Chuyên viên pháp chế là gì? Những thông tin thú vị về vị trí nhân viên pháp chế

Thứ năm, 29/09/2022-00:09
Chuyên viên pháp chế là một công việc khá hấp dẫn cùng nhiều cơ hội làm việc rộng mở, thu hút nhiều người lao động, vậy thì chuyên viên pháp chế là gì, mô tả những công việc cụ thể của một chuyên viên pháp chế như thế nào?

Chuyên viên pháp chế là những ai?

Hiện nay thị trường kinh doanh đang ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều công ty và doanh nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động, để có thể hoạt động một cách thuận lợi hơn về mặt pháp lý cũng như giấy tờ thì công ty này cần một bộ phận nhân sự tư vấn về luật nhân sự để có thể yên tâm trong việc kinh doanh.


Một nhân viên pháp chế hay còn có tên gọi khác là nhân viên pháp lý chính là những con người làm việc điều hành pháp lý, những người được học và đào tạo về chuyên môn pháp lý trong một số khu vực pháp lý nhất định.
Một nhân viên pháp chế hay còn có tên gọi khác là nhân viên pháp lý chính là những con người làm việc điều hành pháp lý, những người được học và đào tạo về chuyên môn pháp lý trong một số khu vực pháp lý nhất định.

Những người có tầm nhìn xa trông rộng thì họ thường ý thức được rằng vấn đề pháp lý và sự quan trọng pháp luật nên từ đầu họ đã tìm kiếm cũng như tuyển dụng những nhân lực và nhân tài về chuyên viên pháp lý cho doanh nghiệp và công ty của mình.

Để tránh những trường hợp nước tới chân mới nhảy thì một chuyên viên pháp lý hiện đang là việc làm được khá nhiều người trẻ tuổi tìm hiểu cũng như theo học, bên cạnh đó thì nhu cầu tuyển dụng trong ngành này nói chung, vị trí này nói riêng vô cùng lớn. Vậy thì định nghĩa về một chuyên viên pháp chế là gì?

Một nhân viên pháp chế hay còn có tên gọi khác là nhân viên pháp lý chính là những con người làm việc điều hành pháp lý, những người được học và đào tạo về chuyên môn pháp lý trong một số khu vực pháp lý nhất định.

Chuyên viên pháp chế có chuyên môn trong những lĩnh vực cụ thể của pháp lý, pháp luật, họ giải quyết mọi vấn đề phát sinh liên quan tới pháp luật trong một doanh nghiệp, công ty, họ tuyên truyền cho những nhân sự trong công ty nắm rõ và hiểu biết về pháp luật hơn bên cạnh đó cập nhật và ghi chú nổi bật những sự thay đổi trong quy định mới do những cơ quan có thẩm quyền quyết định và ban hành. Chuyên viên pháp lý là người chuyên phụ trách những việc liên quan tới pháp luật, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp.

Người chuyên viên pháp chế làm những công việc như tìm kiếm, tổng hợp, soạn thảo và hoàn thiện mọi văn bản hành chính của công ty, những giấy tờ liên quan tới pháp luật và những hồ sơ cũng như văn bản cần thiết phải xem xét lại kỹ lưỡng. Bên cạnh đó người chuyên viên pháp lý còn có nhiệm vụ tham gia vào việc tư vấn về pháp lý, cố vấn, xây dựng nên quá trình, hoàn thiện những thủ tục liên quan tới pháp lý của doanh nghiệp và công ty, làm việc trực tiếp với những cơ quan nhà nước.

Một việc khá quan trọng cần phải kể tới của những chuyên viên pháp lý đó là họ là người quản lý những hồ sơ, giấy tờ pháp lý cho công ty, hoàn thiện thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý và nhà đất của công ty, doanh nghiệp.


Chuyên viên pháp lý là người chuyên phụ trách những việc liên quan tới pháp luật, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp.
Chuyên viên pháp lý là người chuyên phụ trách những việc liên quan tới pháp luật, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó họ còn là người thực hiện những công việc theo đúng với sự phân công của cấp trên, chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ liên quan tới pháp lý, giải quyết những vấn đề phát sinh trong tranh chấp quyền lợi giữa doanh nghiệp và công ty.

Sự quan trọng của vị trí chuyên viên pháp lý trong một công ty

Trong bối cảnh nền kinh tế thời kỳ mở cửa mạnh mẽ, thị trường từ đó cũng biến động theo nên hầu như mọi chủ doanh nghiệp và công ty đều muốn bảo đảm sự an toàn cho doanh nghiệp, công việc của mình.          

Họ muốn những thủ tục kinh doanh của bản thân đều có người xem xét cũng như kiểm tra kỹ lưỡng, vậy nên một chuyên viên pháp lý nội bộ là điều vô cùng cần thiết cho những doanh nghiệp và công ty, vậy nên vị trí này hiện đang là một trong những vị trí tác động lớn tới quá trình hoạt động và phát triển của công ty và doanh nghiệp, nó nắm giữ sự sống còn  của công ty.

Khi một công ty ký kết một hợp đồng cùng một đối tác, một doanh nghiệp khác thì người chuyên viên pháp chế là người đầu tiên tham gia vào việc tìm hiểu những vấn đề pháp lý, tổng hợp cũng như soạn thảo những điều lệ, làm thủ tục để việc ký kết hợp đồng diễn ra thuận lợi, trôi chảy hơn. Họ là người tìm hiểu kỹ những thông tin về bên đối tác tới từng chi tiết cụ thể, chỉ khi nào chắc chắn rằng không có vấn đề gì trong mặt pháp chế nữa thì lúc đó hợp đồng mới được ký kết.

Có rất nhiều những chủ doanh nghiệp, công ty khẳng định được tầm quan trọng của nhân viên pháp chế thông qua việc họ chỉ cần hơi nhăn mặt hoặc nhíu mày là đã tìm ra được lỗi sai hoặc sự sơ hở trong hợp đồng để có thể cứu được doanh nghiệp đó, giảm thiểu nhiều nhất những sự thiệt hại về tiền bạc.

Ngoài ra, sự quan trọng của nhân viên pháp chế còn được thể hiện rõ nhất qua khâu đối nội, những người chuyên viên pháp lý là những người lo về những thủ tục pháp lý, những thủ tục về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa và bản quyền cho công ty, những giấy tờ hồ sơ được xem xét một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.


Khi một công ty ký kết một hợp đồng cùng một đối tác, một doanh nghiệp khác thì người chuyên viên pháp chế là người đầu tiên tham gia vào việc tìm hiểu những vấn đề pháp lý.
Khi một công ty ký kết một hợp đồng cùng một đối tác, một doanh nghiệp khác thì người chuyên viên pháp chế là người đầu tiên tham gia vào việc tìm hiểu những vấn đề pháp lý.

Nhân viên pháp chế còn có những nhiệm vụ là tư vấn pháp luật cho những nhà lãnh đạo, những phòng ban để chắc chắn rằng công ty hiện đang hoạt động hợp pháp, công việc của một chuyên viên pháp lý là làm những nhiệm vụ và công việc như xử lý tài chính, thu hồi lại công nợ trong nước cũng như ngoài nước, một người chuyên viên pháp lý sẽ làm những giấy tờ, hồ sơ pháp lý để hạn chế những rủi ro và thiệt hại nhất cho doanh nghiệp và công ty.

Những thông tin cần biết xoay quanh chuyên viên pháp chế

Cơ hội việc làm của nhân viên pháp lý

Nhân viên pháp chế chuyên nghiệp có vô vàn những cơ hội trong việc phát triển cơ hội việc làm, với môi trường làm việc vô cùng chuyên nghiệp, được tiếp cận hàng ngày với những tình huống thực tế, tham gia vào những khóa đào tạo chuyên môn cao.

Ngoài ra thì còn là những chế độ về mức lương thưởng của doanh nghiệp hoặc công ty vô cùng hấp dẫn vậy nên nhiều sinh viên, học sinh luôn tìm kiếm và tìm hiểu về lĩnh vực và ngành nghề này, ở một mức lương của nhân viên pháp chế mới ra nghề có những mức lương trung bình dao động trong khoảng từ 13 tới 15 triệu đồng.

Nhưng đối với những chuyên viên pháp chế có nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao và chuyên môn giỏi thì mức lương mà họ được nhận có thể dao động trong khoảng từ 20 cho tới 30 triệu đồng. Khi tuyển nhân viên pháp chế thì những nhà tuyển dụng yêu cầu vô cùng cao về chuyên môn cũng như kinh nghiệm của ứng viên, và họ luôn ưu tiên những người nhiều chuyên môn và kinh nghiệm.

Những con người này phải có đủ kinh nghiệm cũng như đã từng va chạm với nhiều tình huống hoặc có thể xử lý được những tình huống khó. Điều quan trọng đó là nhân viên bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề luật sư, có đủ kiến thức chuyên môn, có thể nói chuyên  viên pháp lý là những người đại diện pháp lý cho công ty và doanh nghiệp vậy nên ứng viên phải là người có đủ bằng cấp tri thức.


Nhân viên pháp chế chuyên nghiệp có vô vàn những cơ hội trong việc phát triển cơ hội việc làm.
Nhân viên pháp chế chuyên nghiệp có vô vàn những cơ hội trong việc phát triển cơ hội việc làm.

Với những chuyên viên pháp lý để có thể thành công trong công việc thì ngoài kiến thức, những chuyên viên này phải giỏi cũng như chuyên nghiệp trong việc nắm bắt thông tin liên tục, nắm rõ những văn bản luật trong nước và ngoài nước, những biến động của thị trường còn có sự tham gia của những doanh nghiệp và công ty đều phải nắm bắt được để có sự ứng phó thích hợp kịp thời. Để có thể làm được điều này, mỗi một chuyên viên trong chúng ta phải có đủ bản lĩnh, tác phong năng động và chuyên nghiệp thì mới có thể thành công được trong nghề.

Sự nghiệp của nhân viên pháp chế

Để làm được một chuyên viên pháp lý thì yêu cầu bạn phải tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật Năng động, phải có đủ trình độ chuyên môn cũng như theo học những chuyên ngành liên quan tới luật trong nước và ngoài nước.

Bên cạnh đó thì bạn cần phải rèn luyện những kỹ năng và học tập những kiến thức, kỹ năng về giao tiếp, luyện tập giọng nói rõ ràng, kỹ năng đàm phán, giọng nói có sức thuyết phục và dứt khoát và có sức thuyết phục, ngoài ra phải hoạt bát và năng động là những yêu cầu thiết yếu của một chuyên viên pháp chế.

Những kỹ năng cần phải có của một nhân viên pháp chế

Chuyên viên pháp chế là một công việc được rất nhiều bạn trẻ tìm kiếm, theo học, đây là một công việc có cơ hội phát triển rộng lớn, đòi hỏi thêm nhiều kỹ năng và yếu tố của người học, bạn cần phải có đủ những kỹ năng và cần thiết nhé:

Chi tiết trong xử lý công việc, tính cẩn thận chính xác

Người học luật và làm chuyên viên pháp lý là những người có tính cẩn thận, chính xác và chi tiết trong xử lý công việc, họ phải đảm bảo được trong những việc có liên quan tới sống còn của một doanh nghiệp, nếu như có một sai sót nhỏ cũng sẽ khiến cho công ty thiệt hại lên tới nhiều tỷ đồng và còn có thể nặng hơn như đi tù vì vi phạm pháp luật, vậy nên tính cẩn thận và chuẩn xác trong công việc là điều vô cùng cần thiết.

Những kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập


Với những chuyên viên pháp lý để có thể thành công trong công việc thì ngoài kiến thức, những chuyên viên này phải giỏi cũng như chuyên nghiệp trong việc nắm bắt thông tin liên tục.
Với những chuyên viên pháp lý để có thể thành công trong công việc thì ngoài kiến thức, những chuyên viên này phải giỏi cũng như chuyên nghiệp trong việc nắm bắt thông tin liên tục.

Đối với những doanh nghiệp hoặc công ty nhỏ thì một nhân viên pháp chế sẽ làm việc độc lập, thực hiện mọi việc một cách độc lập nhất, nhưng đối với những doanh nghiệp và công ty có quy mô lớn thì bộ phận pháp lý sẽ có rất nhiều người, mỗi người sẽ có chuyên môn ở mỗi mảng khác nhau, sau đó sẽ kết hợp lại với nhau, vậy nên kỹ năng làm việc nhóm cũng như kỹ năng làm việc độc lập khá quan trọng đối với một chuyên viên pháp chế.

Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng của một nhân viên pháp chế nếu như bạn muốn thành công trên con đường sự nghiệp thì kỹ năng thuyết trình và đàm phán là không thể thiếu, hãy rèn luyện kỹ năng này nhé.

Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về những thông tin xoay quanh vị trí chuyên viên pháp lý, cũng như những tổng quan nhất về nghề này để có định hướng chính xác trong tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật