Học ngành ngôn ngữ Hàn ra trường làm gì?

Thứ sáu, 30/09/2022-08:09
Ngành ngôn ngữ Hàn là một ngành không còn mới nhưng không phải ai cũng biết hết về ngành này, vì thế, sinh viên khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm để phát triển bản thân và có mức lương hấp dẫn.

Ngành ngôn ngữ Hàn là gì?

Ngành ngôn ngữ Hàn là ngành học giới thiệu về văn hóa Hàn và chuyên đào tạo ngôn ngữ Hà cho các sinh viên. Đồng thời, sinh viên sẽ được nghiên cứu kỹ năng, phương pháp giao tiếp cũng như cách làm việc bằng tiếng Hàn với các nội dung như phát âm chuẩn, cấu trúc ngữ pháp, vốn từ vựng... Hiện nay, tiếng Hàn đang rất phổ biến khi trên thế giới có gần 78 triệu người sử dụng tiếng Hàn, do đó, tiếng Hàn có một sức ảnh hưởng rất lớn và dần phổ biến trên toàn thế giới.

Trong vài năm trở lại đây, ngôn ngữ Hàn Quốc đã trở thành môn học cực kì thu hút các bạn học sinh, sinh viên do văn hóa Hàn Quốc đang du nhập vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều công ty, doanh nghiệp lớn của Hàn đã đầu tư hợp tác và đặt trụ sở ở Việt Nam tạo ra nhiều công việc đáng mơ ước cho người lao động. Để có thể làm việc với các vị trí cấp cao ở những tập đoàn này chắc chắn không thể thiếu đó là biết tiếng Hàn. Vì thế, với định hướng tương lai rõ ràng thì nhiều sinh viên đã lựa chọn ngành Ngôn ngữ Hàn để học thi và học.

Đối với những sinh viên theo học ngành ngôn ngữ Hàn sẽ được trang bị các kiến thức đại cương như Triết học Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam... cùng với các kiến thức chuyên ngành như phân loại tiếng Hàn trong mỗi ngành nghề khác nhau.


Ngành ngôn ngữ Hàn là ngành học giới thiệu về văn hóa Hàn và chuyên đào tạo ngôn ngữ Hà cho các sinh viên. Ảnh minh họa
Ngành ngôn ngữ Hàn là ngành học giới thiệu về văn hóa Hàn và chuyên đào tạo ngôn ngữ Hà cho các sinh viên. Ảnh minh họa

Học ngành ngôn ngữ Hàn thi khối gì?

Hiện nay, ngành ngôn ngữ Hàn vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại các trường đại học nên khi thi tuyển sẽ có một số tổ hợp môn chính để xét tuyển như sau: -Khối A01 bao gồm các môn Toán, Lý, Anh

  • Khối C00 bao gồm các môn Văn, Sử, Địa lý
  • Khối C03 bao gồm các môn Toán, Văn, Sử
  • Khối C04 bao gồm các môn Toán, Văn, Địa
  • Khối C20 bao gồm các môn Văn, Địa lý, GDCD
  • Khối D01 bao gồm các môn Văn, Toán, Anh
  • Khối D08 bao gồm các môn Toán, Sinh, Anh
  • Khối D09 bao gồm các môn Toán, Sử, Anh
  • Khối D10 bao gồm các môn Toán, Địa, Anh
  • Khối D14 bao gồm các môn Văn, Sử, Anh
  • Khối D15 bao gồm các môn Văn, Địa lý, Anh

Các trường học đại học đào tạo ngành ngôn ngữ Hàn

Hiện nay, ở mỗi khu vực vùng miền đã có một số trường đào tạo ngành ngôn ngữ Hàn để sinh viên có thể lựa chọn trường đại học phù hợp với khả năng của bản thân. Một số trường đại học nổi tiếng về đào tạo ngành ngôn ngữ Hàn:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Hà Nội
  • Đại học công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Phenikaa
  • Đại học FPT
  • Đại học Việt Bắc

Khu vực miền Trung 

  • Đại học Ngoại ngữ Huế
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Đông Á

Khu vực miền Nam

  • Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

Hiện nay, ở mỗi khu vực vùng miền đã có một số trường đào tạo ngành ngôn ngữ Hàn. Ảnh minh họa
Hiện nay, ở mỗi khu vực vùng miền đã có một số trường đào tạo ngành ngôn ngữ Hàn. Ảnh minh họa

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên học ngành ngôn ngữ Hàn khi ra trường

Hiện nay, với sự hội nhập hóa thì Việt Nam đang vươn mình ra thế giới và trở thành một quốc gia được nhiều nước bạn tin tưởng đầu tư. Hàng loạt các tập đoàn lớn nhỏ của Hàn Quốc đã đặt trụ sở tại Việt Nam như Samsung, LG,... điều đó đồng nghĩa với việc để tìm một công việc thuộc ngành ngôn ngữ Hàn không hề khó, quan trọng là các sinh viên phải có kiến thức và kĩ năng để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.Sự hợp tác phát triển bền vững giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cùng việc các doanh nghiệp Hàn mở rộng thị trường tại Việt Nam đã tạo ra nhu cầu nguồn nhân lực thành thạo tiếng Hàn tại nước ta ngày càng tăng cao. Không chỉ là các công việc sau tốt nghiệp mà các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn có thể vừa học vừa làm khá tốt.

Học ngôn ngữ Hàn ra làm gì? Hãy cùng điểm qua và tìm hiểu về các công việc có thể đảm nhận khi theo ngành Ngôn ngữ Hàn:

1. Nghề biên dịch, phiên dịch viên

Hiện nay, các doanh nghiệp Hàn tại Việt Nam đang tăng mạnh vì thế họ rất cần một đội ngũ biên phiên dịch có thể tìm hiểu thị trường và tiếp cận với khách hàng Việt Nam. Đây là nghề có thu nhập ổn định và khá cao nhưng yêu cầu đối với công việc này cũng cao không kém, muốn trở thành một biên dịch, phiên dịch thì bạn cần phải trang bị kiến thức đa dạng nhiều lĩnh vực, vốn tiếng Hàn phải phong phú và tốt các kĩ năng giao tiếp, xử lý tình huống... 

2. Nhân viên kinh doanh, văn phòng

Đối với những công ty của Hàn quốc bán sản phẩm tại Việt Nam thì bạn không cần phải quá giỏi tiếng Hàn một cách chuyên sâu và nâng cao như làm phiên dịch hay biên dịch. Chỉ cần có những kiến thức cơ bản, giao tiếp tốt thì bạn cũng có thể đảm nhận những vị trí như nhân viên kinh doanh, văn phòng. 

3. Giảng viên tiếng Hàn

Nếu muốn trở thành một giảng viên tiếng Hàn thì bạn chỉ cần học tiếng Hàn chuyên sâu mà không cần phải học quá nhiều môn. Nhiều sinh viên học ngôn ngữ Hàn đã đi theo con đường này nhưng nếu muốn trở thành giảng viên thì bạn cần phải có bằng cấp đến nghiệp vụ sư phạm. 

4. Hướng dẫn viên du lịch

Nếu là một người năng động yêu thích sự xê dịch thì bạn hãy đầu tư để trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Trong khi ngành du lịch đang phát triển mạnh những người Hàn Quốc đến Việt Nam cũng rất nhiều thì hướng dẫn viên du lịch cũng rất cần đến những người như các bạn sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn. 

5. Nhân viên xuất nhập khẩu

Đối với lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu rất cần đến nhân lực về ngôn ngữ Hàn, do thị trường Việt Nam đang nhập rất nhiều hàng hóa Hàn Quốc và ngược lại. Để trở thành một nhân viên ngành này bạn cần biết tiếng Hàn và có kiến thức chuyên môn về xuất nhập khẩu.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cơ hội việc làm đối với những người học ngành ngôn ngữ Hàn rất rộng mở sau khi ra trường, vì thế, nhiều sinh viên đã lựa chọn ngành này để học và phát triển bản thân để có được một công việc ổn định. 

 

 

 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025