Chân dung Ngô Thùy Anh - Forbes Under 30 Việt Nam: Từ chối phố Wall để về Việt Nam khởi nghiệp, nắm trong tay 3 startup "không phải dạng vừa"

Thứ ba, 28/06/2022-23:06
Thời điểm 23 tuổi, cầm tấm bằng MBA loại giỏi trong tay, Ngô Thùy Anh đã có một quyết định bị nhiều người nói đó là có chút dại khờ chính là từ chối lời đề nghị làm việc tại Tập đoàn tài chính ở Phố Wall (Mỹ) để trở về Việt Nam khởi nghiệp. Vào năm 28 tuổi, Thùy Anh đã có trong tay 3 startup và được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh.

Theo Nhịp sống kinh tế, khi điểm lại những chiến tích của Thùy Anh kể từ khi cô bắt tay vào khởi nghiệp thì chắc hẳn chẳng ai thấy quyết định năm 23 tuổi của cô là dại khờ nữa. Vào năm 2017, khi đang học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Mỹ thì Ngô Thùy Anh là đồng sáng lập Aligo Kids - đây là nền tảng dạy kỹ năng và phòng chống xâm hại tình dục trẻ em thông qua các phim hoạt hình tương tác. Vào năm 2018, cô đã tiếp tục mở công ty truyền thông AligoMedia chuyên mảng hoạt hình về các vấn đề xã hội. Cho đến đầu năm 2020, giữa lúc đại dịch bùng phát thì Thùy Anh đã thành lập HASU - đây là ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất dành cho những người từ tuổi 50. Ở tuổi 28, Ngô Thùy Anh là một trong những gương mặt trẻ lọt vào TOP Under 30 năm 2022 của Tạp chí Forbes Việt Nam với hạng mục xã hội đồng thời cũng trở thành một trong 17 Đại sứ trẻ toàn cầu của Samsung với Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP quảng bá cho các Mục tiêu phát triển bền vững. 


Ngô Thùy Anh - Forbes Under 30 Việt Nam
Ngô Thùy Anh - Forbes Under 30 Việt Nam

Cô gái trẻ quyết định từ chối phố Wall để quay trở về Việt Nam khởi nghiệp

Chia sẻ về việc lọt vào danh sách Forbes Under 30 trong năm 2022, Thùy Anh cho biết bản thân khi đó mới biết mình được chọn vào danh sách Forbes Under Việt Nam, cô cảm thấy vui và bất ngờ nhưng cũng đi kèm với cảm giác lo lắng. Với cô, đây chính là lúc cảm thấy bản thân mang trên vai nhiều trách nhiệm hơn. Và việc lọt vào danh sách Forbes Under 30 cũng như một thử thách với chính bản thân Thùy Anh. Cô gái trẻ cho hay: "Trong quá khứ tôi đã cố gắng và phần nào được xã hội công nhận rồi thì từ giờ về sau tôi sẽ phải phấn đấu gấp đôi, gấp ba lần để có thể làm được, đạt được những điều lớn hơn". 

Nói về quyết định từ chối Phố Wall để về Việt Nam lập nghiệp, Thùy Anh cho biết, từ lúc còn nhỏ bản thân đã đi rất nhiều quốc gia trên thế giới, sống ở nhiều nơi và mỗi nơi tầm vài tuần đến một vài tháng. Cô nhận ra không có một nơi nào trên thế giới này gọi là hoàn mỹ cả và gần như chỗ nào cũng sẽ có điểm hay và điểm không hay ở đó, còn tùy theo bản thân có thích nghi được hay có mong muốn sau này có gắn bó cuộc sống của mình với nơi đó không. Cuối cùng thì càng đi nhiều lại càng xa, cô cảm thấy yêu đất nước Việt Nam và muốn sống ở Việt Nam. Bên cạnh việc có gia đình, người thân của mình ở đây và đây cũng là nơi mà cô sinh ra và lớn lên - nơi đây có một nền văn hóa sâu sắc và cũng có rất nhiều kỷ niệm mà sau này cô cũng muốn con mình cũng có trải nghiệm như thế tại quê hương. Chính vì thế mà cô đã quyết định đi nhiều, học thật nhiều những cái mới rồi mới quay về làm gì đó cho con người và quê hương. 


Cô gái trẻ quyết định từ chối phố Wall để quay trở về Việt Nam khởi nghiệp
Cô gái trẻ quyết định từ chối phố Wall để quay trở về Việt Nam khởi nghiệp

Mọi người thường hay nghĩ ở nước ngoài có cơ hội tốt hơn nhưng bản thân Thùy Anh lại suy nghĩ ngược lại, cô nghĩ Việt Nam có rất nhiều cơ hội mới. Giống như câu "nước chảy chỗ trũng" - nước mình là một quốc gia đang phát triển và vẫn còn rất nhiều thứ để đầu tư, xây dựng và có nhiều cơ hội. Cô biết nhiều người trẻ vẫn ở nước ngoài xuất sắc và sau này về Việt Nam tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam. Thùy Anh cũng chưa bao giờ phải lăn tăn và suy nghĩ lại với quyết định quay trở về Việt Nam. 

Thùy Anh cho hay: "Cũng có một số người hỏi tôi là tại sao không đi làm ở Mỹ, kiếm tiền một vài năm rồi hẵng quay về. Tôi nghĩ điều gì cũng có tính thời điểm, trong một vài năm ấy mình làm ở Mỹ chỉ để kiếm tiền thì cũng có thể bỏ lỡ những cơ hội khác ở Việt Nam". Cô gái trẻ này cho biết thêm, tài chính đối với cô không quan trọng bằng việc có được những giải pháp tốt. Cô nghĩ, miễn là bản thân có được những giải pháp tốt và đáp ứng được những nhu cầu của thị trường thì tài chính hay tiền bạc cũng chỉ là vấn đề sớm hay muộn mà thôi. 

May mắn của Thùy Anh chính là được gia đình rất ủng hộ. Cô cho biết, từ xưa đến nay gia đình rất ủng hộ cô đưa ra những quyết định trong cuộc sống. Chính vì thế mà cô sẽ tự quyết định mình ăn gì, mặc gì, đi đâu, học gì và gia đình sẽ đứng ở vai trò là người cho con cái lời khuyên chứ không bao giờ bắt ép. Cô cũng biết mẹ xót con nhưng vẫn ủng hộ phải đi thật nhiều và thật sớm, những chuyến đi nước ngoài đầu tiên của cô đều là đi một mình từ khi còn nhỏ cả kể khi kinh tế của gia đình không mấy khá giả. 

Hơn thế, gia đình của Thùy Anh cũng rất ủng hộ khi bản thân cô quyết định khởi nghiệp. Đó cũng chính là điều mà cô cảm thấy rất biết ơn và may mắn hơn so với người khác. Thùy Anh bộc bạch: "Tôi quyết định bỏ công việc ở nước ngoài để về Việt Nam, gia đình cũng nói là ủng hộ tôi. Gia đình đã cho tôi suy nghĩ, tài chính không phải vấn đề quan trọng nhất, chất lượng cuộc sống, sự hạnh phúc, hài lòng về chặng đường của bản thân mới là quan trọng hơn cả".

Làm mọi công việc khác nhau để có tiền khởi nghiệp

Được biết, việc lựa chọn khởi nghiệp xã hội của Thùy Anh cũng tự nhiên như việc lựa chọn ăn cơm thay vì ăn những món khác. Cô là người thích ăn cơm và có thể ăn không biết chán từ năm này qua năm khác. Với cô, điều này cũng đến một cách rất giản đơn, liên quan đến cuộc sống hàng ngày cùng những trải nghiệm trong quá khứ. Và khi gặp những chuyện đó thì cô cảm thấy đau đớn và hối hận vì lúc đó bản thân không làm được gì quá nhiều. Thùy Anh tâm sự: "Từ chuyện cô giáo chủ nhiệm tôi ngày xưa - người đã từng rất thương tôi và rất yêu học sinh, cô qua đời lúc mà tôi đang học kỳ hai năm lớp 1. Đó là lần đầu tiên tôi đối mặt với sinh ly tử biệt, với người cô giáo già mà tôi cảm thấy rất dằn vặt khi mình chưa thể làm được gì cho cô. Rồi ông ngoại tôi là người mà tôi thương yêu nhất trong gia đình - người đầu tiên dạy tôi dùng máy tính và internet explorer những năm cấp 1, không quản nắng mưa đưa tôi đi học vào những năm cấp 2 và cấp 3, cũng qua đời trong cô đơn khi tôi chưa làm được cho ông những điều tôi mong muốn". Cô gái trẻ này cho biết, lớn lên cô không muốn có những cảm xúc bất lực như trong quá khứ nữa nên đã đi giải quyết vấn đề trong xã hội bằng việc khởi nghiệp xã hội.

Bàn về bài toán giải quyết nguồn tiền, nguồn vốn để vận hành startup, Thùy Anh cho biết, đối mặt với chuyện sinh ly từ biệt từ khi còn nhỏ khiến cho cô thấm nhuần được cảm giác thời gian không phải là vô hạn. Cô cũng luôn nghĩ làm thế nào để bản thân trưởng thành nhanh nhất để có thể lo cho mọi người xung quanh rồi rộng hơn nữa là làm gì cho xã hội và làm gì để lại giá trị cho những thế hệ sau. 


Làm mọi công việc khác nhau để có tiền khởi nghiệp
Làm mọi công việc khác nhau để có tiền khởi nghiệp

Thùy Anh bộc bạch: "Từ lúc học cấp 3, tôi đã có thu nhập từ việc làm cộng tác với báo Hoa học trò, lên đại học thì làm cho đài truyền hình mấy năm ở đủ các vị trí khác nhau. Hồi đại học tôi cũng làm rất nhiều công việc để kiếm thêm thu nhập như làm trợ giảng cho giáo sư, trợ lý cho chủ tịch của trường, tổ chức và quản lý các hoạt động sinh viên và từ thiện trong trường. Chưa kể làm thêm bên ngoài như trông trẻ, mở shop bán đồ. Chính công việc đi trông trẻ là lý do tôi mong muốn mở startup đầu tiên là Aligo Kids về phòng chống xâm hại trẻ em". 

Dù cho bây giờ cô quyết định dồn hết tâm sức cho vào thị trường người cao tuổi nhưng cô vẫn ước mơ tất cả trẻ em Việt Nam được hưởng nền giáo dục tốt nhất từ khi còn nhỏ để chúng có thể trưởng thành một cách hạnh phúc, khỏe mạnh, an toàn. 

Và trong hành trình đi làm từ thời còn đi học, Thùy Anh đã tiết kiệm được một số vốn khá là tốt. Và khi có cơ hội nào là cô lại nhanh chóng nắm lấy để thứ nhất là bản thân được trải nghiệm rộng và thật sớm để quyết định xem tương lai của mình sẽ phù hợp đi chuyên sâu theo hướng nào và thứ hai là có thu nhập để nuôi bản thân cũng để tiết kiệm để đem đi đầu tư. Vào năm 23 tuổi, Thùy Anh dã xác định được chặng đường của mình sẽ đi như thế nào và cần những kỹ năng gì để phát triển. Đến thời điểm hiện tại thì cô đã chọn được con đường phát triển và chỉ đi theo con đường đó.

Một mình chèo lái 3 startup vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19

Khi khởi nghiệp với ứng dụng HASU, Thùy Anh cho biết ở thời điểm đó bản thân cũng lường trước được tất cả những khó khăn có thể xảy ra. Ở thời điểm đó cô cũng có công ty khác và rất ngấm, đoán trước được nếu như khởi nghiệp trong lúc dịch bệnh thì sẽ có những rủi ro ập đến. Nhưng cô cùng cộng sự xác định là phải bắt đầu ngay vì chính lúc dịch bệnh là lúc người cao tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Cô cho biết, trước đây bản thân cùng cộng sự có thể tìm được người cao tuổi ở nhiều công viên hay hội nhóm và họ cũng có nhiều thời gian ra ngoài đi chơi, con cháu cũng có thời gian đưa họ ra ngoài. Tuy nhiên thì từ khi xảy ra dịch bệnh họ rất ít đi và bản thân những người cao tuổi cũng bị rất nhiều. Lúc này thì cô cũng có suy nghĩ là chắc chắn phải làm ngay, làm nhanh một điều gì đấy cho người cao tuổi. Thùy Anh nhấn mạnh: "Tôi nhìn thấy một số startup về sức khỏe cho người cao tuổi trên toàn cầu đã, đang phát triển rất tốt, rất nhanh. Điều này cũng làm cho tôi vững tin hơn về việc mình hoàn toàn có thể khởi nghiệp trong lĩnh vực đó cũng như trong giai đoạn đó". 


Một mình chèo lái 3 startup vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19
Một mình chèo lái 3 startup vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19

Nói về khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, Thùy Anh cho hay bản thân cũng gặp nhiều khó khăn khi khởi nghiệp mùa dịch, Trước đây thì cô hoàn toàn có thể làm rất nhiều những khóa học, giảng dạy hay các hoạt động marketing tại câu lạc bộ cho người cao tuổi. Tuy nhiên thì khi dịch bệnh diễn ra thì họ bị tách biệt với thế giới bên ngoài, ít giao lưu và phải ở nhà nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe và để cho con cháu yên tâm. Và đây cũng chính là khó khăn của Thùy Anh khi tiếp cận đến người cao tuổi. Cô gái trẻ này cho hay: "Tuy nhiên, chúng tôi cũng tìm ra nhiều cách để khắc phục khó khăn. Chúng tôi đã tạo ra những hoạt động online cho người trung niên, cao tuổi thông qua các CLB, hội nhóm. Ví dụ các Hiệp hội, CLB người cao tuổi trước đây hoạt động 100% offline thì khi dịch bệnh đến khó khăn của họ chính là có một môi trường online cho hội viên sinh hoạt, thì mô hình online của HASU cũng phối hợp khéo léo vào điểm cần của những hội nhóm đó. HASU cũng chuyển đổi được rất nhiều người cao tuổi từ offline sang online để có thể tập luyện, giải trí, học tập hay giao lưu với nhau". 

Bên cạnh đó thì kênh mà Thùy Anh mang đến vừa ý nghĩa lại vừa hiệu quả, chính con cháu của người cao tuổi sẽ là cầu nối giữa công nghệ và người cao tuổi. Thùy Anh cũng hay chia sẻ trên các diễn đàn toàn cầu rằng giới trẻ cũng cần phải có trách nhiệm để không bỏ lại những thế hệ đi trước ở phía sau.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

21 phút trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

2 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

2 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

2 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

2 giờ trước