PHP là gì? Ứng dụng của ngôn ngữ PHP trong lập trình là gì?

Thứ hai, 05/09/2022-08:09
Nếu là dân công nghệ, bạn có thể đã từng nghe qua về ngôn ngữ lập trình như PHP, Java, C++. Trong đó, ngôn ngữ PHP rất phổ biến với các dân IT và có nhiều ứng dụng. Vậy PHP là gì và những điều cần biết về ngôn ngữ lập trình này là gì?

Khái niệm PHP là gì?

PHP là cụm từ viết tắt của thuật ngữ Personal Home Page. Đây là một loại ngôn ngữ lập trình kịch bản đa mục đích hoặc là một dạng mã lệnh. Trong đó, ngôn ngữ lập trình PHP chủ yếu được sử dụng để phát triển cho các loại ứng dụng nằm ở trên máy chủ.

Khi các lập trình viên thực hiện viết chương trình bằng ngôn ngữ PHP, những chuỗi lệnh sẽ được chạy trên server từ đó sinh ra mã HTML. Nhờ đó, các ứng dụng nằm ở trên các website có thể chạy rất dễ dàng.

Ngôn ngữ lập trình PHP thông thường sẽ phù hợp hơn với việc lập trình các trang web bởi vì nó có thể kết nối dễ dàng với các trang website có sử dụng HTML để chạy ở trên các trình duyệt web. Chính vì thế, ngôn ngữ lập trình này được đánh giá là tương đối dễ học. Hiện nay PHP cũng đã trở thành loại ngôn ngữ web dev phổ biến nhất trên thế giới mà các nhà lập trình viên sẽ nhất định phải học khi mới bắt đầu bước chân vào nghề công nghệ thông tin.


PHP là một ngôn ngữ lập trình vô cùng quen thuộc
PHP là một ngôn ngữ lập trình vô cùng quen thuộc

Khi sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP, các lập trình viên có thể tạo nên rất nhiều Website khác nhau với các tính năng, vai trò khác nhau một cách đơn giản, nhanh chóng nhất, tốc độ xử lý tác vụ cao. PHP đang được sử dụng bởi rất nhiều các lập trình viên. Nếu muốn trở thành một Developer Website thì ngôn ngữ này là một sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo.

Những ứng dụng cụ thể của ngôn ngữ lập trình PHP là gì?

Trong ngành công nghệ thông tin hiện nay, ngôn ngữ lập trình PHP hiện chủ yếu tập trung vào việc xây dựng kịch bản hoạt động từ hệ thống máy chủ. Vì thế, các lập trình viên có thể thực hiện được rất nhiều các thao tác khác nhau ngoài việc tạo dựng các dữ liệu, các nội dung ở trên website hoặc là tiếp nhận dữ liệu cookie phát sinh trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, công dụng của ngôn ngữ lập trình PHP là gì đến nay vẫn còn rất nhiều.

Một số ứng dụng của ngôn ngữ PHP có thể kể đến như:

  • Thiết lập xây dựng các chương trình khác nhau cho máy chủ: Ứng dụng chủ đạo của ngôn ngữ PHP là xây dựng nên các chương trình riêng phục vụ cho các server máy chủ. Để viết được các chương trình phần mềm chạy ở trên máy chủ, lập trình viên sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ công việc như: phân tích chi tiết về cú pháp ngôn ngữ lập trình PHP, xây dựng thiết lập hệ thống máy chủ web, trình duyệt web. Các lập trình viên cũng có thể tiến hành xây dựng output bằng những trình duyệt website đang phổ biến hiện nay.
  • Tạo dòng tập lệnh: Các PHP Dev có thể thực hiện công việc tạo một dòng tập lệnh để từ đó có thể chạy chương trình PHP mà không cần phải sử dụng đến bất cứ một máy chủ nào. Đây là kiểu lập trình khá phổ biến trong ngành công nghệ thông tin và thường được sử dụng ở trên các hệ điều hành như: Linux, hoặc các trình lập tác vụ trên hệ điều hành Windows.
  • Xây dựng triển khai các ứng dụng để làm việc: Lập trình viên có thể sử dụng ngôn ngữ PHP – GTK như một loại ngôn ngữ nền tảng để từ đó có thể xây dựng nên các sản phẩm phần mềm của riêng mình. PHP – GTK là một nhánh mở rộng hơn của dòng ngôn ngữ lập trình PHP và nó hiện nay đang không có sẵn ở trong các phiên bản phân phối chính thức.
  • Hỗ trợ cho một số các loại cơ sở dữ liệu khác nhau: Đây chính là ứng dụng phổ biến nhất và mạnh nhất nếu bạn đang băn khoăn PHP là gì. Nếu trang web có hỗ trợ về cơ sở dữ liệu tốt thì sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc vận hành cũng như hỗ trợ backup dữ liệu nếu như không may có xuất hiện các tình huống hacker tấn công an ninh hoặc virus xâm nhập vào máy chủ.

Hiện nay, ngôn ngữ PHP hiện nay có thể sử dụng được ở trên rất nhiều các hệ điều hành phổ biến nhất ở trên thị trường như: Microsoft, Linux, Windows, macOS…. Vì vậy, các nhân viên lập trình DEV có thể tự do chọn lựa một hệ điều hành bất kỳ để tự tiến hành lập trình sản phẩm cho mình. Có thể nói, ngôn ngữ lập trình PHP đã và đang đem lại rất nhiều những ứng dụng, ích lợi trong ngành công nghệ thông tin.


PHP có nhiều ứng dụng khác nhau
PHP có nhiều ứng dụng khác nhau

Những ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ PHP

Ngôn ngữ lập trình PHP sở hữu những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Những ưu điểm của loại hình ngôn ngữ PHP

  • Mã nguồn mở : Ngôn ngữ lập trình PHP có thể cài đặt và sử dụng vô cùng dễ dàng, đơn giản và hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người. Nhờ có ưu điểm này mà ngôn ngữ PHP luôn được cài đặt, ứng dụng ở trên rất nhiều trên các Web Server như Nginx, IIS, Apache.
  • Ngôn ngữ PHP có tính cộng đồng cao : Do đây là một loại mã nguồn mở và rất đơn giản, dễ sử dụng nên ngôn ngữ PHP nhận được sự yêu thích rất lớn từ đội ngũ lập trình viên. Cộng đồng sử dụng ngôn ngữ này rất rộng rãi, đông đảo trên toàn thế giới. Hiện nay có rất nhiều các Blog, diễn đàn, mạng xã hội, Website ở trong và ngoài nước đã giải thích, có nội dung về ngôn ngữ này nên khả năng tiếp cận của các lập trình viên mới vào ngành sẽ nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn.
  • Thư viện vô cùng phong phú : Do ngôn ngữ PHP được rất nhiều người sử dụng thế nên thư viện của ngôn ngữ lập trình PHP ngày càng trở nên phát triển và mở rộng hơn. Với một thư viện Code, Hàm vô cùng đa dạng, phong phú sẽ giúp cho việc nghiên cứu, học tập hay lập trình, viết các ứng dụng PHP sẽ trở nên vô cùng đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Đây là ưu điểm vô cùng tuyệt vời giúp cho ngôn ngữ này trở nên nổi bật, được yêu thích. Ngôn ngữ lập trình PHP có thể dễ dàng kết hợp với hệ thống các cơ sở dữ liệu lớn như : Oracle, Cassandra, MySQL.
  • Tính bảo mật cao: Do là một mã nguồn mở và nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ cộng đồng lập trình thế nên ngôn ngữ lập trình PHP tương đối an toàn và yên tâm khi sử dụng. Khi được kết hợp với kỹ thuật bảo mật ở những tầng khác nhau thì ngôn ngữ lập trình PHP sẽ trở nên chắc chắn hơn và đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của Website.

Nhược điểm của loại hình ngôn ngữ lập trình PHP

Cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ PHP chính là vấn đề lớn nhất. Dòng ngôn ngữ lập trình này không có được cấu trúc gọn gàng và đẹp mắt như đại đa số các loại ngôn ngữ lập trình khác và đặc biệt là ngôn ngữ lập trình PHP sẽ chỉ hoạt động được duy nhất ở trên các ứng dụng Website.


PHP là một mã nguồn miễn phí
PHP là một mã nguồn miễn phí

Công việc cụ thể của một lập trình PHP 

Những nhiệm vụ chính của một lập trình viên PHP hiện nay có thể kể tới như:

  • Lập trình cho website: Các nhân viên IT thường sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để có thể thiết kế nên những trang website hữu ích. Thực tế là có rất nhiều những nền tảng khác nhau hiện nay đều được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP. Trong đó có thể kể đến những trang mạng xã hội vô cùng nổi tiếng trên thế giới như Facebook hay Youtube đều lấy ngôn ngữ PHP để làm nền tảng gốc.
  • Quản trị cho website: Công việc quản trị các trang website cũng là một nhiệm vụ của nhân viên PHP dev. Tuy nhiên, công việc này thường sẽ không có thu nhập tốt so với những dự án thiết kế website.
  • Phát triển ngôn ngữ lập trình PHP: Do PHP có bản chất là một loại ngôn ngữ lập trình với mã nguồn mở và được phát triển, hình thành nên bởi một cộng đồng hoạt động IT với rất nhiều các thành viên. Tác giả của ngôn ngữ PHP cũng thường xuyên, liên tục update những phiên bản mới nhất trên thị trường công nghệ thông tin để từ đó có thể giúp cho các nhân viên IT dễ dàng hoạt động, triển khai công việc của mình.

Những công việc nói trên đều chủ yếu nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao tối đa hiệu quả hoạt động của các phần mềm máy tính. Vì thế, nếu như muốn những phần mềm của doanh nghiệp được vận hành hiệu quả nhất, các nhà tuyển dụng sẽ cần phải cân nhắc kỹ càng trong việc tuyển dụng nhân viên IT.


Một nhân viên lập trình PHP cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn
Một nhân viên lập trình PHP cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn

Muốn thành công trong công việc lập trình PHP cần gì?

Bí quyết để trở thành một nhân viên PHP là gì? Đây có lẽ là điều mà rất nhiều người theo đuổi ngành công nghệ thông tin quan tâm. Kỹ năng dành cho PHP dev và những lập trình viên khác cần có sẽ bao gồm:

Kỹ năng tự tìm hiểu, học hỏi kiến thức mới

Nếu đã quyết định theo đuổi nghề lập trình viên bạn cần phải liên tục học hỏi, tự cập nhật thêm những kiến thức về công nghệ thông tin mới nhất. Công nghệ hiện nay thường xuyên có những sự thay đổi theo chiều hướng đi lên, đòi hỏi người lập trình viên phải không ngừng nỗ lực học hỏi nếu không muốn tụt hậu.

Học thêm ngoại ngữ

Khả năng về ngoại ngữ tốt, đặc biệt là ngôn ngữ tiếng Anh sẽ là điều gần như bắt buộc đối với mọi nhân viên lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay. Lý do là bởi 100% các phần mềm máy tính hiện nay đều đang sử dụng tiếng Anh để vận hành. Vì thế, nếu như không có kiến thức và kỹ năng đọc hiểu ngoại ngữ tốt thì bạn sẽ rất khó có thể đạt được những thành công cao hơn với ngành nghề này.

Tuy nhiên, các ứng viên hoạt động trong ngành CNTT không cần phải quá thành thạo về ngoại ngữ. Lập trình viên PHP sẽ chỉ cần đọc hiểu được tốt các loại tài liệu chuyên ngành là đã có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc.

Khả năng giao tiếp

Đối với nhiều nhân viên làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dù tài giỏi, sở hữu kiến thức chuyên môn rất cao nhưng rất khó thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Điều này đến từ việc kỹ năng giao tiếp của họ quá kém cỏi, không thể truyền tải ý tưởng của mình cho những đồng nghiệp khác hiểu được. Vì thế kỹ năng giao tiếp cũng là điều mà lập trình viên PHP cần có.

Tổng kết

Để có thể hiểu rõ PHP là gì, các bạn trẻ có thể theo học ngành công nghệ thông tin ở những ngôi trường Đại học, Cao đẳng uy tín hoặc các trung tâm dạy lập trình nổi tiếng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật