Chàng trai 30 tuổi chia sẻ về “cuộc cách mạng” tài chính sau khi kết hôn

Thứ hai, 06/09/2022-17:09
Anh chàng này cho biết, chỉ ước rằng ngày còn trẻ bản thân đã có thể hiểu được những nguyên tắc cơ bản trong việc quản lý tài chính của bản thân.

Theo Phụ nữ Việt Nam, có thể dễ dàng để có thể bắt gặp ở đâu đó một vài câu chuyện chia sẻ về cách quản lý cá nhân một cách hiệu quả. Hiện nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ biết cách kiểm soát túi tiền của mình từ rất sớm. Dù vậy thì hầu như trong câu chuyện tài chính nào thì bạn cũng sẽ bắt gặp được những sai lầm tiêu tiền trong quá khứ dù là ít hay nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng đến tư duy về tài chính của họ sau này. 

Anh Vũ Bá Duy (30 tuổi) sống tại Hà Nội hiện đang làm việc cho một công ty kiến trúc và kinh doanh 1 shop online về đồ trang trí và phụ kiện tiện ích chia sẻ: “Kiếm được đồng tiền đã rất khó khăn rồi nhưng việc tiêu tiền làm sao cho hợp lý, thông minh và khiến cho tiền đẻ ra tiền mới là điều khiến bản thân mình thực sự đau đầu”. 

Chàng trai này cho biết, thuở còn độc thân anh không biết chi tiêu thế nào cho hợp lý. Để rồi sau thời gian nhiều năm đi làm, nhìn lại con số tiết kiệm được thì anh chỉ biết lắc đầu bởi vì có tích lũy được nhiều đâu. Nhưng cho đến khi có một sự kiện trọng đại ở trong đời đã khiến cho Duy phải thay đổi hoàn toàn tư duy về tài chính thì mới có thể bớt đi được gánh nặng về mặt tiền bạc. 



Anh Vũ Bá Duy (30 tuổi) sống tại Hà Nội hiện đang làm việc cho một công ty kiến trúc và kinh doanh 1 shop online về đồ trang trí và phụ kiện tiện ích
Anh Vũ Bá Duy (30 tuổi) sống tại Hà Nội hiện đang làm việc cho một công ty kiến trúc và kinh doanh 1 shop online về đồ trang trí và phụ kiện tiện ích

Cách quản lý tài chính trong quá khứ của anh chàng 9x

Vũ Bá Duy cho biết, từ thời điểm làm ra được khoản thu nhập đầu tiên thì anh hoàn toàn chưa có khái niệm về việc quản lý tài chính. Và thậm chí đến việc cơ bản nhất đó là gửi tiết kiệm thì anh cũng chẳng ngó ngàng gì đến. Đối với anh, điều này cũng dễ hiểu bởi vì lúc đó anh có suy nghĩ là lương tháng sau khi trừ đi chi phí ăn ở, sinh hoạt thì còn lại chẳng nhiều và cũng không có mục tiêu gì cần đến số tiền lớn. Vậy nên cứ chi tiêu cho sướng dã rồi mới có động lực để làm việc tốt hơn và kiếm được nhiều tiền hơn. 

Và với suy nghĩ như thế đã tạo cho anh một thói quen chi tiêu khá tùy tiện và không có kế hoạch. Theo đó, anh đã để toàn bộ số tiền kiếm được vào một tài khoản ngân hàng duy nhất. Mà khi tài khoản có nhiều chữ số thì bạn sẽ luôn có cảm giác là bản thân dư dả, chi thêm một chút cũng chẳng làm sao. Kết quả là sau vài năm đi làm, dù có thu nhập tăng lên nhưng anh chẳng thể để dư ra được một khoản tiền lớn nào cả. 

Nói về trải nghiệm tiêu tiền vô ích, anh Duy cho biết có một làn đi mua sắm, bản thân anh đã xác định trong đầu món đồ cần mua nhưng bằng một cách thần kỳ nào đó thì khi đến cửa hàng anh đã quyết định xuống tiền cho một món đồ có giá trị gấp 4 - 5 lần so với dự tính ban đầu. 

Và điều đáng nói là sau khi mua xong anh lại không sử dụng nó thường xuyên và đó chính là một sự lãng phí rất lớn. Cũng từ lần đó khiến cho anh phải tính toán thật kỹ từng khoản phải chi. Số tiền chi có thể lớn hơn mức bình thường nhưng nó sẽ mang lại giá trị thật sự tương xứng. 

Sự kiện lớn khiến cho anh Duy phải thay đổi toàn bộ cách quản lý tài chính sau này đó chính là kết hôn. Anh Duy cho biết, lúc này có nhiều khoản được biếu tặng khi tổ chức đám cưới. Bên cạnh nguồn thu nhập của anh thì có thêm nguồn thu nhập của vợ nữa. Theo đó, có rất nhiều khoản cần chi tiêu cho hiện tại và kế hoạch mục tiêu cho tương lai rồi lại đến chuyện con cái. Mọi thứ lúc này đã bắt đầu phức tạp, không hề đơn giản như khi bản thân anh còn độc thân. 

Thông thường thì mọi nhà sẽ đưa một người nắm giữ quản lý tài chính hết cả nhưng với anh thấy cách này sai. Các mâu thuẫn phát sinh ở trong gia đình có liên quan đến tiền bạc hầu hết đều từ sự thiếu tính minh bạch, công bằng, trách nhiệm. 


Hiện nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ biết cách kiểm soát túi tiền của mình từ rất sớm, dù vậy thì hầu như trong câu chuyện tài chính nào thì bạn cũng sẽ bắt gặp được những sai lầm tiêu tiền trong quá khứ dù là ít hay nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng đến tư duy về tài chính của họ sau này
Hiện nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ biết cách kiểm soát túi tiền của mình từ rất sớm, dù vậy thì hầu như trong câu chuyện tài chính nào thì bạn cũng sẽ bắt gặp được những sai lầm tiêu tiền trong quá khứ dù là ít hay nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng đến tư duy về tài chính của họ sau này

Bí quyết quản lý tài chính của hai vợ chồng trẻ 

Và khi có một khoản tài chính đã thuộc sở hữu và trách nhiệm từ hai người trở lên thì nó không đơn thuần chỉ là tài chính cá nhân nữa mà nó giống như tài chính của một tổ chức. Bạn hãy coi đó là tài chính của công ty gia đình - nó chính là công ty quan trọng nhất trong cuộc đời của bạn. 

Cũng từ suy nghĩ như thế thì anh Duy đã bàn với vợ phương án quản lý tài chính gia đình rằng: 

Tiến hành thành lập một quỹ chung của gia đình, mỗi người khi có khoản thu nhập cũng sẽ đóng góp một mức thỏa thuận hợp lý từ trước. Quỹ này cũng sử dụng để chi tiêu các khoản chung của gia đình như ăn uống sinh hoạt, mua sắm đồ đạc đến biếu tặng và hội họp. 

Tất cả những khoản thu chi từ quỹ chung đều phải ghi chép đầy đủ để đảm bảo tính minh bạch. Thời điểm đầu, anh còn ghi thủ công qua excel và vài tuần mới tổng kết lại đã dẫn đến lúc nhớ lúc quên. Đến sau khi sử dụng app thu chi thì anh cảm thấy tiện hơn rất nhiều. Theo đó, vợ chồng anh Duy cùng sử dụng chung 1 tài khoản, khi có một khoản thu chi là sẽ bấm ngay vào app và cả hai đều theo dõi được. 

Khi đã có quỹ chung thì phải có quỹ riêng, mỗi  người cần tự giá thông báo mức thu nhập hàng tháng này của bản thân là bao nhiêu và giữ lại bao nhiêu cho quỹ riêng của bản thân. Quỹ riêng của ai thì người đó sẽ toàn quyền quyết định chi tiêu. Đến khi vợ bảo mua món đồ này, món đồ kia thì tự lấy quỹ riêng ra mua và không cần hỏi anh. Cũng tương tự như thế, anh thích món này món kia hay đi cafe, tụ tập với bạn bè là tự chi được không cần phải ngửa tay xin tiền vợ. 


Khi có một khoản tài chính đã thuộc sở hữu và trách nhiệm từ hai người trở lên thì nó không đơn thuần chỉ là tài chính cá nhân nữa mà nó giống như tài chính của một tổ chức
Khi có một khoản tài chính đã thuộc sở hữu và trách nhiệm từ hai người trở lên thì nó không đơn thuần chỉ là tài chính cá nhân nữa mà nó giống như tài chính của một tổ chức

Và khi có khoản thu mới bào quỹ chung đủ lớn thì cả hai vợ chồng sẽ bàn bạc thống nhất phân chia ngay thành các khoản như thiết yếu, bảo hiểm, giao dịch, hưởng thụ, đầu tư và từ thiện. 

Theo đó, cách chia theo nguyên tắc khoản nào phụ chia trước, cụ thể: Từ thiện > Hưởng thụ > Bảo hiểm > Giáo dục > Đầu tư > Thiết yếu. Như thế, tỷ lệ phân chia sẽ còn phụ thuộc vào từng thời điểm vào từng thời điểm cho thực sự phù hợp. 

Như thế, để có thể thực hiện được phương pháp này thì cả hai vợ chồng phải luôn có sự đồng thuận, rõ ràng và thẳng thắn về vấn đề tiền bạc. Như thế, mọi vấn đề thu - chi hay đầu tư khoản gì, bao nhiêu đều được cả hai vợ chồng bàn bạc một cách rất cụ thể. Anh Duy sẽ chịu trách nhiệm mang một khoản tiền mang đi đầu tư thì bản thân của anh cũng phải có trách nhiệm thông báo rõ ràng lại cho vợ tình hình lãi hay lỗ như thế nào - nó cũng giống như một báo cáo cho cổ đông vậy. 

Sau khi đã có một kế hoạch quản lý tài chính của gia đình cụ thể như thế thì tình hình tài chính trong gia đình cũng đã được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, anh Duy nói rằng sau khi xây dựng được kế hoạch quản lý tài chính thì trong gia đình anh thực sự chưa gặp vấn đề mâu thuẫn nào trong tiền bạc. Thậm chí có nhiều lúc vợ anh còn bảo rằng: “Tháng này nhà mình cần chi nhiều quá, nên em sẽ bớt khoản quỹ riêng đi một chút để thêm vào quỹ chung”.

Cũng do mọi thứ đều đồng nhất ngay từ đầu nên mọi việc diễn ra rất tự nhiên và tự động. Và việc chia được từng khoản chia nhỏ hơn cho các mục đích khác nhau giúp cho các mục đích khác nhau giúp cho nhà anh sẽ không đau đầu mỗi khi phải ra quyết định chi tiêu. Cũng nhờ phân chia và cân đối rõ ràng khiến cho khoản đầu tư cũng tăng dần lên. Cũng từ đó có cơ hội cho gia đình anh Duy có thể phát triển thêm mảng kinh doanh và tạo được dòng thu nhập mới. 



Để có thể thực hiện được phương pháp này thì cả hai vợ chồng phải luôn có sự đồng thuận, rõ ràng và thẳng thắn về vấn đề tiền bạc. Như thế, mọi vấn đề thu - chi hay đầu tư khoản gì, bao nhiêu đều được cả hai vợ chồng bàn bạc một cách rất cụ thể
Để có thể thực hiện được phương pháp này thì cả hai vợ chồng phải luôn có sự đồng thuận, rõ ràng và thẳng thắn về vấn đề tiền bạc. Như thế, mọi vấn đề thu - chi hay đầu tư khoản gì, bao nhiêu đều được cả hai vợ chồng bàn bạc một cách rất cụ thể

Hiện tại, giờ gia đình đã có 2 nhóc và hai vợ chồng làm việc văn phòng cùng một shop kinh doanh nhỏ. Và dù khá bận rộn và nhiều khoản phải chi tiêu nhưng gia đình mình vẫn có những trải nghiệm vui vẻ, tận hưởng cuộc sống. Đó cũng có thể là một lần đi du lịch tiết kiệm hay đi ăn uống, vui chơi. Điều đó có được là quỹ hưởng thụ được phân bổ từ đầu, không lo chi tiêu quá tay ảnh hưởng đến các hoạt động khác. 

Đưa ra lời khuyên cho những người trẻ chưa kết hôn hay đã kết hôn về chuyện quản lý tài chính của bản thân, anh Duy bộc bạch: “Mình cảm thấy hơi tiếc về những năm tháng còn trẻ khi chưa biết gì đến quản lý tài chính cá nhân. Điều đó khiến mình mất nhiều thời gian hơn để xây dựng một tài chính gia đình vững chắc và bỏ lỡ nhiều cơ hội khác. Nhưng không gì là quá muộn, với những người đã lập gia đình thì việc rà soát và lập một kế hoạch tài chính rõ ràng là điều rất cần thiết và nên làm ngay”. 

Đối với các bạn trẻ chưa kết hôn thì đã sở hữu trong tay một tài nguyên vô cùng quý giá đó chính là thời gian. Nếu như ở những độ tuổi còn trẻ thì các bạn cũng bắt đầu nhận thức và tạo cho mình được thói quen tốt về quản lý tài chính, chi tiêu hợp lý thì cùng với thời gian cũng sẽ mang đến cho bạn một khoản tiền chẳng thể ngờ đến. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

13 phút trước

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

26 phút trước

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

3 giờ trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

3 giờ trước

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

4 giờ trước