Những góc khuất phía sau sự hào nhoáng của nghề môi giới bất động sản

Thứ hai, 14/02/2022-18:02
Khi nhắc đến nghề môi giới bất động sản, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh quần là áo lượt, cuộc sống sang chảnh, du lịch đó đây và có nhu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng. Nhưng đằng sau đó là những góc khuất không mấy ai thấu hiểu được. Đó có thể là sự sa ngã, cám dỗ và chỉ người có người bản lĩnh mới có thể vượt qua.

Môi trường có sự cạnh tranh cao, thường "giảm sâu, cắt lãi" để giật khách

Hiện nay, nghề môi giới phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt và tranh giành khách hàng từ nguồn lực đông đảo trên thị trường. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có đến 300.000 môi giới hành nghề. Chính sự cạnh tranh cao đã đòi hỏi những người làm môi giới luôn phải tạo niềm tin với khách hàng, thấu hiểu tâm tư, suy nghĩ cùng những thói quen để thuyết phục họ quyết định xuống tiền cho các dự án. Bất động sản là tài sản có giá trị lớn nên khách hàng luôn là những người thận trọng, việc chốt dự án đối với nhà môi giới là rất khó khăn. Chính điều này vô tình tạo ra nhiều áp lực vô hình chung đối với những người làm nghề môi giới. 

Dù phải trải qua một quá trình không mấy dễ dàng từ việc kiếm khách hàng cho tới giới thiệu sản phẩm vừa ý với nhu cầu hay các khoản chi phí chăm sóc khách hàng, nhiều nhà môi giới cay cú khi rơi vào tình trạng bị mất khách vào đúng giai đoạn chốt dự án. Hơn thế, nhiều nhà môi giới phải giảm sâu chiết khấu, phí hoa hồng từ 50% - 100% để lấy khách hoặc bán sản phẩm nhằm đảm bảo doanh thu cho công ty. 


Hiện nay, nghề môi giới phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt và tranh giành khách hàng từ nguồn lực đông đảo trên thị trường
Hiện nay, nghề môi giới phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt và tranh giành khách hàng từ nguồn lực đông đảo trên thị trường

Là một nhà môi giới bất động sản kỳ cựu, anh Minh Thành tâm sự khi rơi vào hoàn cảnh trên: "Nhớ nhất là giao dịch dự án Green Field Bình Thạnh, khi đang hào hứng chốt dự án với số tiền 3 tỷ 200 triệu đồng nhưng bất ngờ bị từ chối vì môi giới khác đã chiết khấu 15 triệu đồng cho khách với giá là 3 tỷ 175 đồng". Với anh Thành, đây là dự án đầu tay. Khi nhắc lại anh vẫn cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Sau thất bại đó anh mới thấm được bài học bản thân cần phải linh hoạt giảm trừ các chiết khấu để có thể lấy khách và cạnh tranh với các môi giới khác - điều mà trước đó anh không hề hay biết. 

Cũng giống như trường hợp của anh Thành, anh Tuấn - một môi giới bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Chưa bao giờ mình gặp phải tình trạng giảm sâu, cắt lãi hoa hồng, giật khách nhiều như tại dự án Precia Quận 2. Mặc dù khách đã hẹn chốt dự án nhưng lý do bùng dịch cũng khá nhiều. Khách mua dự án khác rồi quay lại nhờ tôi ra hàng với mức chuyển nhượng chiết khấu là 1%, tính ra hoa hồng nhận lại cũng chẳng được bao nhiêu". 

Tình trạng nợ, giam phí hoa hồng diễn ra thường xuyên

Để có thể nhận bán căn hộ cho khách hàng trong lần giao dịch đầu tiên thì nhà môi giới phải chuẩn bị một khoản tài chính không nhỏ để nộp cho chủ đầu tư - đây được xem như là tiền ký cược. Số tiền này thường lên đến 50 triệu đồng và có khi là hàng trăm triệu đồng. Theo đó, các nhà môi giới sẽ phải bỏ tiền tươi hoặc đi vay với nhiều rủi ro. Cũng trong thời điểm này, các nhà môi giới còn phải chi những khoản chi phí khác để thực hiện công việc marketing quảng cáo sản phẩm, mua dữ liệu khách hàng và chi phí chăm sóc khách hàng. Cho nên khi tính chi li thì mức lợi nhuận thu về cũng không còn bao nhiêu sau khi đã trừ hao với các khoản chi phí khác. 

Là một nhà môi giới kỳ cựu, chị Trang chia sẻ rằng: "Với một người chân ướt chân ráo vừa vào nghề, để có thể chốt được dự án là một điều vô cùng khó khăn. Song tôi vẫn phải vừa tham gia đóng tiền vừa chờ hoa hồng từ phía chủ đầu tư. Điều này dẫn đến những bất lợi cho tôi nhất là thời gian nhận phí hoa hồng trong giao dịch cũng bị kéo từ 4 - 5 tháng. Vì thế, tôi đã phải chi trả một khoản rất lớn như tiền phòng, tiền đi lại, tiền tiếp khách,...". 

Thông thường, các chủ đầu tư sẽ thanh toán phí hoa hồng theo tiến độ của dự án. Và khi khách hàng thanh toán 30% chi phí thì môi giới sẽ nhận được các khoản hoa hồng. Nếu như các dự án gặp khó khăn trong vấn đề pháp lý hay thanh khoản kém thì tất nhiên, khoản hoa hồng này sẽ bị chậm chi trả. 

Hơn nữa, nhiều nhà môi giới còn bị giảm trừ các khoản chi phí nếu như mức thanh toán đến từ dự án không có dấu hiệu tích cực. Các sàn bất động sản cũng vì thế mà phải gồng mình chịu lỗ nếu dự án không được triển khai đúng như tiến độ bàn giao. 

Còn đối với các nhà môi giới chuyên về lĩnh vực đất nền thì thỉnh thoảng sẽ phải đối mặt với những trường hợp khách hàng sẽ không thanh toán phần tiền hoa hồng sau khi đã hoàn thiện các thủ tục về mua - bán cần thiết. 

Không chốt được đơn trong nhiều tháng liên tục

Đối với những người làm nghề môi giới bất động sản thì giao dịch chốt đơn chính là cơ hội để họ có thể kiếm thêm được một khoản thu nhập nhằm duy trì cuộc sống và chăm sóc gia đình. Với một nhà môi giới, lương cứng theo thỏa thuận là 4 triệu nhưng trên thực tế, đa số các tháng nhận được chỉ hơn 1 triệu đồng sau khi đã trừ đi một số khoản phí khác. Tuy nhiên, những yếu tố như thị trường biết động cùng với những rủi ro như dịch bệnh lại có ảnh hưởng sâu sắc đến công việc của các nhà môi giới. 

Đại dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát đã tác động rất lớn đến nghề môi giới bất động sản. Theo đó, hàng loạt địa phương có thị trường địa ốc đều thực hiện việc giãn cách theo chỉ thị 16. Vào thời điểm đó, Bộ Xây dựng đã đưa ra báo cáo: "Trong quý 2/2021, tại Hà Nội có 1.094 giao dịch nhà ở thành công, so với quý trước bằng khoảng 20%; tại TP. Hồ Chí Minh có 3.002 giao dịch thành công và so với quý trước bằng khoảng 87%". 

Có thể thấy được một điều rằng, nghề môi giới không mấy dễ dàng và người làm nghề phải đối diện với muôn vàn khó khăn cùng sức cạnh tranh vô cùng lớn. Để có thể đứng vững với nghề thì bạn cần phải tự trang bị những kiến thức đồng thời xây dựng thương hiệu hình ảnh cho riêng mình. 


Đối với những người làm nghề môi giới bất động sản thì giao dịch chốt đơn chính là cơ hội để họ có thể kiếm thêm được một khoản thu nhập nhằm duy trì cuộc sống và chăm sóc gia đình
Đối với những người làm nghề môi giới bất động sản thì giao dịch chốt đơn chính là cơ hội để họ có thể kiếm thêm được một khoản thu nhập nhằm duy trì cuộc sống và chăm sóc gia đình

Quy luật của nghề môi giới chính là sự đào thải khắc nghiệt

Có nhiều nhà môi giới làm việc trong nghề vẫn thường cho rằng, để đến và ở lại với nghề này là một cái duyên và không phải ai cũng có thể làm được. Và số người đến với nghề môi giới rất lớn, không phân biệt công việc, lĩnh vực khác nhau trước đó nhưng số người rời đi cũng không ít, có người làm từ 1 - 2 tháng đã phải bỏ nghề nhưng lại có những người gắn bó được lâu dài. 

Môi giới là nghề có sự hấp dẫn nhiều người bởi những tin đồn về thu nhập khủng, hoa hồng cao nếu thành công. Và hình ảnh của nghề môi giới thường được gắn với mác cuộc sống sang chỉnh, ăn mặc lịch sự, bảnh bao, đi khắp đó đây. 

Chính những hào nhoáng bên ngoài này đã khiến cho nhiều người có sự lầm tưởng về nghề môi giới dễ kiếm tiền với các khoản hoa hồng đúng như mong đợi mà không cần nhiều kỹ năng, kiến thức. Nhưng khi bắt tay vào nghề thì hãy cố gắng lắng nghe những trải lòng của người đi trước để hiểu được rằng nghề không trải thảm đỏ cho những người thích sự dễ dàng. Bởi vì hoa hồng luôn chứa nhiều gai nhọn. 

Môi giới là nghề dễ có sự sa ngã nếu không bản lĩnh

Hiện nay, nhiều người vẫn coi làm trong ngành bất động sản là một tầng lớp khá của xã hội. Từ hình thức bên ngoài cho đến đồng tiền kiếm được nên người ta vẫn thường nghĩ bất động sản là giàu có, xa hoa lắm. Nói thế cũng đúng bởi không ít người vang danh nhờ làm nghề môi giới bất động sản. Nếu làm trong nghề này biết vận dụng các kỹ năng cộng thêm một chút may mắn thì tiền kiếm được là không hề ít. Thế nhưng để đổi lấy được sự thành công thì người làm nghề đã phải trải qua những cái giá không hề nhỏ. Vậy nên, nếu như không muốn bị sa ngã thì nhà môi giới cần phải bản lĩnh. 

Có thể phải tiếp khách trên bàn nhậu rất nhiều 

Thông thường những người tìm tới môi giới bất động sản là những khách hàng có tiền. Khách hàng này luôn muốn tìm được một căn nhà đẹp hay một lô đất ưng ý. Và để có thể thuyết phục được khách hàng thì ngoài kỹ năng môi giới thì người làm nghề này phải có kỹ năng nhậu. Nhiều người đã phải làm việc với nhau trên bàn nhậu, chốt giao dịch trên bàn nhậu. Nếu như nhà môi giới càng nhiệt tình thì khả năng thành công sẽ ngày càng cao. Không phân biệt bạn là nam hay nữ, nếu đã làm môi giới thì không thể nào tránh được điều đó. 


Thông thường những người tìm tới môi giới bất động sản là những khách hàng có tiền
Thông thường những người tìm tới môi giới bất động sản là những khách hàng có tiền

Nghề môi giới cũng không ít cám dỗ

Ngoài nhậu nhẹt thì những người làm môi giới còn phải đối diện với nhiều cám dỗ. Làm nghề môi giới được 3 năm, Ngọc Lan chia sẻ rằng: "Thời điểm mới vào nghề mình còn non nớt, cũng gặp khách rồi cũng giới thiệu, được vài hôm thì khách hẹn đi ăn tối rồi bàn công việc về miếng đất mua. Mình cũng cả tin vì nghĩ rằng khách hẹn gặp là sẽ thành công rồi. Nhưng khi đến gặp thì lại được hẹn vào một phòng kín chỉ có 2 người. Đoán được ý đồ của khách mình giả vờ nghe điện thoại rồi chạy mất hút. Sau đó mình đem chuyện kể lại với chị đồng nghiệp, chị ấy bảo may là chạy được sớm không là không biết chuyện gì xảy ra". 

Còn đối với các anh nam làm nghề môi giới, nếu điển trai một chút mà tiếp xúc với các nữ đại gia thì không hiếm chuyện bị gạ gẫm trở thành phi công trẻ. Những chuyện như thế sẽ không hề hiếm nên khi làm nghề thì các nhà môi giới cần phải có bản lĩnh để vượt qua được những cám dỗ này.


Ngoài nhậu nhẹt thì những người làm môi giới còn phải đối diện với nhiều cám dỗ
Ngoài nhậu nhẹt thì những người làm môi giới còn phải đối diện với nhiều cám dỗ

Bởi thế, nghề môi giới bất động sản phải trả một cái giá không hề nhỏ nếu không biết giữ mình. Chính vì thế, làm nghề môi giới sẽ chẳng dễ dàng như người ta vẫn nghĩ. Vậy nên, khi quyết định làm nghề môi giới bất động sản thì bạn cần phải vượt qua được những khó khăn, những cám dỗ trong nghề để có thể thành công trong công việc. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

6 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

8 giờ trước