Rút hết bảo hiểm xã hội, người trẻ sẽ xoay xở thế nào?

Thứ ba, 07/09/2022-16:09
Có thể thấy, độ tuổi rút bảo hiểm xã hội đang ngày càng trẻ hóa. Cũng có người quyết định đầu, mở cửa hàng, người thực hiện những dự định riêng hay đơn giản là gì còn trẻ và cái gì vui vẻ thì được ưu tiên.

Theo Phụ nữ Việt Nam, đối với nhiều người, khi bắt đầu vào một môi trường làm việc nào đó thì họ luôn quan tâm đến chế độ đãi ngộ, phúc lợi và trong đó là có việc tham gia bảo hiểm xã hội. Bởi vì bảo hiểm xã hội chính là sự đảm bảo về tài chính cho người lao động khi đau ốm, bệnh hoặc thai sản và khi về già. 

Ở chiều hướng ngược lại, có nhiều người sau khi tham gia bảo hiểm xã hội một thời gian lại quyết định rút hết một lần để kinh doanh và đầu tư. Đặc biệt, ngày càng có nhiều người trẻ đi rút bảo hiểm xã hội một lần. Thống kê từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, từ năm 2016 - 2021, số lao động rút bảo hiểm xã hội một lần liên tiếp tăng cao. Đáng chú ý là sau thời gian 2 năm dịch bệnh, công việc và cuộc sống ảnh hưởng đã buộc người trẻ phải tìm cho mình hướng đi mới. 

Thực trạng người trẻ rút hết tiền bảo hiểm xã hội một lần: Tiền để đó làm gì?

Anh Nguyễn Đạt (28 tuổi) hiện tại đang làm thợ cắt tóc ở Hà Nội cho hay, anh đã quyết định rút tiền bảo hiểm xã hội sau 2 năm. Cụ  thể lời chia sẻ của anh Đạt như sau: “Khi tham gia bảo hiểm xã hội thì mình được công ty hỗ trợ đóng với mức thấp nhất. Mình có tìm hiểu và biết nếu như tham gia đều đặn cũng sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên trong thời gian 2 năm dịch bệnh, mình không thể đi làm nên vào thời điểm đó mình đã quyết định rút hết bảo hiểm xã hội để chi tiêu cá nhân. Đối với mình, đó là việc cấp thiết nhất và cần phải làm luôn lúc đó nên mình cũng không nghĩ gì nhiều”.


Anh Nguyễn Đạt (28 tuổi) hiện tại đang làm thợ cắt tóc ở Hà Nội cho hay, anh đã quyết định rút tiền bảo hiểm xã hội sau 2 năm
Anh Nguyễn Đạt (28 tuổi) hiện tại đang làm thợ cắt tóc ở Hà Nội cho hay, anh đã quyết định rút tiền bảo hiểm xã hội sau 2 năm

Tương tự, chị Kiều Ngân (31 tuổi) cho hay, bản thân không có ý định làm các công việc đóng bảo hiểm xã hội nữa. Thực sự thì đợi tới tuổi hưu cá nhân của chị cảm thấy quá lâu và chị cũng cần số tiền này cho một số dự định cá nhân. Và số tiền này chị dùng ⅔ để đầu tư phát triển cửa hàng đồ linen và phần còn lại là bỏ tiền tiết kiệm phòng các trường hợp cần dùng gấp cho gia đình nhỏ của mình. 

Thực tế cho thấy, không đóng bảo hiểm xã hội đồng nghĩa khi về già, nếu như không tích góp cho bản thân thì họ sẽ không có khoản dự phòng khi ốm đau hay ngã bệnh. Thế nhưng với người trẻ hiện nay thì họ dường như chẳng còn quan tâm quá nhiều đến tương lai xa đó. Họ đã lựa chọn lối sống cho hiện tại và cũng rất tự tin tiết kiệm tài chính cho những chuyện bất ngờ. 

Cũng như Xuân Định (27 tuổi) đã quyết định bỏ phố, bỏ công việc để có thể ra đảo sinh sống nhưng anh vẫn tin vào khả năng xoay sở tiền bạc của mình. Anh Định cho hay, bản thân đã bỏ hết tất cả và rút bảo hiểm xã hội bởi không muốn sống cuộc sống làm lụng vất vả mà chỉ đổi lấy một cái bệ an toàn vào cái tuổi mà anh chẳng còn khả năng hưởng thụ. Tha vì thế thì anh đã vừa cố gắng kiếm tiền một cách thông minh hơn và kết hợp rèn luyện sức khỏe, ăn uống lành mạnh để có thể giảm bệnh tật. Chàng trai này cho biết thêm, anh sử dụng số tiền bảo hiểm xã hội đó để đầu tư trang thiết bị và bắt đầu một cuộc sống mới. Cho đến thời điểm hiện tại, anh không hề cảm thấy hối hận về quyết định này.

Anh cho hay: “Mình đã tìm hiểu kỹ luật BHXH và khi đối chiếu với dự định tương lai mình sẽ không làm những công việc đóng BHXH trong vòng ít nhất 5 năm tới nên mình không ngần ngại rút ra. Việc lỗ thì chắc chắn là không vì quyền lợi khi nghỉ hưu không đảm bảo trong nhiều tình huống như lạm phát chẳng hạn”. Theo đó, số tiền mà anh nhận được từ việc rút bảo hiểm xã hội gấp khoảng 1,5 lần so với số tiền mà anh chưa đóng. Chưa kể đến việc anh rút thêm 3 tháng thất nghiệp nữa nên con số đó vừa đủ cho anh có thể thực hiện các kế hoạch ở trong tương lai. 


Chị Kiều Ngân (31 tuổi) cho hay, bản thân không có ý định làm các công việc đóng bảo hiểm xã hội nữa, thực sự thì đợi tới tuổi hưu cá nhân của chị cảm thấy quá lâu và chị cũng cần số tiền này cho một số dự định cá nhân
Chị Kiều Ngân (31 tuổi) cho hay, bản thân không có ý định làm các công việc đóng bảo hiểm xã hội nữa, thực sự thì đợi tới tuổi hưu cá nhân của chị cảm thấy quá lâu và chị cũng cần số tiền này cho một số dự định cá nhân

Chẳng suy nghĩ nhiều về chuyện hưu trí hoặc ốm đau khi về già

Hiện nay, có nhiều người không lựa chọn đi theo mô típ truyền thống như 25 tuổi là phải làm việc ở công ty TOP đầu; 35 tuổi là phải có nhà lầu, xe hơi; 50 tuổi là làm sếp và ngoài 65 tuổi tận hưởng cuộc sống hưu trí. Họ cho rằng giờ mới 30 tuổi mà ngồi chờ đến lúc 35 năm nữa để sống như cách mà bản thân mong muốn thì qua lâu. Chính vì thế mà họ cầm số tiền mà đáng lẽ nhiều năm nữa để sống cho hiện tại còn sức khỏe là còn có thể kiếm ra tiền. 

Kiều Ngân cho biết, bản thân không suy nghĩ quá nhiều cho việc nghỉ hưu hoặc ốm đau khi về già. Với chị, quan điểm chính là còn sức khỏe và vẫn còn làm việc được thì cứ hết mình và biết chi tiêu, tiết kiệm hợp lý thì vẫn lo được cho cuộc sống sau này. Và từ đây cho đến tuổi về hưu là khá xa, chưa biết tương lai sẽ như thế nào nên cứ nhận tiền bảo hiểm xã hội để đầu tư, sống cuộc sống thoải mái với những gì mà mình đang làm trước đã. 

Đối với anh Nguyễn Đạt, anh cho biết, bản thân của anh vẫn còn trẻ nên muốn vừa trải nghiệm lại vừa làm việc mà cũng vừa tận hưởng được cuộc sống. Dĩ nhiên là anh vẫn sẽ tiết kiệm và cân đối chi tiêu đề phòng những việc đột xuất. Còn nếu như thời gian sau này, bản thân nhìn thấy cần thiết thì anh sẽ tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội cũng chưa muộn. 



Cũng như Xuân Định (27 tuổi) đã quyết định bỏ phố, bỏ công việc để có thể ra đảo sinh sống nhưng anh vẫn tin vào khả năng xoay sở tiền bạc của mình
Cũng như Xuân Định (27 tuổi) đã quyết định bỏ phố, bỏ công việc để có thể ra đảo sinh sống nhưng anh vẫn tin vào khả năng xoay sở tiền bạc của mình

Khi được hỏi vì sao hiện nay nhiều người trẻ hiện đại không còn dành nhiều sự quan tâm đến lương hưu, Xuân Định đã không ngần ngại nói rằng bản thân nghĩ do công nghệ số phát triển và người trẻ được tiếp nhận với nhiều văn hóa khác nhau. Hơn thế, những khái niệm như YOLO (You only live once - Bạn chỉ sống 1 lần trong đời) hay là nghỉ hưu sớm đã dần xuất hiện và thu hút giới trẻ. Chế độ lương hưu cũng chẳng thực sự hấp dẫn bởi tuổi nghỉ hưu cao và mức chi trả thấp khi so với lạm phát. Lấy ví dụ như nghỉ hưu 60 tuổi nhận số tiền X thì đến 80 tuổi vẫn nhận số tiền đó tuy nhiên lạm phát lúc này đã khiến cho nó vượt xa giá trị so với ban đầu. 

Kiều Ngân cho biết thêm, lương hưu hiện nay cũng không quá cao mà nó chỉ cao đối với những người đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao và trong thời gian dài, chế độ cũng chẳng hấp dẫn để có thể thuyết phục cố gắng làm việc cho đến khi về hưu rồi mới nhận tiền mỗi tháng. Nói đơn giản là số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần bay giờ so với thời điểm 20 - 30 năm nữa nhận lương hưu mỗi tháng thì nó không còn có giá trị như nhau nữa. 

Và khi hỏi cả 3 về xu hướng nghỉ hưu sớm thì Ngân, Định hay Đạt đều bày tỏ không mấy quan tâm đến xu hướng này. Và việc mà họ rút hết bảo hiểm xã hội ra cũng chẳng liên quan đến nghỉ hưu sớm. Đơn giản là vì bây giờ đang cần tiền để có thể thực hiện những mục tiêu cá nhân và họ cũng chẳng nghỉ hưu ở hiện tại và cũng không có ý định gì về việc chuẩn bị cho một tương lai làm việc ít phụ thuộc vào tiền bạc mà những người nghỉ hưu sớm hướng tới. 

Kiều Ngân cho rằng, khái niệm này hoàn toàn là bình thường và nhiều bạn bè của cô chia sẻ họ muốn cố gắng làm việc, tích lũy cũng như tiết kiệm để nghỉ công việc văn phòng hoặc là nghỉ hưu sớm. Có thể đó là tiết kiệm đủ cho số tiền sau này hoặc nguồn thu nhập duy trì mỗi tháng - cái này còn tùy thuộc vào tài chính của mỗi người. Còn đối với riêng cô thì không nghĩ nhiều đến vấn đề hưu trí. Cô sống và làm việc hết sức cho cuộc sống hiện tại thôi chứ đợi 30 năm tới thì lại quá xa vời. 

Còn đối với Xuân Định thì cho rằng nhiều bạn trẻ nghỉ hưu sớm sau khi có nguồn thu nhập thụ động để chi trả cho cuộc sống cũng như có khoản tiết kiệm cho tương lai. Dù vậy thì theo cá nhân của anh chàng thì họ vẫn sẽ tạo ra giá trị cho xã hội theo nhiều cách khác nhau. 



Kiều Ngân cho biết thêm, lương hưu hiện nay cũng không quá cao mà nó chỉ cao đối với những người đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao và trong thời gian dài, chế độ cũng chẳng hấp dẫn để có thể thuyết phục cố gắng làm việc cho đến khi về hưu rồi mới nhận tiền mỗi tháng
Kiều Ngân cho biết thêm, lương hưu hiện nay cũng không quá cao mà nó chỉ cao đối với những người đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao và trong thời gian dài, chế độ cũng chẳng hấp dẫn để có thể thuyết phục cố gắng làm việc cho đến khi về hưu rồi mới nhận tiền mỗi tháng

Xuân Định bộc bạch: “Cá nhân mình rút bảo hiểm xã hội không phải để nghỉ hưu sớm và mình cũng chưa lên kế hoạch cho việc này. Mình không nghỉ theo nghĩa là ngừng lao động hoàn toàn nhưng nếu xét theo khía cạnh dừng việc kiếm thêm tiền thì có”.

Có thể thấy, một con số rất đáng quan ngại theo thống kê là trong số 13,4 triệu người già có gần 10 triệu người không có lương hưu và trợ cấp và phải sống dựa vào con cháu, người thân hoặc sẽ tiếp tục lao động mưu sinh. Và với tình trạng già hóa dân số tại Việt Nam thì phần lớn người cao tuổi đang phải làm việc để có thể tạo ra thu nhập. 

Trong khi đó, có nhiều người lao động còn trẻ hoặc trung niên đã đi rút bảo hiểm xã hội và chấp nhận tuổi già không có chỗ dựa tài chính hay bảo hiểm y tế. Chính vì thế mà cần phải có những giải pháp để hạn chế tình trạng này và giữ cho người lao động đã tham gia vào bảo hiểm xã hội ở lại hệ thống an sinh này. Có thể thấy, cầm tiền là trước mắt nhưng những năm tháng tuổi già của họ như thế nào nếu không có tích lũy, không có bảo hiểm y tế. Trong khi đó, quan niệm "già cậy con" hiện nay đã ngày càng xa vời khi mà gần một nửa người già ở cả đô thị và nông thôn đang sống một mình.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

2 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

2 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

2 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

3 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

3 giờ trước