bạn có thể xử lý mọi tình huống phast sinh một cách thỏa đáng và ghi điểm ấn tượng. Nếu như khéo léo xử lý các tình huống này thì câu chuyện của cả hai sẽ được cởi mở và phá bỏ mọi rào cản. Đây cũng là một trong những yếu tố để khách hàng đánh giá tiềm năng và con người của bạn. 

Chủ động và kiên nhẫn

Trong các nghề thì nghề liên quan đến bán hàng luôn đòi hỏi sự chủ động và kiên nhẫn vì không phải khách hàng nào cũng dễ tính và cũng không phải khách hàng nào cũng chủ động mà họ muốn được chăm sóc để trải nghiệm các sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế sự kiên nhẫn và chủ động là điều hết sức cần thiết để làm nên thành công. 

Thành thạo kĩ năng tin học văn phòng

Hiện nay hầu hết tất cả công việc đều làm qua máy tính ngay cả việc nói chuyện với khách hàng cũng thông qua máy tính, kế hoạch cũng phải làm trên máy tính nên yêu cầu bắt buộc là bạn phải thông thạo các kỹ năng tin học để hỗ trợ cho công việc được diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, vị trí Sales representative tại nhiều doanh nghiệp còn đề cao tính ngoại ngữ cao để có thể nói chuyện với khách hàng nước ngoài. 

Thu nhập của vị trí Sale Representative? 

Mức thu nhập của vị trí Sales representative không cố định mà dao động trong nhiều mức khác nhau vì còn phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô công ty, doanh thu, hiệu suất công việc,... Do đó, thu nhập thấp hay cao còn do nhiều yếu tố quyết định và chắc chắn với những người có kinh nghiệm và khéo léo thì mức thu nhập sẽ vô cùng hấp dẫn. 

Cơ hội việc làm đối với công việc Sales representative

Hiện nay công việc Sales Representative thu hút rất nhiều người làm khi có nguồn thu nhập lớn và đây là công việc sẽ cho chúng ta nhiều mối quan hệ và học tập được từ các đồng nghiệp nhiều kiến thức. Vì đây là một vị trí kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng nên các doanh nghiệp vẫn liên tục tuyển dụng từ đó mở ra cơ hội rất lớn cho các bạn sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, cũng vì thế mà đây là vị trí có rất nhiều sự cạnh tranh nếu như không có năng lực thì bạn sẽ sớm bị đào thải khỏi vị trí, còn nếu có năng lực thì cơ hội thăng tiến lại vô cùng rộng mở. 


Hiện nay công việc Sales Representative thu hút rất nhiều người làm khi có nguồn thu nhập lớn và đây là công việc sẽ cho chúng ta nhiều mối quan hệ và học tập được từ các đồng nghiệp nhiều kiến thức. Ảnh minh họa
Hiện nay công việc Sales Representative thu hút rất nhiều người làm khi có nguồn thu nhập lớn và đây là công việc sẽ cho chúng ta nhiều mối quan hệ và học tập được từ các đồng nghiệp nhiều kiến thức. Ảnh minh họa

Sales representative là một vị trí công việc rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, công ty. Trên thị trường hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất lớn số lượng sản phẩm bán ra vừa phải dựa vào chất lượng vừa phải dựa vào đội ngũ Sales representative là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư và đào tạo vị trí này. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

9 phút trước

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

51 phút trước

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

1 giờ trước

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

3 giờ trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

3 giờ trước