Nghề môi giới bất động sản là gì? Những điều cần biết về nghề môi giới bất động sản!

Thứ hai, 18/01/2022-10:01
Thị trường bất động sản Việt Nam luôn có sự sôi nổi và đầy biến động. Một trong những nhân tố chính đóng góp vào sự phát triển của thị trường này chính là môi giới bất động sản. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nghề môi giới bất động sản hiện nay như thế nào.

Môi giới là gì? Môi giới bất động sản là gì? 

Môi giới là trung gian giữa người mua và người bán, được người bán hoặc người mua ủy thác quá trình bán hoặc mua hàng hóa, dịch vụ. Hoạt động môi giới bao gồm việc tìm kiếm khách hàng, tổ chức cho các bên tiếp xúc, đàm phán cũng như ký hợp đồng. Trong thương mại thì người môi giới không được đứng tên của chính mình mà đứng tên của người ủy thác. Người môi giới sẽ không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Người môi giới cũng sẽ không tham gia vào quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng trừ trường hợp đã được ủy quyền. 

Môi giới bất động sản là người có chứng chỉ hành nghề hoặc kiến thức trong lĩnh vực mua bán bất động sản, hỗ trợ người bán, người mua về các thủ tục bất động sản và thuộc những công ty địa ốc có quy chế rõ ràng. Nghề môi giới bất động sản còn tư vấn, tiếp thị tới những khách hàng có nhu cầu về mua bán bất động sản.

 


Môi giới là trung gian giữa người mua và người bán, được người bán hoặc người mua ủy thác quá trình bán hoặc mua hàng hóa, dịch vụ
Môi giới là trung gian giữa người mua và người bán, được người bán hoặc người mua ủy thác quá trình bán hoặc mua hàng hóa, dịch vụ

Nhà môi giới có vai trò như thế nào trong lĩnh vực bất động sản

Nhà môi giới bất động sản thuộc nhóm cung cấp dịch vụ bất động sản. Đây là nhóm giúp chủ đầu tư có thể chuyển các ý tưởng của họ thành hiện thực công trình có giá trị kinh tế cao hơn từ bất động sản. 

Nhà môi giới bất động sản là những người chịu trách nhiệm cho thuê hoặc bán các loại bất động sản dành cho khách hàng. Họ là người chủ yếu sẽ tham gia vào các dự án lớn đồng thời là người cân đối các nhu cầu của khách hàng với các phương án tài chính của chủ đầu tư. Các nhà môi giới bất động sản đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch tiếp thị, họ gợi ý các viễn cảnh và trình bày các đặc điểm của sản phẩm, các chức năng và lợi nhuận. Bên cạnh đó họ còn thực hiện việc thương thảo hợp đồng đồng thời sẽ cung cấp các thông tin phản hồi về cho các nhà đầu tư để kịp thời điều chỉnh dự án. 

Trước khi có Luật kinh doanh Bất động sản thì vai trò của nhà môi giới (hay còn gọi là cò đất) không được thừa nhận trong xã hội. Khi nhắc đến "cò" nhà đất thì người dân thường đắn đo và có sẵn tâm lý sợ bị lừa đảo. Chính vì thế họ không muốn khi tham gia vào quá trình giao dịch bất động sản trên thị trường phải thông qua "cò nhà đất". Tuy nhiên cũng có những giao dịch thành công khi có sự tham gia của cò với vai trò là trung gian. Chính tâm lý lo sợ khiến vai trò của các nhà môi giới không được thừa nhận. Điều này đã làm hạn chế các giao dịch trên thị trường và làm giảm đi số lượng các cuộc giao dịch dẫn tới kìm hãm sự phát triển của thị trường bất động sản. 

Rõ ràng, nghề môi giới bất động sản có nhiều mặt tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực. Nhưng cũng không thể phủ nhận được vai trò của những nhà môi giới chính là chất xúc tác đưa tới sự thành công của các giao dịch. Bên cạnh đó còn thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. 


Nhà môi giới bất động sản thuộc nhóm cung cấp dịch vụ bất động sản
Nhà môi giới bất động sản thuộc nhóm cung cấp dịch vụ bất động sản

Nguyên tắc để hoạt động môi giới bất động sản

Tại điều 44 Luật Kinh doanh bất động sản quy định, nguyên tắc hoạt động môi giới bất động sản bao gồm 3 nguyên tắc chính. 

Đầu tiên chính là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định sau thì được kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản và làm trung gian trong việc đàm phán, ký hợp đồng kinh doanh bất động sản và hưởng thù lao, hoa hồng theo hợp đồng môi giới bất động sản. Theo đó, đối với các tổ chức kinh doanh bất động sản thì phải có ít nhất một người có chứng chỉ môi giới bất động sản. Còn đối với cá nhân kinh doanh bất động sản độc lập phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và có chứng chỉ môi giới bất động sản. 

Thứ hai, hoạt động môi giới bất động sản phải công khai, trung thực và tuân thủ theo pháp luật. 

Thứ ba, các tổ chức cá nhân môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản. 


Hoạt động môi giới bất động sản phải công khai, trung thực và tuân thủ theo pháp luật
Hoạt động môi giới bất động sản phải công khai, trung thực và tuân thủ theo pháp luật

Đặc điểm của nghề môi giới bất động sản 

Có 3 đặc điểm nổi bật của nghề môi giới bất động sản đó chính là: Lương cơ bản thấp nhưng hoa hồng cao, Thời gian làm việc linh động, không gò bó và Áp lực cao hơn làm nhân viên văn phòng. 

Về lương, môi giới bất động sản có lương cơ bản thấp nhưng hoa hồng lại cao. Thông thường, mức lương của các môi giới bất động sản tại các công ty thường từ 3 - 5 triệu đồng hoặc không có lương cơ bản. Nhưng ngược lại, phí môi giới từ một giao dịch thành công lại tương đối cao. 

Thời gian làm việc của môi giới bất động sản linh động và không bị gò bó. Theo đó, thay vì ngồi 8 tiếng ở văn phòng thì môi giới bất động sản sẽ dành nhiều thời gian ở bên ngoài đi gặp khách hàng, trục dự án và đi khảo sát thị trường,...


Thời gian làm việc của môi giới bất động sản linh động và không bị gò bó
Thời gian làm việc của môi giới bất động sản linh động và không bị gò bó

Đạo đức nghề nghiệp cần có trong môi giới bất động sản

Đối với các lĩnh vực kinh doanh nói chung và bất động sản nói riêng đều cần có đạo đức nghề nghiệp. Riêng nghề môi giới bất động sản cần tuân thủ 5 đạo đức nghề nghiệp sau. 

Đầu tiên, những người môi giới cần trung thực trong việc thực hiện dịch vụ môi giới, không dùng các thủ thuật không được phép để mưu lợi cho riêng mình. Bên cạnh đó cần có tinh thần trách nhiệm khi môi giới giữa người mua và người bán để làm sao cho cuộc mua bán thành công, an toàn cho cả hai bên. 

Thứ hai, người môi giới không được cho người khác mượn, thuê chứng chỉ hành nghề. 

Thứ ba, hành nghề đúng với nội dung ghi trong chứng chỉ. 

Thứ tư, nếu có dấu hiệu vi phạm thì phải tuân thủ với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong kinh doanh dịch vụ bất động sản. 

Thứ năm, cần tuân thủ Quy tắc đạo đức của Hiệp hội bất động sản Việt Nam. 

Nghề môi giới bất động sản là một nghề thú vị có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Đối với một nhà môi giới nói chung và đặc biệt các môi giới bất động sản mới vào nghề thì việc tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp là một điều rất cần thiết. Trên đây là những chia sẻ mà đội ngũ Meey Land muốn giới thiệu. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề môi giới bất động sản. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

1 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

1 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

1 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

2 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

2 giờ trước