Cơ hội làm việc của ngành Luật quốc tế trong thời đại hiện nay

Thứ năm, 29/09/2022-11:09
Ngành luật vẫn luôn là một ngành được nhiều sinh viên lựa chọn thi tuyển nhưng đây cũng là một ngành rất khó và không phải ai khi ra trường cũng tìm được ngay một công việc đúng với chuyên ngành theo học.

Ngành luật quốc tế là một trong những ngành khá “kén” học sinh vì rõ ràng đây là một ngành khó khi đặt ra những yêu cầu cao đối với sinh viên khi vừa phải biết luật Việt Nam vừa phải nắm được cả luật quốc tế và phải thông thạo một thứ ngoại ngữ để có thể giải quyết công việc một cách hiệu quả và kết nối được với những doanh nghiệp nước ngoài.

1. Ngành luật quốc tế là gì?

Luật quốc tế là một hệ thống những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật, các cơ sở pháp lý được xây dựng dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua những cuộc bình luận và thương lượng giữa các quốc gia trên thế giới. Thông qua luật quốc tế thì các chủ thể có thể điều chỉnh mối quan hệ trên nhiều mặt khác nhau để đảm bảo tất cả đều được tuân thủ nghiêm ngặt so với pháp luật đã đề ra. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở để thực hiện những biện pháp cưỡng chế cá nhân hoặc tập thể do chính các chủ thể của Luật quốc tế quy định và thi hành mang đến sự công bằng và tiến bộ cho xã hội cũng như gia tăng tình đoàn kết giữa các quốc gia. 


Luật quốc tế là một hệ thống những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật, các cơ sở pháp lý được xây dựng dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Ảnh minh hoạ
Luật quốc tế là một hệ thống những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật, các cơ sở pháp lý được xây dựng dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Ảnh minh hoạ

2. Vai trò của ngành luật quốc tế 

Luật quốc tế có vai trò cực kì quan trọng khi được ví như một công cụ điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế để đảm bảo lợi ích của các bên trong các mối quan hệ quốc tế. Đây chính là phương thức và nhân tố cực kì quan trọng trong việc bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. Dựa vào luật quốc tế mà nhân loại cũng được phát triển văn minh, thúc đẩy sự giao lưu cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng bền chặt hơn. Luật quốc tế là cơ sở để các quốc gia hợp tác với tinh thần tôn trọng, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. 

3. Đặc điểm của luật quốc tế

Thông thường luật quốc tế sẽ được xây dựng dựa trên những quy phạm sách luật quốc tế theo thứ tự như sau:

Luật quốc tế được xây dựng dựa trên sự thống nhất giữa các quốc gia chứ không có cơ quan luật pháp nào xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế 

Để hình thành được một bộ luật quốc tế thì sẽ dựa trên sự thỏa hiệp và thỏa thuận giữa các quốc gia. Có nghĩa là các quốc gia sẽ cùng ngồi xuống để ký kết các điều ước quốc tế hoặc là cùng nhau đưa ra các thừa nhận về tập quán quốc tế.

Luật quốc tế có thể điều chỉnh dựa trên các đối tượng, quan hệ nhiều mặt trong chính trị, kinh tế, đời sống, văn hóa và khoa học kỹ thuật,... 

Đối với những chủ thể của luật quốc tế có thể thực hiện những quyền năng của mình khi đã tham gia vào mối quan hệ pháp lý quốc tế. 

4. Đặc trưng của ngành luật quốc tế

Về chủ thể của luật quốc tế

Để có thể phù hợp với các tính chất của hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, về cả lý luận cũng như về cả pháp lý, quốc gia và những thực thể quốc tế khác, ví dụ như các tổ chức quốc tế liên quốc gia (liên chính phủ) hay các dân tộc trên thế giới đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể của luật quốc tế nhưng với tất cả những thực thể này, quốc gia là chủ thể phổ biến nhất của quan hệ pháp luật quốc tế cũng như luật quốc tế.

Khoa học luật quốc tế đã đưa ra quan niệm chủ thể của luật quốc tế là các quốc gia được hình thành dựa trên cơ sở có lãnh thổ, dân cư và có quyền lực nhà nước, đây cũng là quốc gia phải có thuộc tính chính trị - pháp lý để khẳng định chủ quyền quốc gia và có pháp luật quy định rõ ràng. Thông thường, quan hệ pháp luật quốc tế thường được xây dựng do chính các quốc gia tự xác lập hoặc cũng có thể được thống nhất thông qua các tổ chức quốc tế do các quốc gia cùng nhau thành lập. Trong quá trình thương thảo, phân tích và thành lập luật quốc tế sẽ phải dựa trên các quan hệ quốc tế và sự bình đẳng. ĐIều này đã được chứng minh thông qua quá trình hình thành và thực thi luật quốc tế hiện nay của các quốc gia.

Trên thực tế, luật quốc tế rất hạn chế sự tham gia và thống nhất của những cá nhân hay pháp nhân kinh tế để xác lập quan hệ pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, những cá nhân hay tổ chức sẽ là đối tượng được luật pháp quốc tế bảo vệ nếu như thực hiện các giao dịch ngoài vùng biên giới của đất nước. 


Trên thực tế, luật quốc tế rất hạn chế sự tham gia và thống nhất của những cá nhân hay pháp nhân kinh tế để xác lập quan hệ pháp luật quốc tế. Ảnh minh hoạ
Trên thực tế, luật quốc tế rất hạn chế sự tham gia và thống nhất của những cá nhân hay pháp nhân kinh tế để xác lập quan hệ pháp luật quốc tế. Ảnh minh hoạ

Về quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh

Luật quốc tế hoàn toàn có thể điều chỉnh các mối quan hệ khác nhau tùy vào từng thời điểm và tình hình cụ thể. Đây là mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau hoặc các tổ chức quốc tế liên quốc gia hay các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập khác nhau... Khác với những mối quan hệ do quốc gia điều chỉnh thì phạm vi tác động của luật quốc tế là quan hệ mang bản chất liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh ngẫu nhiên trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế. Những quan hệ quốc tế đó được xác lập bởi sự thống nhất giữa các quốc gia hoặc đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng các quy phạm luật quốc tế.

Đây chính là căn cứ để xác định tính pháp lý quốc tế của quan hệ pháp luật mà các quốc gia thiết lập với nhau hoặc với các chủ thể khác của luật quốc tế. Khi sử dụng luật quốc tế cũng sẽ phân biệt rõ ràng được quan hệ pháp luật quốc tế hay quan hệ pháp luật khác mà mỗi quốc gia đó là một bến chủ thể... Như vậy, tất cả những phát sinh trong quan hệ liên quốc gia (liên chính phủ) và các thực thể quốc tế khác liên quan đến lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... sẽ đều phải điều chỉnh và duy trì bằng luật quốc tế với tên gọi là quan hệ pháp luật quốc tế.

Việc phân biệt rạch ròi giữa quan hệ pháp luật quốc tế với các quan hệ pháp luật khác mà các quốc gia tham gia đóng vai trò vô cùng quan trọng khi trở thành chủ thể pháp luật có ý nghĩa lý luận, pháp lý cơ bản, vì đây là vấn đề để xác định trực tiếp quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của mỗi quốc gia. Quan hệ pháp luật quốc tế có thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt trong quá trình các bên thực thi nếu như có sự tác động các sự kiện pháp lý quốc tế, của những quy phạm luật quốc tế hay năng lực chủ thể luật quốc tế.

Sự biến pháp lý quốc tế

Trên thực tế các sự kiện xảy ra mà dẫn đến những hệ quả pháp lý trong lĩnh vực của luật quốc tế sẽ dẫn đến những biến pháp lý quốc tế. Một sự kiện sẽ được xác định là sự biến pháp lý không chỉ dựa vào bản chất của sự biến đổi do luật quốc tế ràng buộc với các sự kiện này.

Sự biến pháp lý quốc tế này đều được phân loại dựa trên một số tiêu chí khác nhau ví dụ như sự biến tự nhiên (là các sự kiện về vật chất hoặc tự nhiên có sẵn mà luật quốc tế đưa ra trước đó đã ràng buộc với các kết quả pháp lý xác định đối với các sự kiện này) và sự biến pháp lý liên quan chính đến hoạt động của con người (có nghĩa là hoạt động của cá thể hay pháp nhân dù không phải là một chủ thể với tư cách được quy định nhưng trong nhiều trường hợp đặc biệt thì luật quốc tế vẫn xác nhận những kết quả pháp lý ràng buộc ví dụ như hành động vượt biên giới trái phép của các cá nhân).

Hành vi pháp luật quốc tế

Hành vi pháp luật quốc tế là hành vi thể hiện ý chí của mỗi chủ thể luật quốc tế đã được quy định ràng buộc với các hệ quả pháp lý xác định kèm theo trong luật quốc tế. Theo đó, hành vi pháp luật quốc tế thường bao gồm sự thể hiện ý chí của mỗi chủ thể luật quốc tế đã quy định cùng với những kết quả của hành vi này mà luật quốc tế đã ràng buộc với sự thể hiện ý chí rõ ràng n của chính chủ thể.

Ngành luật quốc tế học những kiến thức gì?

Đối với những sinh viên theo học ngành luật quốc tế sẽ được trang bị các kiến thức liên quan về luật pháp trong nước và quốc tế, chủ yếu xoay quanh các vấn đề liên quan tới luật pháp trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi mạnh mưex từng ngày. Đây là một trong những ngành rất được yêu thích vì nhu cầu tuyển dụng rất cao và không phải ai cũng đủ khả năng theo học ngành này. 

Khi theo học luật kinh tế sinh viên sẽ phải học một khối kiến thức khá lớn liên quan đến các môn khác nhau như luật thương mại quốc tế, kinh tế quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Luật biển quốc tế, luật thuế... cũng như luật kinh tế của Việt Nam nói riêng và luật quốc tế nói chung. 

Bên cạnh những kiến thức cơ bản và chuyên sâu thì các sinh viên sẽ được trang bị và rèn luyện những kĩ năng như đàm phán và giải quyết các tranh chấp, kĩ năng giao tiếp và thuyết phục, kĩ năng thuyết trình trước đám đông... Đây là những kĩ năng cực kì cần thiết để bạn có thể kết hợp với kiến thức của bản thân thì mới làm tốt được công việc. 


Hiện nay, sinh viên học ngành luật quốc tế có rất nhiều cơ hội để tìm việc khi nước ta đang gia nhập thị trường quốc tế. Ảnh minh hoạ
Hiện nay, sinh viên học ngành luật quốc tế có rất nhiều cơ hội để tìm việc khi nước ta đang gia nhập thị trường quốc tế. Ảnh minh hoạ

5. Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành luật quốc tế

Hiện nay, sinh viên học ngành luật quốc tế có rất nhiều cơ hội để tìm việc khi nước ta đang gia nhập thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào nước ta còn các doanh nghiệp trong nước đang tích cực hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài nên sinh viên học ngành luật quốc tế có rất nhiều việc làm như: 

- Tham mưu cho chính phủ: Trở thành chuyên viên tham mưu cho chính phủ để đóng góp những ý kiến của mình vào việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ hợp tác giữa quốc gia mình với quốc gia khác. 

- Làm việc trong các tòa án: Trở thành thẩm phán, thư kí tòa án chuyên giải quyết các vấn đề liên quan tới tranh chấp hoặc dân sự có yếu tố nước ngoài.

- Làm việc trong các trường học: Sinh viên ra trường cũng có thể trở thành giáo viên giảng dạy về ngành luật quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng hoặc làm việc trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về luật pháp quốc tế.  

- Làm việc tại các văn phòng luật, doanh nghiệp: Đây là hướng đi được nhiều sinh viên lựa chọn khi trở thành luật sư trong các hiệp hội hoặc làm việc trong các tập đoàn lớn chuyên giải quyết các vấn đề tranh chấp trong Luật thương mại quốc tế, hay hoạt động ký kết đầu tư nước ngoài...

Ngành luật quốc tế là một ngành đòi hỏi sinh viên phải có cả kiến thức chuyên sâu và các kĩ năng đặc trưng của ngành, bên cạnh đó, sinh viên còn phải có vốn ngoại ngữ phong phú đa dạng để có thể đảm nhận những tranh chấp thương mại quốc tế. Trở thành một sinh viên của ngành luật quốc tế là một điều rất đáng trân trọng nhưng cũng không kém phần khó khăn và phải nỗ lực hết sức.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

53 phút trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

53 phút trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

53 phút trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

8 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

10 giờ trước