Kỹ năng làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời, thành công trong cuộc sống

Thứ sáu, 30/04/2022-10:04
“Chiến thắng trọng đại nhất trong cuộc đời của mỗi người là chiến thắng chính bản thân mình”. Đúng vậy, chúng ta không thể kiểm soát những thử thách hay sóng gió từ bên ngoài, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua tất cả khó khăn này khi làm chủ được bản thân mình. Biết làm chủ bản thân sẽ mang lại một cuộc sống an toàn và thành công hơn cho mỗi người. Cùng tìm hiểu những bí quyết phát triển nhanh chóng kỹ năng làm chủ bản thân nhé!

Kỹ năng làm chủ bản thân là gì?

Làm chủ bản thân có thể được hiểu là việc bạn cố gắng kiểm soát những gì xuất phát từ bản thân mình như suy nghĩ, cảm giác, ý chí, lời nói, hành động… trong tất cả các trường hợp, hoàn cảnh sống mà không bị phụ thuộc vào quan điểm, lối sống của người khác. Nói một cách dễ hiểu hơn, làm chủ bản thân chính là việc phát triển khả năng hoạch định cuộc sống của bản thân thành công mà không chịu sự chi phối của những tác động bên ngoài.


Làm chủ bản thân giúp con người chinh phục những thành tựu to lớn
Làm chủ bản thân giúp con người chinh phục những thành tựu to lớn

Kỹ năng làm chủ bản thân tức là việc vận dụng những kiến thức, sự hiểu biết của bản thân để rèn luyện tính độc lập, quyết đoán, kiểm soát và làm chủ mọi quan điểm, suy nghĩ, lời nói, hành động của bản thân trong cuộc sống mà không bị tác động bởi các yếu tố khách quan khác.

Có thể nói rằng, chỉ khi rèn luyện được kỹ năng làm chủ bản thân thì mới có nền tảng cảm xúc cân bằng và tư duy thật tốt để phát triển thành công định hướng của bản thân.

Biểu hiện của người có kỹ năng làm chủ bản thân

Làm chủ bản thân là một kỹ năng bao gồm nhiều sự biểu hiện dưới dạng vật chất nhất định, hoặc là một ý niệm, một suy nghĩ nào đó chưa được thể hiện ra thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, có thể nêu một số biểu hiện cụ thể của người có kỹ năng làm chủ bản thân như sau:


Không kiểm soát được bản thân sẽ xảy ra những phản ứng tiêu cực khi giao tiếp
Không kiểm soát được bản thân sẽ xảy ra những phản ứng tiêu cực khi giao tiếp
  • Một là, biết tự mình nhận thức những vấn đề trong cuộc sống của bản thân. Điều này có nghĩa là bạn nhạy bén được những biến chuyển trong cuộc sống, hiểu những thứ gì tác động tới cảm xúc, suy nghĩ của mình dù là tích cực hay tiêu cực. Từ đó, có thể quan sát được những diễn biến nội tại của bản thân, kiểm soát được những phản ứng của bản thân trước các sự kiện đó.
  • Hai là, biết cách kiểm soát cảm xúc. Một trong những điều thật sự thử thách một người muốn rèn luyện kỹ năng làm chủ bản thân chính là thực hành nghiêm túc sự kiểm soát cảm xúc của bản thân - một trong những cơ chế rất bản năng của con người để phản ứng lại các những thông tin bản thân tiếp nhận được. Điều đặc biệt là có thể biết tiết chế những cảm xúc tiêu cực để đi đến những phản ứng lành mạnh.
  • Ba là, có sự tự tin cao vào bản thân. Một trong những yếu tố giúp một người có thể làm chủ bản thân chính là biết cách đặt niềm tin vào bản thân, tự tin vào những gì mình đang suy nghĩ, đang thực hiện là đúng đắn và phù hợp. 
  • Bốn là, biết ngừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác. Thật khó để có thể làm được điều này, bởi con người thường luôn có thói quen “đổ lỗi”. Tuy nhiên, khi biết ngừng đổ lỗi cho người khác, bạn sẽ nâng cao sự kiên cường, mạnh mẽ của bản thân. 
  • Năm là, giữ cho cuộc sống thăng bằng. Khi biết tạo cho mình một phong cách sống lành mạnh, giữ tinh thần luôn sáng suốt, bạn sẽ không còn cảm giác chênh vênh, cuộc sống cũng diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ bản thân mong cầu hơn.
  • Sáu là, cuộc sống luôn thay đổi - đó là nguyên tắc bất dịch, nhưng biết thích ứng với hoàn cảnh sẽ khiến bản thân không rơi vào sự lạc lõng, mất phương hướng. 
  • Bảy là, có sự thấu hiểu. Thường thì chúng ta sẽ giành sự chiều chuộng, ưu tiên cho bản thân đầu tiên, song trong nhiều trường hợp cũng cần chú ý và hiểu hành động của những người khác cũng như ý định của họ để có những hành xử phù hợp, nâng cao vị trí của bản thân.

Tầm quan trọng của kỹ năng làm chủ bản thân đối với mỗi người

Làm chủ bản thân giúp con người có được sự bình tĩnh, suy nghĩ ổn định, cẩn trọng trước mỗi lời nói, việc làm để tạo ra những thành công mà bản thân kỳ vọng và nỗ lực. 

Có kỹ năng làm chủ bản thân sẽ giúp mỗi người không bị phụ thuộc vào tư tưởng, quan điểm sống của người khác, luôn phải đi theo “lối mòn cuộc sống” của người khác. Nhờ đó bạn có thể thỏa thích biến cuộc sống cá nhân của mình trở nên đầy màu sắc tươi vui.


Làm chủ bản thân giúp con người xây dựng một cuộc sống độc lập, hạnh phúc
Làm chủ bản thân giúp con người xây dựng một cuộc sống độc lập, hạnh phúc

Trong xã hội hiện đại ngày nay, có thể rèn luyện kỹ năng làm chủ bản thân sẽ giúp mỗi người khẳng định được vị trí của mình trong một tổ chức, một cộng đồng, xây dựng hình ảnh tự chủ, độc lập.

Kỹ năng làm chủ bản thân giúp học tập, công việc của mỗi người diễn ra có kế hoạch, không bị biến động bởi các yếu tố khách quan, do đó sẽ giúp họ có sự kiên trì với lựa chọn của mình để gặt hái được kết quả tốt đẹp.

Xây dựng phương pháp phát triển kỹ năng làm chủ bản thân

Bước 1: Đặt ra mục tiêu phù hợp và rõ ràng.

Điều đầu tiên sẽ quyết định đến kỹ năng làm chủ bản thân chính là nghiêm túc đặt ra mục tiêu cho bản thân mình. Mục tiêu này sẽ làm rõ được việc bạn muốn sống một cuộc sống được làm chủ bản thân như thế nào. Mức độ  mong muốn được làm chủ sẽ tạo ra một sự thôi thúc mạnh mẽ bên trong bạn, để bạn có được ngọn lửa nhiệt huyết thực hiện.

Một mục tiêu rõ ràng cũng sẽ giúp quá trình phát triển kỹ năng làm chủ bản thân trở nên khoa học, dễ dàng hơn trong thực hiện và duy trì. Khi xác định được mục tiêu, tức là cũng đồng thời bạn xác định được trọng tâm của quá trình rèn luyện kĩ năng này. Từ đó, bạn có thể sáng tạo, lên kế hoạch thực hiện phù hợp, tránh lãng phí thời gian và sức lực.

Có thể nói rằng, việc xác định mục tiêu để bắt đầu với một tầm nhìn càng rõ ràng thì những gì bạn muốn sẽ càng nhanh chóng đạt được kết quả, và càng dễ dàng hành động một cách bình tĩnh và tự tin.


Lập kế hoạch phát triển kỹ năng làm chủ bản thân để đạt hiệu quả cao
Lập kế hoạch phát triển kỹ năng làm chủ bản thân để đạt hiệu quả cao

Bước 2: Kiểm soát cảm xúc.

Khi đã xác định được mục tiêu của kỹ năng làm chủ bản thân, một điều rất dễ khiến nhiều người buông xuôi, bỏ cuộc chính là không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Thực chất, ai trong số chúng ta cũng có những suy nghĩ, cảm xúc rất đỗi bản năng, đó là yêu, là thích, là giận,...

Vì thế nên khi có một tác động ngoại cảnh sẽ rất dễ “sang chấn” tâm lý của con người, dẫn đến không thể kiên trì, tiếp tục với sự rèn luyện mà đi theo tiếng gọi của “bản năng”. Chính vì vậy, làm chủ bản thân là phải biết kiểm soát những cảm xúc nội tại, biết cách vượt qua nỗi sợ hãi của mình thì mới có thể bước tới đích đến của sự thành công.

Bước 3: Rèn luyện khả năng thích nghi và ý chí kiên định.

Một ý chí kiên định chính là ngọn đuốc soi sáng con đường rèn luyện sự làm chủ bản thân của mỗi người.Có rất nhiều “chướng ngại vật” trên hành chính chinh phục bản thân, làm chủ bản thân, dó đó nếu không có một ý chí kiên định thì rất khó để đạt được mục đích của mình.

Song, không phải luôn cứng nhắc với một kế hoạch, một mục tiêu mà mình đề ra. Bởi cuộc sống và mọi mối quan hệ xã hội luôn vận động và chuyển đổi, bạn nên có sự tinh tế nhìn nhận hoàn cảnh, từ đó cũng linh hoạt điều chỉnh bản thân để vừa thích nghi với điều kiện khách quan, vừa có thể thành công với mục tiêu của mình.

Bước 4: Nâng cao sự tập trung.

Có thể bạn không biết, sự tập trung chính là yếu tố quyết định đến chất lượng công việc của bạn mỗi ngày. Thay vì phân bổ thời gian và năng lượng của bản thân không hợp lý, làm một lúc rất nhiều công việc nhưng không có sự tập trung hay đầu tư vào từng việc cụ thể, hãy bắt đầu cải thiện sự tập trung bằng cách chú tâm giải quyết một công việc nào đó trong một thời điểm cụ thể. Sự tập trung chính là việc bạn dồn mọi sức lực phù hợp của bản thân để thực hiện hóa mong muốn của mình.

Đối với nghệ thuật làm chủ bản thân, nâng cao sự tập trung chính là một nhiệm vụ có vai trò như một nút thắt mang đến thành công cho người thực hiện. Hãy thử cách tăng cường tập trung bằng biện pháp đọc sách, lập kế hoạch… cũng như tăng dần lên số thời gian trong ngày bạn bỏ ra để rèn luyện sự tập trung cao độ.

Bước 5: Đưa ra quyết định.

Kỹ năng làm chủ bản thân còn thể hiện ở việc một người đưa ra quyết định một cách thật dứt khoát, không bị chi phối bởi lời nói của người khác. Sự quyết nhiệt và tự tin này không đồng nhất với việc tự cao, bởi hơn ai hết, bạn biết rằng mình mới là người hiểu rõ mình nhất trong cuộc sống.

Bí quyết giúp phát triển nhanh chóng kỹ năng làm chủ bản thân

Không chỉ làm việc thật chăm chỉ, mà phải làm việc thật thông minh

Chúng ra vẫn luôn ngưỡng mộ một ai đó thật chăm chỉ, đầu tư thời gian, công sức vào một công việc, một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, chỉ chăm chỉ thôi sẽ không mang lại một kết quả xuất sắc. Điều mà xã hội ngày nay yêu cầu chính là cách giải quyết công việc thật thông minh và hiệu quả.

Để làm được như thế, bạn cần hoạch định thật rõ ràng các bước cần làm trong công việc của mình, song hành sự chăm chỉ và sáng tạo thông minh trong công việc. Nhờ có như vậy thì bạn mới khẳng định được tài năng hay năng lực của bản thân, phát huy tính tự chủ cao độ nhất có thể.

Biết tự kiểm điểm bản thân 

Thật không dễ dàng để chúng ta tự nhìn ra những sai sót của bản thân mình, hay nói cách khác là tự đánh giá lại bản thân, tự kiểm điểm bản thân sau một quá trình làm việc, học hỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, biết tự kiểm điểm bản thân nói chung sẽ là cách làm hữu ích để mỗi chúng ta kiểm soát chính mình, làm chủ được suy nghĩ và hành động của mình trong hiện tại và tương lai.

Chỉ có quá trình tự kiểm điểm, bạn mới hiểu được khả năng của bản thân đến đâu và nhìn nhận được những điều bản thân đã làm đã đạt được mục tiêu của bản thân hay chưa. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ phát hiện được những thiếu sót, hạn chế của mình để tự khắc phục, sửa chữa.

Thấu hiểu nỗi đau của kỷ luật luôn nhẹ nhàng hơn nỗi đau của thất bại

Để rèn luyện được sự tự chủ bản thân, tính kỷ luật là yếu tố gần như quan trọng nhất. Dẫu vậy, rất nhiều người đã bỏ cuộc vì không thể vượt qua được dư luận, những cám dỗ… để làm chủ chính mình. Kỷ luật bản thân không phải là một hành động, mà là một chuỗi hành động tại nhiều thời điểm khác nhau, dưới những nhìn nhận khác nhau, tuy nhiên tất cả đều không hề dễ dàng.

Chúng ta đôi khi phải từ bỏ sở thích, thói quen không còn phù hợp, những niềm vui rất đời thường để chọn cho mình một lối đi riêng mạnh mẽ, độc lập. Đó chính là những khó khăn đầu tiên trên con đường chinh phục bản thân mình. Dẫu vậy, quả ngọt sẽ luôn ở cuối vạch đích, nỗi đau, mệt mỏi khi kỷ luật bản thân sẽ không là gì so với nỗi đau thất bại trong mọi kế hoạch, tình cảm, công việc khi không thể tự chủ bản thân.


Sự thấu hiểu sẽ mang lại sức mạnh to lớn trong việc làm chủ bản thân
Sự thấu hiểu sẽ mang lại sức mạnh to lớn trong việc làm chủ bản thân

Một ý chí “sắt đá” tạo nên một con người mạnh mẽ

Sự trì hoãn chính là nấm mồ chôn vùi ước mơ và hoài bão của nhiều người. Sự tự chủ vốn dĩ được tạo ra nhờ vào ý chí kiên định của con người. Khi và chỉ khi bạn nhắc nhở bản thân tôi luyện một ý chí sắt đá, cứng cỏi thì con người của bạn mới trở nên mạnh mẽ, vững vàng trước mọi biến cố. Và đó chính là sự tự chủ của bạn trong cuộc sống này. Đừng bao giờ nói đến hai chữ “để sau” mà hãy luôn tâm niệm trong đầu bạn rằng “ngay bây giờ”.

Hướng về điều tích cực giữa mất mát

Mọi sự trong cuộc sống thực chất chỉ ở thế tương đối. Không có gì được hoàn toàn và cũng không có gì mất đi hoàn toàn. Tại một sự việc, một người lạc quan sẽ chỉ nhìn vào điểm tốt đẹp, dẫu nó chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Cũng sự việc này, với một người bi quan thì sẽ chỉ thấy những đau thương, mất mát hay đổ vỡ. Chính thái độ yếu đuối này sẽ kéo trượt con người trên những thất bại.

Xây dựng “trí tuệ cảm xúc”

Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ “trí tuệ cảm xúc” chưa? Trí tuệ cảm xúc chính là khả năng tự nhận dạng và điều hướng cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực. Năng lực này không chỉ giúp bạn kiểm soát được sự “thăng - trầm” trong cảm xúc, mà còn nhận biết được những biến chuyển trong cảm xúc của người khác.

Nhờ vậy, khả năng đồng cảm trong giao tiếp được nâng cao, đem lại hiệu quả của cuộc hội thoại đôi bên. Trí tuệ cảm xúc được phát triển theo các tiến trình như: Nhận thức cảm xúc; Lý luận bằng cảm xúc; Hiểu cảm xúc; Quản lý cảm xúc.

Một người có trí tuệ cảm xúc tốt sẽ không tấn công người khác bằng những lời nói, hành vi khiếm nhã, vội vàng, mà luôn có trách nhiệm cao trong giao tiếp. Nhờ vậy sẽ xây dựng được hình ảnh đẹp trong mọi người.


Tăng khả năng trí tuệ cảm xúc giúp con người làm chủ bản thân tốt hơn
Tăng khả năng trí tuệ cảm xúc giúp con người làm chủ bản thân tốt hơn

Như vậy, có thể khẳng định rằng kỹ năng làm chủ bản thân là một chìa khóa giúp mỗi người mở ra cánh cửa thành công trong cuộc sống. Sẽ không một ai đạt đến ngưỡng hoàn hảo, nhưng chúng ta có thể rèn luyện kỹ năng làm chủ bản thân để trở thành những phiên bản tốt hơn của bản thân trong tương lai. Sự lựa chọn sẽ là ở chính bạn!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

6 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

6 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

6 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

7 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

7 giờ trước