ME là gì? Cơ hội nghề nghiệp với các kỹ sư ME

Thứ ba, 01/11/2022-16:11
Nhắc đến thuật ngữ ME, có thể sẽ nhiều người sẽ không hiểu rõ nó là gì trong khi đây được coi là một trong những nghề nghiệp vô cùng hấp dẫn. Vậy ME là gì? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu về các thông tin liên quan đến ME qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về ME 

ME là gì hay M&E là gì là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm thời gian gần đây. Trước hết, chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm ME. 

Khái niệm ME là gì? 

ME được biết đến là một cụm từ được viết tắt bởi thuật ngữ Mechanical and Electrical, dịch ra nghĩa tiếng Việt là cơ khí và điện. Do đó mọi người thường sẽ gọi chung thuật ngữ ME là ngành cơ – điện. 

Trong ngành công nghiệp này, ME thường thể hiện vai trò vô cùng quan trọng đối với một dự án. Nó chiếm tới 40 - 60% toàn bộ công trình xây dựng khi mỗi một công trình xây dựng có hai mảng chính yếu là xây dựng và cơ điện. 


Khái niệm ME là gì? 
Khái niệm ME là gì? 

Những hạng mục chính của ME là gì? 

Để hiểu ME là gì một cách tường tận nhất thì bạn cần phải hiểu dược hệ thống của ME là như thế nào và được thể hiện ra sao. Dựa vào các định nghĩa trên, ta có thể tóm lược lại hệ thống ME chính là một hệ thống gồm hai phần là phần điện và phần cơ khí trong các hoạt động thi công các công trình xây dựng. Trong hệ thống này thì phần điện sẽ chiếm nhiều hơn phần cơ khí, khoảng 60%. 

Hệ thống ME thường được chia ra làm 5 hạng mục chính gồm có: 

  • Hệ thống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh, hóa chất gọi tắt là P&S (Plumbing & Sanitary) 
  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí gọi tắt là HVAC (Heating Ventilation Air Conditioning) 
  • Hệ thống điện gồm điện nhẹ và điện nặng,... 
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy (Fire Alarm & Fire)

Khi bạn đã nắm rõ được các khái niệm về ME và các hệ thống chính của ME thì chắc chắn bạn cũng phần nào đó hiểu được từng hạng mục điện của ME có vai trò quan trọng thế nào khi mà nó có thể chiếm đến khoảng 60% trong toàn hệ thống ME. 


Những hạng mục chính của M&E
Những hạng mục chính của M&E

Tìm hiểu kỹ hơn về hạng mục điện ở trong hệ thống ME 

Tìm hiểu sâu hơn về những hạng mục điện sẽ dễ dàng giúp bạn nắm bắt cơ hội việc làm về điện cũng như các bước sâu hơn và ngành nghề này. Về cơ bản, các hạng mục điện gồm điện nặng, điện nhẹ. Trong đó, bạn cũng có thể nắm bắt các yếu tố cụ thể của từng hạng mục. 

Hạng mục điện nặng gồm: 

  • Hệ thống cấp điện
  • Hệ thống phân phối 
  • Hệ thống chiếu sáng linh hoạt
  • Hệ thống chiếu sáng khi sự cố
  • Hệ thống ổ cắm
  • Hệ thống chống sét

Hạng mục điện nhẹ

  • Hệ thống điện thoại
  • Hệ thống mạng
  • Hệ thống an ninh giám sát
  • Hệ thống PA

Các hạng mục điện ở trong hệ thống ME
Các hạng mục điện ở trong hệ thống ME

Tìm hiểu về nghề kỹ sư ME 

Sau khi đã tìm hiểu về ME, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nghề kỹ sư ME. Trước hết, ta sẽ đi tìm hiểu về kỹ sư ME là gì. 

Kỹ sư ME là gì? 

Kỹ sư ME là những người làm ở các hạng mục Cơ điện của tòa nhà. Họ chính là những người trực tiếp chịu trách nhiệm về những hạng mục cơ điện của tòa nhà mà chúng ta đã nhắc đến ở các nội dung trên. 

Nói về kỹ sư ME không nhất thiết họ phải thông thạo cả hai phần trong hệ thống là phần điện và phần cơ. Thay vào đó, kỹ sư ME có thể phụ trách sâu cho một mảng hay một hạng mục nào đó của một trong hai phần cơ và điện. 

Tuy là như thế nhưng điều kiện tiên quyết trở thành một người kỹ sư ME đó chính là cần phải nắm thật vững kiến thức chuyên môn. Dù bạn là kỹ sư ME về cơ hay là kỹ sư ME về điện thì cũng phải hiểu biết cả hệ thống cơ lẫn hệ thống điện và phải luôn biết cách phối hợp chúng một cách hài hòa và nhịp nhàng trong quá trình làm việc. 


Kỹ sư ME là những người làm ở các hạng mục Cơ điện
Kỹ sư ME là những người làm ở các hạng mục Cơ điện

Kỹ sư ME thường làm những công việc gì? 

Người kỹ sư ME sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ sau: 

  • Đi khảo sát hiện trường, lập ra các bản vẽ thiết kế về hệ thống cơ điện cho các công trình 
  • Phối hợp với đơn vị tư vấn, các chủ đầu tư và các bộ phận giám sát nhằm đưa ra quyết định chốt phương án cuối cùng trong việc thi công, thiết kế. 
  • Lên kế hoạch tổ chức thi công, lắp đặt các hệ thống ME với công trình dựa vào nguồn kinh phí của chủ đầu tư. 
  • Lập bảng thống kê chi tiết về khối lượng công trình đang thực hiện, sau đó kỹ sư ME sẽ báo lại với chủ đầu tư về khối lượng đó. 
  • Giám sát quá trình làm việc của đội ngũ thi công dựa theo những tiêu chuẩn về quản lý chất lượng đã qua thẩm định. 
  • Phối hợp với bộ phận khác trong việc tổ chức nghiệm thu công trình và tiến hành sửa lại theo đúng yêu cầu của nhà đầu tư. 
  • Kiểm tra kỹ chất lượng của các hạng mục cơ điện được phụ trách trước khi gửi những yêu cầu nghiệm thu cho các chủ đầu tư và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát, tư vấn. 
  • Làm các báo cáo công việc theo định kỳ đối với chủ đầu tư 
  • Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên phân công.

Kỹ sư ME thường làm những công việc gì? 
Kỹ sư ME thường làm những công việc gì? 

Cơ hội làm việc của các kỹ sư ME hiện nay 

Với sức phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng tại thị trường Việt Nam thì vị trí kỹ sư ME có cơ hội rất tiềm năng để phát triển. Bạn có thể xin vào bất cứ đâu trong các công trình triển khai thi công, thậm chí là các công trình còn mới lên kế hoạch dự án để thực hiện trong tương lai. 

Hiện nay có rất nhiều đơn hàng tuyển dụng kỹ sư ME sang Nhật để làm việc và cơ hội phát triển sự nghiệp cùng nguồn thu nhập ở đây là vô cùng hấp dẫn. Nhiều chuyên gia nhân sự và việc làm cũng đã đưa ra những nhận định rằng vị trí công việc ME đang lên ngôi tại thị trường Nhật Bản và sẽ kéo theo những triển vọng nghề nghiệp lớn dành cho các kỹ sư Việt Nam. 

Trung Bình mức lương cơ bản của một kỹ sư ME tại Việt Nam sẽ dao động từ khoảng 10 - 20 triệu một tháng tùy thuộc vào khối lượng công việc, tính chất công việc mà bạn được đảm nhận. 

Mức lương này dành cho một kỹ sư ME tại Nhật có thể khởi điểm ban đầu rơi vào khoảng 180 ngàn Yên/tháng. 


Cơ hội làm việc của các kỹ sư ME hiện nay 
Cơ hội làm việc của các kỹ sư ME hiện nay 

Những kỹ năng cần của một kỹ sư ME giỏi 

Về cơ bản, những kỹ sư ME cần có những kỹ năng cơ bản sau để đảm bảo thực hiện công việc một cách hiệu quả và tiến đến sự thành công nhất định trong nghề:

  • Nắm rõ những biện pháp thi công ME
  • Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ 
  • Có kiến thức cơ bản về những dụng cụ và thiết bị trong việc lắp đặt hệ thống ME
  • Biết cách vẽ các bản vẽ thi công công trình 
  • Kỹ năng làm hồ sơ nghiệm thu và giải trình khối lượng
  • Kỹ năng sử dụng công cụ liên hệ trực tuyến để liên lạc thuận lợi với các nhà đầu tư và các nhà tư vấn trong quá trình làm việc
  • Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh
  • Biết cách làm hồ sơ cho việc thanh toán, quyết toán
  • Biết nhận diện và phân biệt các vật tư ME

Tổng kết 

Như vậy, qua những thông tin chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu ME là gì rồi đúng không nào? Hãy tận dụng những cơ hội việc làm hấp dẫn nhất với ngành nghề này để thành công trong sự nghiệp bạn nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

2 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

3 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

5 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

7 giờ trước