PMC là gì? Làm sao để trở thành một PMC thành công

Chủ nhật, 04/07/2022-09:07
Để có thể hoàn thành được một dự án đầu tư về xây dựng, kinh doanh hay bất cứ lĩnh vực nào bắt buộc phải có sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau, trong đó PMC đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy bạn đã hiểu PMC là gì và làm sao để trở thành một PMC chuyên nghiệp hay chưa? Hãy tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về PMC qua bài viết dưới đây.

PMC là gì?

PMC (Project Management Consultant) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tư vấn viên quản lý dự án. Họ đóng vai trò là người lập kế hoạch, cố vấn và quản lý dự án, họ lên ý tưởng và thực hiện các giải pháp liên quan đến cải tiến chất lượng hoặc quy trình.

Các tư vấn viên quản lý dự án luôn giữ một vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Họ là người xác định và đưa ra giải pháp khắc phục sự kém hiệu quả trong quy trình làm việc, giúp hợp lý hóa những mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận mà doanh nghiệp đề ra và đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao.

Thông thường, một  tư vấn viên quản lý dự án sẽ không trực tiếp tham gia quản lý, thay vào đó họ dành nhiều thời gian để phân tích dữ liệu, xác định lộ trình và đưa ra các khuyến nghị định kỳ để ngăn ngừa các vấn đề có thể phát sinh, cho phép dự án được thực hiện liền mạch và đảm bảo hiệu quả công việc đạt được ở mức cao nhất.


PMC (Project Management Consultant) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tư vấn viên quản lý dự án
PMC (Project Management Consultant) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tư vấn viên quản lý dự án

Đang là một trong những ngành "hot" hiện nay, nhưng công việc này cũng phụ thuộc và chịu tác động lớn bởi nhiều yếu tố khách quan trong xã hội như sự bùng nổ của thời đại công nghệ 4.0, quy mô phát triển của nền kinh tế, tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đặc biệt là xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra trên khắp thế giới.

Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào hoàn cảnh thiếu hụt trầm trọng nhân sự ở lĩnh vực này, vậy nên nhu cầu tuyển dụng ngành này rất cao, các công ty cũng sẵn sàng chi tiền để có được một tư vấn viên quản lý dự án có kỹ năng và trình độ chuyên môn tốt.

Những công việc mà một PMC phải phụ trách

Công việc của một tư vấn viên quản lý dự án là áp dụng những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của bản thân để hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong suốt quá trình từ khi khởi động đến khi hoàn thành và bàn giao dự án. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm tối ưu nguồn ngân sách và nhân lực đã được phân bổ để hoàn thành tiến độ của dự án theo đúng yêu cầu. 

Trong quy trình làm việc, mỗi một  tư vấn viên quản lý dự án lại có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau, vậy nên người lãnh đạo các tư vấn viên cũng phải sắp xếp các công việc phù hợp với khả năng, trình độ và từng người trong nhóm, cũng như liên lạc và phối hợp nhuần nhuyễn với các bộ phận liên quan để đảm bảo công việc diễn ra trôi chảy, giảm thiểu tối đa các vấn đề phát sinh trong thời gian dự án được thực thiện

Xuyên suốt quá trình dự án diễn ra, một người tư vấn dự án phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và các thông tin liên quan có thể ảnh hướng tới tiến độ công việc, từ đó vận hành dự án một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Cụ thể hơn, các nhiệm vụ mà một tư vấn viên phải làm bao gồm:

  • Nắm bắt và sắp xếp các thông tin cần thiết trước khi cuộc họp diễn ra.
  • Trở thành cầu nối liên kết các bên liên quan, cả trong và ngoài tổ chức. Xây dựng lòng tin với khách hàng, thiết lập mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các đối tác, nhà cung cấp trang thiết bị, nguyên vật liệu cho dự án và báo cáo tiến độ cho các cấp quản lý phía trên.
  • Thăm dò thị trường và các đối thủ cạnh tranh, thu thập các dữ liệu cần thiết để nâng cao chất lượng quy trình, giám sát thực hiện.
  • Đưa ra đánh giá định kỳ và chuyền tải các thông tin này đến các cấp lãnh đạo.
  • Chuẩn bị nội dung thuyết trình.
  • Duy trì hiệu quả công việc, đảm bảo dự án đang đi đúng hướng.
  • Đưa ra giải pháp nếu có sự cố phát sinh.
  • Tiến hành phân tích, nghiên cứu cho những dự án tiếp theo.

Trong quy trình làm việc, mỗi một  tư vấn viên quản lý dự án lại có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau
Trong quy trình làm việc, mỗi một  tư vấn viên quản lý dự án lại có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau

Những kiến thức và kỹ năng cần có để trở thành một PMC 

Để ứng tuyển vào vị trí tư vấn viên quản lý dự án đòi hỏi người ứng tuyển phải có nền tảng kiến thức vững vàng và phong phú, khả năng giao tiếp tốt, chịu đựng được môi trường làm việc áp lực cao. Cụ thể những yếu tố giúp bạn trở thành một ứng viên hoàn hảo mà các tổ chức tuyển dụng đang tìm kiếm bao gồm:

  • Kiến thức về kinh doanh: Đây là một yêu cầu cơ bản khi bạn một trở thành một tư vấn viên. Với nhiệm vụ phải hoạch định kế hoạch, đề xuất chiến lược kinh doanh và khống chế chi phí trong giới hạn cho phép, bắt buộc bạn phải có những kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh... Có như vậy bạn mới hoàn thành công việc được giao.
  • Kiến thức về các hoạt động của doanh nghiệp: Bạn phải hiểu rõ công ty của bạn đang cung cấp những dịch vụ nào, cấu trúc và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, các công cụ và phần mềm quản lý dự án mà doanh nghiệp sử dụng…
  • Kiến thức kế toán: Các hoạt động kế toán luôn nắm giữ vai trò quan trọng để vận hành dự án hiệu quả. Do vậy bạn phải nắm được các kiến thức trong lĩnh vực này bao gồm quản lý sổ sách kế toán, thu thập thông tin về các hoạt động tài chính phát sinh trong quá trình dự án được diễn ra như phiếu thu, phiếu chi tiền, hóa đơn chứng từ…
  • Kiến thức pháp luật: Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải làm việc tuân theo pháp luật của Nhà nước. Việc hiểu rõ những quy định trong các bộ luật sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những phiền phức không đáng có, thuận lợi khi làm giấy tờ và được bảo vệ trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
  • Kiến thức tiếp thị. Đây là kỹ năng mềm mà bất kỳ nhà tư vấn quản lý dự án nào cũng phải tự trang bị cho bản thân. Điều này giúp bạn thu hút được các khách hàng tiềm năng, tạo lòng tin cho đối tác nhằm thúc đẩy việc hợp tác song phương cũng như quảng bá thương hiệu doanh nghiệp rộng rãi.
  • Kỹ năng bán hàng: Để tạo được chỗ đứng vững chắc trong ngành nghề đầy tính cạnh tranh này, bạn phải thể hiện khả năng nắm bắt thị trường tốt để từ đó đề xuất ra những chiến lược bán hàng hiệu quả, mang lại lợi nhuận đến cho công ty.

Những kiến thức và kỹ năng cần có để trở thành một PMC 
Những kiến thức và kỹ năng cần có để trở thành một PMC 

Làm thế nào để trở thành một PMC chuyên nghiệp?

Nếu có tham vọng để trở thành một chuyên viên tư vấn quản lý dự án thì bạn phải đảm bảo bản thân có thể đáp ứng được những yếu tố sau đây:

Hoàn thiện các kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân

Bằng cử nhân là bằng cấp cơ bản nhất khi bạn muốn làm việc tại vị trí này. Ngoài ra nhiều dự án có thể yêu cầu những bằng cấp chuyên môn cao hơn kèm theo đó là những chứng chỉ chuyên môn để khẳng định bạn có những yếu tố và kiến thức nền tảng phù hợp với yêu cầu công việc. 

Vậy nên bạn phải không ngừng học hỏi, cũng như không ngừng tích lũy kinh nghiệm để sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được giao với thành tích tốt nhất.


Bằng cử nhân là bằng cấp cơ bản nhất khi bạn muốn làm việc tại vị trí này
Bằng cử nhân là bằng cấp cơ bản nhất khi bạn muốn làm việc tại vị trí này

Cải thiện khả năng giao tiếp

Chỉ có một nền tảng kiến thức vững chắc là chưa đủ để bạn thành công trong lĩnh vực này. Công việc đòi hỏi hằng ngày bạn phải tiếp xúc với đối tác, khách hàng, các ban nhóm liên quan vậy nên bạn phải có khả năng giao tiếp khéo léo. Duy trì mối quan hệ với khách hàng thân quen, xây dựng tệp khách hàng mới, trao đổi với đối tác, báo cáo và thuyết trình với cấp trên... là lợi thế giúp bạn quảng bá doanh nghiệp và nâng cao doanh thu mà mạng lưới quan hệ rộng lớn này tạo ra.


Công việc đòi hỏi hằng ngày bạn phải tiếp xúc với đối tác, khách hàng, các ban nhóm liên quan
Công việc đòi hỏi hằng ngày bạn phải tiếp xúc với đối tác, khách hàng, các ban nhóm liên quan

Biết chấp nhận thất bại và rút ra được bài học từ những thất bại đó

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn đều phải chấp nhận sẽ có lúc bản thân phải đối mặt với sự thất bại. Trong một chia sẻ của mình, Robert Kiyosaki - nhà đầu tư, doanh nhân, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Rich Dad, Poor Dad - từng nói: "Những người thành công không sợ thất bại. Họ hiểu rằng thất bại là cần thiết để học hỏi và đi lên từ đó".

Quả đúng là như vậy, trong công việc có thể bạn sẽ gặp sai sót nhưng đừng cố gắng che giấu thậm chí bảo thủ với suy nghĩ mình không sai để rồi sau đó kéo theo một loại các hậu quả về sau. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân bạn mà còn gây ra tổn thất cho khách hàng và doanh nghiệp. 

Chấp nhận những sai lầm và đưa ra giải pháp chuẩn xác sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, tạo được thiện cảm với đồng nghiệp và xây dựng được sự tín nhiệm với đối tác, công ty.


Chấp nhận những sai lầm và đưa ra giải pháp chuẩn xác sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn
Chấp nhận những sai lầm và đưa ra giải pháp chuẩn xác sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn

Qua bài viết trên đây, mong rằng bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi PMC là gì và tìm được hướng đi phù hợp để trở thành một PMC chuyên nghiệp. Chúc bạn luôn thành công!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

8 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

8 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

8 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

9 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

9 giờ trước