Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Khái niệm, lịch sử hình thành và cơ hội việc làm của ngành Ngôn ngữ học là gì?

Thứ năm, 01/12/2022-09:12
Ở thời điểm trước đây, xã hội thường chỉ coi trọng những môn thiên về khoa học tự nhiên. Mãi đến những năm gần đây, các môn liên quan đến khoa học xã hội mới đang dần lấy lại được vị thế của nó. Trong số đó, Ngôn ngữ học là bộ môn vô cùng mới mẻ và tạo được sự hứng thú với mọi người ngay từ cái tên của nó. Hãy cùng tìm hiểu chuyên ngành này và cơ hội việc làm mà nó mang.

Tìm hiểu khái niệm Ngôn ngữ học là gì?

Ngôn ngữ học là một trong số các chuyên ngành được xếp vào khối xã hội với nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề chính liên quan tới hệ thống các ngôn ngữ. Ngoài ra ngôn ngữ học còn nghiên cứu và thực hành các lý thuyết, kiến thức, kỹ năng suy luận và ứng dụng của các ngôn ngữ một số quốc gia trên thế giới nói chung và tiếng Việt nói riêng.

Các vấn đề có trong phạm vi nghiên cứu của ngành ngôn ngữ học là rất rộng. Nó gồm có ba mặt bao quát chính : Hình thái của ngôn ngữ, ngữ nghĩa của ngôn ngữ và hoàn cảnh của ngôn ngữ.

Theo cách hiểu của ngôn ngữ học thì khi đi sâu vào phân tích, ngôn ngữ của loài người có tính hệ thống và liên kết giữa các âm thanh với nhau. Nhờ âm vị và hình vị cấu tạo nên và sau đó được thông qua bằng lời nói để tạo ra các âm thanh đó. Nhiệm vụ của ngành ngôn ngữ học ở đây chính là nghiên cứu và phân tích những hình vị, âm vị đó.

Ngoài ra, ngôn ngữ học còn có chức năng nghiên cứu ý nghĩa của các câu từ gắn với từng thời kỳ, hoàn cảnh hay giai đoạn cụ thể và những bước chuyển biến của nó theo dòng chảy của lịch sử, văn hóa và xã hội.


Ngôn ngữ học là gì?
Ngôn ngữ học là gì?

Lịch sử ra đời và sự phát triển ngành ngôn ngữ học là gì?

Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự ra đời của ngôn ngữ và ngôn ngữ học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng

Sự ra đời của ngôn ngữ và ngôn ngữ học trên thế giới

Đến khoảng nửa cuối thế kỉ IV TCN, với mục đích nhằm thúc đẩy quá trình lao động và gắn kết các cộng đồng thì ngôn ngữ đã được ra đời. Các nhà khảo cổ học tìm thấy những tài liệu ngôn ngữ đầu tiên tại Ấn Độ, Hy Lạp và Ả Rập. Trải qua hàng nghìn năm, ngôn ngữ trở thành một phần không thể thiếu của con người đòi hỏi loài người phải có một hệ thống nghiên cứu khoa học về nó.

Bộ môn nghiên cứu cứu có hệ thống về lĩnh vực ngôn ngữ học đầu tiên được ra đời ở Ấn Độ vào thời kì đồ sắt. Việc phân tích và nghiên cứu về tiếng Phạn là cơ sở tiền đề cho các nghiên cứu ngôn ngữ khác sau này.


Ngành ngôn ngữ học được ra đời nhằm tạo sự gắn kết giữa người với người
Ngành ngôn ngữ học được ra đời nhằm tạo sự gắn kết giữa người với người

Sự ra đời của ngôn ngữ học ở Việt Nam

Tiếng Việt chính thức trở thành ngôn ngữ của nước ta vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 sau sự kiện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ra đời. Đó là tiền đề cho sự phát triển của ngành Ngôn ngữ học nước ta sau này. Nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng được đặt ra là phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Để từ ngôn ngữ của một dân tộc bị áp bức, bóc lột làm thuộc địa trở thành quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ như ngày nay. Điều này đồng nghĩa với việc phải gánh vác trọng trách to lớn là đưa tiếng Việt từ vị thế là ngôn ngữ của một quốc gia kém phát triển trở thành ngôn ngữ của toàn dân, đóng góp vào công cuộc đổi mới để đất nước ngày càng phát triển để có thể sánh ngang với các cường quốc năm châu như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã căn dặn. Góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 

Sự ra đời của ngành ngôn ngữ học gắn liền với hệ thống các trường đại học tại Việt Nam. Năm 1977, tại Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, ngành Ngôn ngữ học được thành lập. Đến nay, ngành ngôn ngữ học đã được mở rộng quy mô ở nhiều trường Đại học khác nhau với sử mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, góp phần xây dựng ngôn ngữ học nói chung và tiếng Việt nói riêng.


Sự ra đời của ngành ngôn ngữ học gắn liền với hệ thống các trường đại học tại Việt Nam
Sự ra đời của ngành ngôn ngữ học gắn liền với hệ thống các trường đại học tại Việt Nam

Nhà ngôn ngữ học là gì?

Nhà ngôn ngữ học chính là những người nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ học. Phần lớn nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu chuyên ngành này là phân tích, tìm hiểu và phân biệt giữa các loại hình ngôn ngữ trên thế giới. Qua đó giúp chúng ta có thể có cái nhìn chi tiết hơn về cấu tạo ngôn ngữ của loài người. 


Nhà ngôn ngữ học là những người nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ học
Nhà ngôn ngữ học là những người nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ học

Các kỹ năng cơ bản cần có của một nhà ngôn ngữ học là gì?

Để trở thành một nhà ngôn ngữ học không chỉ yêu cầu về kiến thức chuyên sâu mà còn phải trang bị một số kĩ năng khác thì mới có triển vọng phát triển và thành công trong lĩnh vực này. Hãy cùng tìm hiểu kỹ năng cần thiết của một nhà ngôn ngữ học là gì:

  • Kỹ năng soạn thảo văn bản
  • Kỹ năng quan sát, xử lý và tổng hợp thông tin
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng làm chủ các thiết bị công nghệ thông tin

Ngoài kiến thức, sinh viên cần có những kỹ năng khác trong ngôn ngữ học
Ngoài kiến thức, sinh viên cần có những kỹ năng khác trong ngôn ngữ học

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học là gì?

Một số công việc liên quan đến ngành ngôn ngữ học có thể tham khảo bao gồm:

  • Trong lĩnh vực truyền thông, báo chí: Làm biên tập cho các tòa báo, tạp chí, biên tập cho website, viết tin tức, bài viết cho các cơ quan báo chí. Tạo kịch bản truyền hình, kịch bản phim, xây dựng nội dung tài liệu, làm MC trong lĩnh vực truyền thông, giải trí hay truyền hình.
  • Trong lĩnh vực nghiên cứu: Tiến hành các hoạt động nghiên cứu về ngôn ngữ học, nghiên cứu các chuyên ngành, liên ngành ở các trung tâm, Viện nghiên cứu và các Sở, Ban, Ngành hay các trung tâm nghiên cứu tại các trường Đại học, Cao đẳng.
  • Làm việc trong các văn phòng: Các công việc hành chính văn phòng như quản trị, trình bày và soạn thảo văn văn bản quản lý hệ thống các văn bản
  • Lĩnh vực dịch thuật: Sinh viên ra trường ngành Ngôn ngữ học có thể tham khảo việc làm tại các nhà xuất bản sách báo, công tác xuất bản, công tác biên dịch, biên soạn dịch từ điển, sách giáo khoa , sách tham khảo
  • Nhà sáng tác: Có thể sáng tác ca từ, nhận xét và phê bình nghệ thuật , tham gia hoạt động nghệ thuật
  • Làm việc tại các trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu, quản lý dữ liệu tại các thư viện, trường học , trung tâm xử lý thông tin về ngôn ngữ học
  • Trong lĩnh vực đào tạo: Làm giảng viên ngôn ngữ học tại các trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trường nghề, trung tâm dạy nghề. Hay làm giáo viên khối xã hội tại các trường THCS, THPT trên địa bản cả nước.
  • Làm nhân viên Marketing ở các doanh nghiệp, công ty chuyên về quảng cáo, quan hệ đối ngoại.
  • Làm trong các cơ quan hành chính quản lý nhà nước về vấn đề các chính sách ngôn ngữ, dân tộc, văn hóa xã hội, quản lý và bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa dân tộc.
  • Ngày nay, các chứng bệnh liên quan đến rối loạn ngôn ngữ ngày càng phổ biến như thất ngôn, nói ngọng, nói lắp… các cử nhân ngôn ngữ học hoàn toàn có đủ trình độ chuyên môn để hỗ trợ tham vấn, trị liệu các căn bệnh đó.

Nhu cầu tuyển dụng liên quan đến ngành Ngôn ngữ học vô cùng đa dạng
Nhu cầu tuyển dụng liên quan đến ngành Ngôn ngữ học vô cùng đa dạng

Lời kết

Hy vọng rằng qua bài viết các bạn đã có những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi ngôn ngữ học là gì. Đi cùng với đó bài viết đã tóm tắt lịch sử ngành ngôn ngữ học trên thế giới nói chung và ngành ngôn ngữ học ở Việt Nam nói riêng. Cuối cùng là những cơ hội việc làm để các bạn sinh viên mới ra trường có thể tham khảo chọn cho mình một công việc phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân. Góp phần tạo nên giá trị cho cộng đồng và xã hội.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

51 phút trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

5 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

5 giờ trước