Định nghĩa về Critical thinking và những thông tin mà bạn cần biết về Critical thinking

Thứ tư, 29/09/2022-00:09
Critical thinking là một trong những thuật ngữ mô tả về phương pháp mới trong tư duy và được áp dụng vô cùng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới hiện nay, vậy thì Critical thinking được hiểu có ý nghĩa như thế nào? Và tầm quan trọng của Critical thinking ra sao, tất cả sẽ có chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm Critical thinking

Critical thinking hay còn được gọi là tư duy phản biện chính là một quá trình đánh giá cũng như phân tích để có thể hình thành nên những suy nghĩ và từ đó đưa ra được những luận điểm, góc nhìn và quan điểm chuẩn xác nhất trước bất cứ một vấn đề nào đó, Critical thinking gồm toàn bộ những việc như đánh giá phân tích về thông tin theo nhiều góc nhìn khác nhau cho những vấn đề đã được đặt ra để có thể đạt được tới mục đích và khẳng định được tính chính xác của các vấn đề đó.


Critical thinking là một trong những thuật ngữ mô tả về phương pháp mới trong tư duy và được áp dụng vô cùng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới hiện nay.
Critical thinking là một trong những thuật ngữ mô tả về phương pháp mới trong tư duy và được áp dụng vô cùng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới hiện nay.

Những lập luận trong tư duy phản biện cần phải được thể hiện một cách có logic và rõ ràng nhất, thể hiện được đủ nhất những sự công tâm và bằng chứng. Theo những nghiên cứu đã được chỉ ra thì ngày nay, những người làm về giáo dục đã vô cùng tin tưởng và cho rằng trường học nên phải tập trung hơn nữa trong việc truyền đạt cũng như giảng dạy kiến thức cho những học sinh theo phương thức Critical thinking thay vì chỉ tiếp nhận mọi thông tin vô cùng thụ động và thiếu hiệu quả.

Trang bị được đầy đủ và kỹ lưỡng nhất về tư duy phản biện sẽ khiến cho các bạn trẻ ngày nay tự tin hơn, năng động hơn trong công việc và học tập từ đó đạt được những sự hiệu quả nhất khi so với những cách làm thông thường nhất.

Sự quan trọng của Critical thinking

Tư duy phản biện (Critical thinking) được xem là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất trong hầu như mọi ngành nghề và lĩnh vực trong cuộc sống, tư duy phản biện còn giúp cho con người nâng cao hơn những kỹ năng lập luận đa chiều và rõ ràng hơn. Vấn đề này còn được thể hiện rõ nhất trong những nghiên cứu, giáo dục, tài chính, pháp lý và quản lý.

Tư duy phản biện (Critical thinking) còn đóng một vai trò rất thiết yếu trong sự thay đổi cũng như phát triển vô cùng mạnh mẽ trong nền kinh tế tri thức mới, hiện nay nền kinh tế tri thức mới đang được áp dụng và vận dụng bởi những công nghệ tiên tiến, do vậy cần phải có một tư duy sáng tạo và linh hoạt nhất cũng như có những khả năng đánh giá và phân tích, tổng hợp nhiều thông tin với nhau để có thể giải quyết được những vấn đề quan trọng.

Như vậy thì việc nâng cao cũng như rèn luyện về tư duy phản biện là một điều vô cùng thiết yếu và quan trọng nhất là trong bối cảnh sự cạnh tranh trong thị trường đang phát triển vô cùng mạnh mẽ ngày nay.

Tư duy phản biện - Critical thinking còn có vai trò trong việc đánh giá và nhìn nhận về bản thân để con người tự điều chỉnh được công việc và cuộc sống một cách phù hợp nhất, từ đó đưa ra được những quyết định chuẩn xác và đúng đắn nhất trong cuộc sống và công việc.


Critical thinking hay còn được gọi là tư duy phản biện chính là một quá trình đánh giá cũng như phân tích để có thể hình thành nên những suy nghĩ.
Critical thinking hay còn được gọi là tư duy phản biện chính là một quá trình đánh giá cũng như phân tích để có thể hình thành nên những suy nghĩ.

Critical thinking chính là một nền móng trong ngành khoa học và xã hội dân chủ do tính đặc trưng của ngành này luôn yêu cầu phải sử dụng những lập luận logic, có tính chặt chẽ và rõ ràng nhất trong công cuộc thí nghiệm, nghiên cứu, chứng thực những lý thuyết.

Do vậy, tư duy phản biện - Critical thinking giúp cho con người có được nhiều suy nghĩ về những vấn đề trong xã hội, từ đó vượt qua được những định kiến và lan tỏa những thông điệp ý nghĩa ra xã hội và cộng đồng.

Phân biệt cấp độ Critical thinking

Critical thinking - tư duy phản biện này được chia thành 6 cấp độ như:

  • Cấp độ 1 là việc nói rõ ràng nhất đối với một nội dung cụ thể nào đó, đây là vấn đề mà nhiều tổ chức và cơ quan cũng như nhiều cơ sở giáo dục gặp phải và chính là nguyên nhân khiến cho những cuộc họp và cuộc thảo luận mất rất nhiều thời gian mà không đưa ra được một phương án giải quyết cuối cùng. Bên cạnh đó những cá nhân còn có thể hiểu được mấu chốt vấn đề hay không là điều không chắc chắn và việc trình bày được những quan điểm thiếu rõ ràng sẽ khiến cho nhiều đối tượng nghe không hiểu sau đó tốn rất nhiều thời gian để phân tích cũng như giải thích lại.

  • Cấp độ hai chính là cấu trúc: Đây là một cấp độ đưa ra những quan điểm, bảo vệ những quan điểm đó. Để có thể làm được điều này thì người nói phải trình bày cũng như diễn đạt làm sao theo đúng một cấu trúc nhất định nhất để cho người nghe có thể dễ dàng hơn trong việc nắm bắt được vấn đề cũng như không làm mất quá nhiều thời gian trong việc phân tích và giải thích.

  • Cấp độ ba đó là tranh luận cơ bản: Đây là một việc gặp rất nhiều ở những buổi thuyết trình, hùng biện tới từ hai chiều hoặc nhiều phía với một mục đích là đưa ra những ý kiến lập luận qua những bằng chứng vô cùng thuyết phục hoặc phản bác từ đó có thể bảo vệ được quan điểm, luận điểm và ý kiến cá nhân, từ đó tiếp thu được những ý kiến của những người khác.


	Tư duy phản biện - Critical thinking còn có vai trò trong việc đánh giá và nhìn nhận về bản thân để con người tự điều chỉnh được công việc và cuộc sống một cách phù hợp nhất.
Tư duy phản biện - Critical thinking còn có vai trò trong việc đánh giá và nhìn nhận về bản thân để con người tự điều chỉnh được công việc và cuộc sống một cách phù hợp nhất.
  • Cấp độ bốn là tranh luận hiệu quả: Mọi cuộc tranh luận nếu như không biết cách kiểm soát cũng như tiết chế lại thì sẽ trở thành những buổi tranh luận và cãi vã vô cùng gay gắt. Do vậy để có thể tránh việc xảy ra những trường hợp trên thì cần phải nhận thức được những giả thuyết được đưa ra ngay sau những ý kiến phản bác đó, cần có cả những sự tư duy logo, hiệu quả nhất trong việc phản biện, giải thích lại những ý kiến của nhiều người.

  • Cấp độ 5 chính là thực hành thường xuyên, kỹ năng tư duy phản biện không tự nhiên sinh ra, cần phải có những sự tập luyện thường xuyên, để con người có thể đánh giá cũng như nhận định được về một lĩnh vực hoặc một vấn đề nào đó. Vậy nên hãy thường xuyên luyện tập trong những lớp học hoặc trong công việc để nâng cao hơn những khả năng tư duy nhạy bén của bản thân nhé.

  • Cấp độ 6 đó là tư duy hiệu quả, đây là cấp độ khẳng định được trình độ cao của con người, từ đó đáp ứng được đủ những yếu tố của can đảm, sự công bằng, chính trực và can đảm.

  • Cách rèn luyện một tư duy phản biện - Critical thinking

    Xây dựng sơ đồ tư duy

    Một sơ đồ tư duy có thể được xem là một trong những phương pháp bổ ích và hiệu quả nhất của con người để có thể chắt lọc được những thông tin cũng như quan điểm quan trọng nhất và cần thiết nhất.

    Điều đặc biệt nhất đối với sơ đồ tư duy đó chính là bạn có thể thấy được những hệ thống tư duy một cách hiệu quả và logic nhất cũng như những thông tin đều được phân bổ theo mỗi tầng, sau đó giúp bạn dễ dàng hơn thấy được những quan điểm quan trọng nhất của những vấn đề khi cần tới.

    Kỹ năng không thiên vị

    Một vấn đề phải lưu ý hơn đó là cảm tính không nên xuất hiện trong quá trình thực hiện tư duy phản biện, con người luôn có tính cách thiên vị nhưng thi thoảng phải học cách tiết chế và né tránh nó, và bạn có thể luyện tập qua những cách như sau:

    
Critical thinking chính là một nền móng trong ngành khoa học và xã hội dân chủ do tính đặc trưng của ngành này luôn yêu cầu phải sử dụng những lập luận logic, có tính chặt chẽ.
    Critical thinking chính là một nền móng trong ngành khoa học và xã hội dân chủ do tính đặc trưng của ngành này luôn yêu cầu phải sử dụng những lập luận logic, có tính chặt chẽ.
    • Thay đổi những câu hỏi mang tính cá nhân thành những câu hỏi chung chung hơn.

    • Thực hiện những hành động đánh giá sự việc thay vì phán xét những sự việc đó.

    • Bỏ qua những quan điểm và ý kiến không đúng của bản thân và tích cực tiếp thu những thông tin chủ động, thay đổi chúng thích hợp nhất.

    • Biết cách lắng nghe cũng như phân tích những quan điểm và người khác một cách khách quan nhất có thể.

    • Sự quan trọng nhất đó là loại bỏ đi cái tôi của bản thân, không bao giờ để những tư tưởng phủ nhận ngay tức thì ở trong đầu mà hãy học cách tiếp thu những ý kiến của người khác. Hãy biết cách nhìn nhận ra những vấn đề trên những sự khách quan, chấp nhận những sự thật và tính chính xác của những quan điểm, ý kiến đó.

    Rèn luyện tính lập luận logic

    Để có thể luyện tập được một tư duy phản biện, bạn cần rèn luyện một khả năng lập luận chặt chẽ và logic, kết nối mọi thông tin theo một cách khoa học, dễ hiểu nhất. Việc lập luận logic cần phải làm dựa trên những thông tin, bằng chứng xác thực nhất, dẫn chứng cụ thể và có tính thuyết phục.

    Những lập luận này quan trọng nhất phải khiến cho người nghe tới những vấn đề, sau đó có thể giải quyết được những vấn đề đó. Nếu như bạn có những khả năng như đưa ra được những câu trả lời và đáp án cho những câu hỏi đó mà không thể giải thích được câu trả lời đó thì vẫn chưa tính là lập luận logic.

    Tìm hiểu và tìm kiếm thông tin một cách thường xuyên

    
Để có thể luyện tập được một tư duy phản biện, bạn cần rèn luyện một khả năng lập luận chặt chẽ và logic, kết nối mọi thông tin theo một cách khoa học, dễ hiểu nhất.
    Để có thể luyện tập được một tư duy phản biện, bạn cần rèn luyện một khả năng lập luận chặt chẽ và logic, kết nối mọi thông tin theo một cách khoa học, dễ hiểu nhất.

    Những cơ sở của một tư duy phản biện - Critical thinking đều nên dựa trên những thông tin đáng tin cậy và xác thực nhất. Vậy nên để có thể có được một tư duy phản biện, đưa ra những cách giải quyết vấn đề đó một cách thuyết phục thì bạn phải có đủ những thông tin và chuyên môn về những vấn đề đó.

    Tất cả những dẫn chứng và lập luận phải cụ thể và mang tính xác thực đúng với thực tế nhất có thể thì mới thuyết phục được những người khác, từ đó tìm kiếm ra được những giải pháp tối ưu nhất cho những vấn đề được đặt ra.

    Luôn đặt ra những thắc mắc và câu hỏi

    Người ta vẫn luôn có những câu nói đó là muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, vậy nên những vấn đề bạn không biết thì bạn toàn quyền có thể thắc mắc và đặt ra những câu hỏi, người ta sẽ không vì thế mà đánh giá bạn cũng như năng lực của bạn qua những câu hỏi đó đâu.

    Việc đặt ra câu hỏi và thắc mắc và nhận lại được những câu trả lời thích đáng giúp cho bạn có thêm những kiến thức và thông tin mới trong lĩnh vực và cuộc sống. Thậm chí nhờ đó mà bạn còn vận dụng cũng như mang lại tính hiệu quả cao trong công việc, để có được một tư duy phản biện thì quan trọng nhất là bạn phải biết tiếp nhận thông tin.

    Hy vọng bạn đã có riêng cho mình những kiến thức bổ ích nhất với bài viết trong đây về tư duy phản biện cũng như rèn luyện được nó trong cuộc sống và công việc.

    Theo: Reatimes.vn
    Copy link
    Chia sẻ:

    Cùng chủ đề

    Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

    Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

    Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

    Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

    Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

    Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

    Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

    Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

    Tin mới cập nhật

    Startup công nghệ đang tuyển dụng như thế nào?

    2 giờ trước

    Khám phá 30+ mẫu nhà villa cấp 4 đẹp, ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên

    2 giờ trước

    Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

    2 giờ trước

    Cuộc chạy đua của thế hệ trẻ với AI

    5 giờ trước

    Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đón nhận thêm thương vụ IPO tỷ USD

    5 giờ trước