Cách rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu giúp nâng cao hiệu quả học tập và làm việc 

Thứ ba, 03/05/2022-07:05
Trong bất cứ lĩnh vực nào, việc nghiên cứu kiến thức, đọc thêm tài liệu đều cần thiết, có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao trình độ, hoàn thiện bản thân. Song, thực tế không phải ai đọc tài liệu cũng thu được kết quả tối ưu. Muốn nâng cao hiệu quả đọc tài liệu, bạn cần rèn luyện kỹ năng đọc của mình. Vậy làm thế nào để quá trình rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu thật sự có chất lượng? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Kỹ năng đọc tài liệu là gì?

Tài liệu là toàn bộ các văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật,... hay các vật mang tin khác.
Kỹ năng đọc tài liệu là cách thức vận dụng những hiểu biết, kiến thức có được vào việc phân tích, triển khai đọc tài liệu theo nhiều phương pháp khác nhau để phục vụ tối ưu cho mục đích của bản thân trong học tập, công việc, giao tiếp xã hội.


Vận dụng kiến thức, sự hiểu biết để tạo ra kỹ năng đọc tài liệu hiệu quả
Vận dụng kiến thức, sự hiểu biết để tạo ra kỹ năng đọc tài liệu hiệu quả

Ý nghĩa của kỹ năng đọc tài liệu 

Thứ nhất, kỹ năng đọc tài liệu giúp bạn có cái nhìn bao quát về nội dung của vấn đề cần thu thập thông tin. Điều này thể hiện ở việc nếu bạn đọc càng nhiều tài liệu phù hợp, có liên quan đến vấn đề bạn nghiên cứu, tìm hiểu thì nguồn thông tin bạn có được về vấn đề đó càng được bồi đắp nhiều lên sau mỗi lần đọc tài liệu. Nhờ vào việc đọc tài liệu, lượng kiến thức bạn thu nhận được sẽ giúp bạn có căn cứ phân tích, so sánh đối chiếu về nhiều mặt, từ đó bạn có một cái nhìn tổng quan, đánh giá ban đầu về vấn đề cần tìm hiểu.

Thứ hai, kỹ năng đọc tài liệu tốt giúp bạn có cách lập luận khoa học và tiến bộ hơn. Thông qua kỹ năng đọc tài liệu, kỹ năng nghiên cứu, lập luận, tư duy của bạn cũng sẽ dần được phát triển tốt hơn. Việc đọc nhiều tài liệu giúp bạn tiếp xúc được với nhiều luồng quan điểm khác nhau, cách triển khai vấn đề khác nhau và cách lập luận bảo vệ  ý kiến khác nhau. Điều này giúp bạn dễ dàng tham khảo để xây dựng cho mình cách lập luận phù hợp, có nhiều tiến bộ hơn.

Thứ ba, kỹ năng đọc tài liệu hiệu quả giúp bạn sở hữu một nguồn kiến thức đồ sộ, phục vụ cho mọi nhu cầu về tri thức của bản thân. Có thể nói rằng đọc tài liệu chính là con đường “biến kiến thức của người khác thành của mình” nhanh chóng và văn minh nhất, được ủng hộ và khích lệ nhiều nhất ngày nay.


Đọc nhiều tài liệu phù hợp sẽ giúp bạn trở thành một người giàu có về tri thức
Đọc nhiều tài liệu phù hợp sẽ giúp bạn trở thành một người giàu có về tri thức

Thứ tư, có kỹ năng đọc tài liệu chính xác giúp bạn tiết kiệm được công sức, tiền bạc và thời gian. Cần ghi nhớ rằng, không phải mọi tài liệu đều có thể phục vụ tốt cho nhu cầu của bạn. Do vậy, nếu có kỹ năng đọc tài liệu đúng trọng tâm vấn đề cần tìm hiểu, bạn sẽ lập tức được bổ trợ những thông tin hay ho, phù hợp. và ngược lại, nếu không biết cách lựa chọn tài liệu hay cách đọc tài liệu thì bạn sẽ rất lãng phí thời gian của mình.

Thứ năm, việc thường xuyên đọc tài liệu và rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu sẽ giúp bạn trở thành một con người có kiến thức uyên bác, tự tin vào bản thân và nhận được sự tôn trọng, ngưỡng mộ của mọi người.

Các bước đọc tài liệu mang lại hiệu quả cao

Bước 1: Tìm hiểu tổng quan thông tin về tài liệu sẽ đọc

Để hiểu một cách tổng quan về tài liệu sẽ đọc, một mẹo nhỏ dành cho bạn là hãy đọc lướt qua các phần giới thiệu tài liệu như: mục lục, tóm tắt, phần bìa để nắm được tác giả, nội dung chính, cấu trúc tài liệu, tinh thần hướng đến của tài liệu thay vì đọc ngay từng chương của tài liệu đầu tiên. Hiểu được tổng quan tài liệu, bạn sẽ vạch ra được những thông tin chính cần tập trung tìm hiểu trong tài liệu.

Bước 2: Đặt câu hỏi cho nội dung muốn làm rõ

Không phải tất cả những gì được thể hiện trong tài liệu bạn đều hiểu được một cách dễ dàng. Do vậy, việc đặt ra những câu hỏi để làm rõ nội dung còn mơ hồ, chưa hiểu là điều cần thiết để bạn có một sự sắp xếp nội dung cần làm rõ logic nhất. Ví dụ như khi đọc một tài liệu, bạn có thể đặt những câu hỏi: Từ khóa của tài liệu này là gì? Tại sao tài liệu lại nhắm đến đối tượng này mà không phải là đối tượng khác? Tại sao tác giả lại sắp xếp cấu trúc nội dung như vậy mà không phải theo một thứ tự khác?... Các câu hỏi cũng sẽ giúp bạn  định hướng được cách tìm hiểu tài liệu có mục đích hơn.


Đặt câu hỏi khi đọc tài liệu giúp bạn khai thác đa chiều các nội dung tài liệu diễn đạt
Đặt câu hỏi khi đọc tài liệu giúp bạn khai thác đa chiều các nội dung tài liệu diễn đạt

Bước 3: Đọc tài liệu

Hãy bắt đầu đọc tài liệu bằng sự đam mê và cố gắng tập trung tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi mà bạn đã liệt kê được. Khi đọc, hãy tìm ra những ý chính trong nội dung mà tác giả diễn đạt, điều này giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được cốt lõi nội dung. Sau đó, hãy đánh dấu phần mà bản thân cho là quan trọng để ghi nhớ. Tại những phần nội dung bạn không hiểu, hãy dừng lại tìm kiếm các hỗ trợ khác như từ một chuyên gia cùng lĩnh vực, thiết bị công nghệ,... để khả năng đọc hiểu của bạn. 

Bước 4: Hiểu và ghi nhớ

Khi đã đọc xong tài liệu, bạn hãy tự mình trả lời các câu hỏi mình đã đặt ra đối với tài liệu này để một lần nữa hiểu sâu sắc dụng ý của tác giả, nắm trọn vẹn kiến thức một cách chủ động và chọn những cách thức ghi nhớ để nhớ được lâu hơn. Việc ghi nhớ cũng có thể thực hiện theo nhiều cách thức: bạn học thuộc và ghi nhớ, hoặc viết vào sổ ghi nhớ, hoặc lưu trữ các nội dung cần ghi nhớ trong các thiết bị hỗ trợ như laptop, điện thoại,…

Phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu tốt nhất

Để đọc tài liệu có hiệu quả, cần có sự tập trung và hăng say đọc nó. Trước khi đọc, phải tìm hiểu và có cái nhìn mang tính tổng quan tài liệu. Đừng đọc một tài liệu mà chưa nắm bắt trước về nó, điều này khiến bạn mất nhiều thời gian và công sức rất nhiều.

Xác định mục đích của việc đọc tài liệu một cách chi tiết nhất có thể. Điều này giúp bạn không rơi vào trường hợp đọc không có mục đích, đọc lan man, không tập trung vào kết quả thu lại được sau khi đọc. Do vậy, bạn phải xác định được bạn muốn gì khi đọc tài liệu này để làm kim chỉ nam cho việc đọc tài liệu hiệu quả.

Lựa chọn tài liệu để đọc đáp ứng nhu cầu, khả năng, điều kiện của từng người. Một cuốn tài liệu phù hợp với bạn sẽ dễ dàng giúp bạn tiếp cận và hiểu nó hơn là chỉ chọn những tài liệu tuy hay, nổi tiếng, được đánh giá cao nhưng không hợp với trình độ của bạn.



Trước khi mong muốn đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình đọc tài liệu thì bạn cần phải dành niềm yêu thích và hứng thú đặc biệt với n
Trước khi mong muốn đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình đọc tài liệu thì bạn cần phải dành niềm yêu thích và hứng thú đặc biệt với n

Đọc nhanh để tìm hiểu một cách khái quát nội dung chính của tài liệu, từ đó nhanh chóng hiểu được tổng thể nội dung khái quát của tài liệu như: nội dung chính, cấu trúc tài liệu, tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, mục đích của tài liệu,... Việc đọc nhanh chỉ nên chiếm từ 10 - 15 phút đối với một tài liệu cần đọc.

Đọc chi tiết, kỹ lưỡng sau khi đã đọc nhanh và nắm tổng quan về nội dung của tài liệu. Việc đọc chi tiết có nghĩa là người đọc sẽ đọc từng chương, từng đoạn của tài liệu, đọc các ghi chú, giải thích có trong tài liệu. Người đọc sẽ đọc một cách cẩn thận, tỉ mỉ đi kèm với sự phản biện, phân tích và khai thác nội dung từ những tình tiết nhỏ nhất có trong tài liệu.

Đọc nhiều lần tài liệu để ghi nhớ và có sự hiểu biết sâu sắc hơn về nội dung mà tài liệu biểu thị. Việc đọc lặp đi lặp lại tài liệu này sẽ giúp người đọc nắm được tối đa các nội dung mà tài liệu biểu đạt bởi lần đọc sau sẽ có khả năng khai thác nhiều hơn lần đọc trước.

Đọc lấy ý quan trọng, tìm ra các từ khóa của tài liệu để tiếp cận thông tin trong tài liệu đúng, đủ một cách thông minh. Điều này cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức của mình rất nhiều. 

Ghi chép trong khi đọc tài liệu là một phương pháp cần thiết để lưu giữ lại những tri thức tiếp nhận được trong thời gian lâu dài. Để thực hiện được việc ghi chép, người đọc cần chuẩn bị những vật liệu như bút, giấy, hoặc các thiết bị điện tử chuyên dùng.


Ghi chép và dán giấy ghi nhớ lên các nội dung quan trọng của tài liệu
Ghi chép và dán giấy ghi nhớ lên các nội dung quan trọng của tài liệu

Biểu thị các nội dung quan trọng thông qua bản đồ tư duy sẽ giúp bạn dễ hình dung, sắp xếp luồng tư duy và tập trung suy nghĩ của mình tại những thông tin then chốt của tài liệu. Từ đó việc hiểu tài liệu sẽ đi theo con đường khoa học hơn, đúng trọng tâm hơn và ghi nhớ kiến thức cũng dễ dàng hơn.

Đọc tài liệu với tâm trạng vui vẻ, phấn chấn và mong muốn được tìm kiếm tri thức sẽ giúp bạn tiếp cận tài liệu thoải mái hơn. Đây là một chi tiết rất quan trọng giúp việc bạn tiếp thu thông tin từ tài liệu hiệu quả hơn. Đa số chúng ta đều có thể đọc tài liệu vào nhiều lúc khác nhau, nhưng tốt nhất bạn hãy lựa chọn lúc có nhiều cảm hứng để đọc nhé.

Tương tác với tài liệu đọc nhiều hơn bằng cách thường xuyên “tiếp xúc” với nó, đọc nhiều lúc, tranh thủ thời gian để đọc, hoặc nhìn các hình ảnh minh họa trong tài liệu, cách trình bày của tài liệu sẽ giúp bạn có “thiện cảm” hơn, yêu thích hơn cuốn tài liệu đang đọc.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, bạn có thể tận dụng các thiết bị công nghệ như máy tính bảng, điện thoại thông minh,... để đọc tài liệu nhanh chóng mọi lúc, hoặc ghi chú các thông tin tài liệu đã đọc được vào các thiết bị ngày, hoặc cài đặt nhắc nhớ thời gian đọc lại tài liệu.

Tư thế đọc tài liệu cũng có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả đọc tài liệu của bạn. Một tư thế ngay ngắn, phù hợp với tầm nhìn sẽ giúp bạn có một thời gian đọc tài liệu thoải mái, không phải thay đổi thường xuyên gây mất tập trung khi đọc. Theo các chuyên gia về sức khỏe, bạn nên lựa chọn tư thế ngồi trên bàn đọc sách một cách nghiêm túc, đặt hai cánh tay lên mặt bàn, song song với ngực và tài liệu được đặt ngang tầm mắt để không phải cúi xuống đọc, hạn chế tình trạng mỏi cổ hay mỏi tay. Bên cạnh đó, mỏi lưng là vấn đề nan giải khi bạn ngồi đọc tài liệu quá lâu, để hạn chế tình trạng này bạn nên giữ lưng ở tư thế thẳng, cân bằng, không khom lưng hay gập người hướng về phía trước quá nhiều nhé.


Đọc tài liệu giúp nâng cao vốn kiến thức của người trẻ về đời sống và lĩnh vực chuyên môn
Đọc tài liệu giúp nâng cao vốn kiến thức của người trẻ về đời sống và lĩnh vực chuyên môn

Để có một bản thân hoàn thiện hơn mỗi ngày, bạn nên biết kết hợp kinh nghiệm cá nhân với kỹ năng lĩnh hội tri thức qua việc học từ đời sống và sách vở, tài liệu. Khi biết cách đọc tài liệu hiệu quả, bạn sẽ muốn đọc nhiều hơn nữa, thói quen tự học nhờ đó mà phát triển và kiến thức thu nhận được ngày càng mở rộng, uyên bác.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

2 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

4 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

4 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

4 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

4 giờ trước