Môi giới dự án là gì? Những điều cần biết về môi giới dự án

Thứ ba, 26/01/2022-10:01
Nghề môi giới bất động sản luôn biến động theo từng ngày theo nhu cầu thị thị tường nhưng những những yêu cầu cơ bản nhất để có thể thành công là không hề thay đổi. Dù bạn là lính mới hay đã có nhiều năm kinh nghiệm thì cũng phải hội tụ đầy đủ những kỹ năng cần có đặc biệt là môi giới dự án.

Môi giới dự án là gì? 

Môi giới dự án là một trong những hình thức môi giới khá phổ biến nhất hiện nay. Theo đó, tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới sẽ tiến hành tiếp thị và đại diện cho người bán để có thể chào bán các dự án xây dựng đến các khách hàng có nhu cầu họ sẽ được hưởng phần trăm hoa hồng. 


Môi giới dự án là một trong những hình thức môi giới khá phổ biến nhất hiện nay
Môi giới dự án là một trong những hình thức môi giới khá phổ biến nhất hiện nay

Những điều cần đặc biệt lưu ý khi môi giới dự án

Có thể thấy hiện nay có khá nhiều điều tiêu cực diễn ra xung quanh các dự án như: Dự án ma, chủ đầu tư lừa đảo hoặc cố tình chiếm đoạt tài sản,... Và chỉ cần lơ là một thì dù là người môi giới lâu năm cũng sẽ bị "sa bẫy". Dưới đây là 5 điều cần đặc biệt lưu ý khi môi giới dự án. 

Điều 1: Tìm hiểu về chủ đầu tư

Hiện nay nhiều phân khúc đất nền dự án đang được rao bán với mức giá rẻ. Tuy nhiên đó có thể là miếng mồi để thu hút để nhiều nhà môi giới tham gia vào dự án. Trong trường hợp nếu giá thành của đất giảm nhiều so với khu vực thì người môi giới dự án cần phải tính toán kỹ đến tính khả thi cũng như khả năng hoàn thiện của dự án trước khi môi giới sản phẩm đến khách hàng. 

Lúc này, nhà môi giới dự án cần bỏ thời gian để tìm hiểu và chọn chủ đầu tư thực sự của dự án để làm việc trực tiếp. Hơn thế, chủ đầu tư cần có tên tuổi và độ uy tín nhất định. Đồng thời, chủ đầu tư cần phải có thành tích trên thị trường bất động sản. Một lưu ý là người môi giới dự án không nên thấy rẻ mà lao vào bởi sẽ dễ gặp bất trắc và bị ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân hoặc kéo vào vòng lao lý. 


Nhà môi giới dự án cần bỏ thời gian để tìm hiểu và chọn chủ đầu tư thực sự của dự án để làm việc trực tiếp
Nhà môi giới dự án cần bỏ thời gian để tìm hiểu và chọn chủ đầu tư thực sự của dự án để làm việc trực tiếp

Điều 2: Giao dịch giấy tờ rõ ràng

Để có thể đảm bảo dự án là có thực, các giấy tờ liên quan đến các dự án cần phải được minh bạch và rõ ràng. Đây được xem là điều hết sức quan trọng trước khi nhà môi giới nhận dự án nào đó để kinh doanh. 

Nhà môi giới cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp những giấy tờ cần thiết chứng minh được vị trí dự án, năng lực của chủ đầu tư, giá trị khu đất, đồ án quy hoạch hoặc thiết kế xây dựng dự án tương lai hay các thủ tục liên quan đến pháp lý. 

Chính việc rõ ràng giấy từ pháp lý sẽ giúp cho nhà môi giới có thể tránh được các dự án ma hoặc bị lừa đảo trong quá trình hoàn tất giao dịch. 

Điều 3: Không môi giới dự án chung sổ

Thực trạng cho thấy có nhiều nhà môi giới nhận môi giới nhưng lại không biết rõ vị trí của từng tô. Nguyên nhân là do các dự án này chưa được tách sổ, các khu đất đều nằm chung với chủ đầu tư. Đây chính là việc làm hết sức sai lầm đối với các nhà môi giới. 

Một khi đất chưa được tách sổ thì khi xảy ra tranh chấp sẽ gây phiền hà cho cả chủ đầu tư, người môi giới lẫn người mua. Một khi chọn các dự án đã được tách sổ thì nhà môi giới sẽ thuận lợi hơn trong việc bán hàng. Bời vì xu hướng của khách hàng gần đây thường mua đất đã được tách sổ. Vì thế nhà môi giới dự án cần phải lưu ý không môi giới các dự án chung sổ.


Nhà môi giới dự án cần phải lưu ý không môi giới các dự án chung sổ
Nhà môi giới dự án cần phải lưu ý không môi giới các dự án chung sổ

Điều 4: Pháp lý của sản phẩm

Đây được xem là nội dung quan trọng trước khi quyết định môi giới của các nhà môi giới dự án. Theo đó, nhà môi giới dự án cần phải xem xét dự án mình chọn đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tỷ lệ 1/500 chưa hay đã có quyết định giao đất của các cấp có thẩm quyền hay chưa. Hơn thế là những giấy tờ thủ tục khác đã đủ hay chưa? 

Nhà môi giới dự án cần phải cẩn trọng trong việc môi giới để tránh giao dịch dự án thuộc diện quy hoạch hoặc giải tỏa bằng cách kiểm tra thông tin quy hoạch tại Sở Tài Nguyên và Môi trường. Hoặc nhà môi giới cũng có thể tìm hiểu thông tin hồ sơ tại địa chính cấp xã, huyện. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ quan trọng trong việc môi giới dự án giúp cho hoạt động môi giới an toàn và chắc chắn. 

Hiện nay, các chủ dự án thường mua đất thổ cư trong dân và lập dự án tách thửa không đúng quy định. Tuy giá đất rẻ là một lợi thế nhưng người môi giới đừng vì thế mà bỏ qua tính pháp lý của dự án mà mình đã chọn. 


Nhà môi giới dự án cần phải xem xét dự án mình chọn đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tỷ lệ 1/500 chưa hay đã có quyết định giao đất của các cấp có thẩm quyền hay chưa
Nhà môi giới dự án cần phải xem xét dự án mình chọn đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tỷ lệ 1/500 chưa hay đã có quyết định giao đất của các cấp có thẩm quyền hay chưa

Điều 5: Không chạy theo đám đông

Tại Việt Nam, tâm lý đám đông được xem là khá phổ biến. Nhà môi giới nên nhớ rằng không phải nhiều người cùng làm một việc thì việc đó sẽ đúng. Bởi vì miếng phô mai ngon thì chỉ có ở trên bẫy chuột. 

Vì thế, nhà môi giới dự án cần phải tỉnh táo và có sự tính toán kỹ lưỡng trước khi tham gia vào một dự án. 

Nếu những lưu ý trên vẫn chưa làm nhà môi giới an tâm bởi giấy tờ vẫn có thể bị làm giả thì bạn có thể tham khảo từ các chuyên gia tư vấn bất động sản để có được sự tự tin và chắc chắn khi hành nghề môi giới. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến môi giới dự án, theo đó, nhà môi giới cần đặc biệt lưu ý trước khi tham gia vào một dự án nào đó. Hy vọng những thông tin có thể hữu ích cho bạn để từ đó là một nhà môi giới dự án thông minh và có được nhiều thành tích trong kinh doanh. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Bia Sài Gòn - Miền Trung (mã SMB) vẫn sống khỏe, chia cổ tức đều đặn bất chấp cú đấm “thổi nồng độ cồn”

48 phút trước

Gia đình GenZ mỗi tháng tiết kiệm 50 triệu đồng cùng 2 chỉ vàng: Luôn đề cao việc chi tiêu hợp lý

1 giờ trước

5 trường hợp sẽ bị khoá Căn cước điện tử kể từ ngày 1/7/2024

1 giờ trước

Hé lộ 3 "tầng vàng" chung cư mua không bao giờ lỗ, càng ở càng thích

1 giờ trước

Sức nóng tỷ giá tác động thế nào đến thị trường chứng khoán?

1 giờ trước