Tư cách pháp lý của người giao dịch bđs-[Khóa học: Quy Trình Và Kỹ Năng Môi Giới BĐS] - Phần 5

Chủ nhật, 15/03/2021-17:03

Xin chào các bạn trong bài trước tôi đã chia sẻ tất cả các thông tin pháp lý quan trọng trong bất động sản để bạn có được sự tự tin nhất trong mọi giao dịch của mình còn với bài này tôi sẽ chia sẻ đến bạn tất cả tư cách pháp lý để bạn có được cái nhìn tổng quan nhất, dễ dàng tư vấn cho bất cứ khách hàng nào hoặc đưa ra quyết định mua bất động sản sáng suốt nhất.

Với bài học này bạn sẽ hiểu được ai là người đủ tư cách pháp lý để đứng ra giao dịch với chúng ta thông qua câu chuyện thừa kế và di chúc. Tôi sẽ nói vài điều vắn tắt đơn giản để bạn dễ nhớ và dễ hiểu nhất.

khoa-hoc-quy-trinh-va-ky-nang-moi-gioi-bds-p5

Có được đứng tên trên chủ quyền 1 mình hay không?

Điều này bạn cần lưu ý bơi theo quy định luật pháp thì chúng ta hoàn toàn có thể đứng tên 1 mình trong phần sở hữu tài sản, nhưng khi chúng ta bán thì chúng ta không thể đứng ra 1 mình để bán được, trong luật sở hữu tài sản chung và riêng thì nếu người đứng tên trong quyền sở hữu muốn bán phải thỏa mãn được những điều kiện sau

Độc thân: Trong trường hợp độc thân thì phải có giấy chứng nhận độc thân do UBND xã phường sở tại cấp

Nếu đã có gia đình thì phải đáp ứng các điều kiện

  • Người đó có tài sản riêng phải có giấy chứng nhận tài sản riêng có thể là tài sản trước hôn nhân được tặng cho, thừa kế, 
  • Có người hôn phối đồng ký tên
  • Người đó đi ra ký tên 1 mình và cầm giấy ủy quyền của người hôn phối
  • Người đó đi ra ký tên 1 mình cầm giấy khước từ tài sản của vợ hoặc chồng 

Trường hợp tài sản đứng tên nhiều hơn 1 người

Cho dù đứng tên bao nhiêu người đi chăng nữa thì mỗi 1 người phải đáp ứng 1 trong 5 điều kiện mà tôi đã mang tới cho bạn ở trên. Chẳng hạn khi tôi cần tiền tôi đầu tư chung với bạn và tôi và người bạn của tôi lúc đó được gọi là đồng sở hữu và khi bán ngay cả khi tôi cùng ký tên với bạn của tôi cũng không được chấp nhận và phải thỏa mãn điều kiện:


Tài sản đứng tên nhiều hơn 1 người
Tài sản đứng tên nhiều hơn 1 người

Nếu họ còn độc thân họ phải cầm giấy xác nhận độc thận còn tôi có gia đình tôi phải cùng vợ bán tài sản mới thực hiện được giao dịch

Thừa kế và di chúc

Sau khi được chứng minh đủ quyền thừa kế và di chúc thì chỉ được bán phần sở hữu. Chẳng hạn nếu bạn được thừa kế 50% căn nhà thì bạn chỉ được bán 50% căn nhà đó mà không thể bán hết toàn bộ căn nhà nhà.

Di chúc được ưu tiên trong việc cho tặng tài sản nếu hợp pháp, nếu không có di chúc hợp pháp mới đến quyền lừa kế

Có 3 hạng thừa kế nhưng tôi chỉ chia sẻ hạng thừa kế thứ nhất bao gồm con, cha mẹ, vợ hoặc chồng bao gồm các đối tượng sau:

  • Con: Con ruột, nuôi, ngoài dã thú
  • Cha mẹ: Cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi
  • Vợ, chồng: hợp pháp theo quy định của pháp luật

Có 2 cách phân chia tài sản

Tôi sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách phân chia tài sản để bạn trả lời hết được mọi thắc mắc nếu trong quá trình tư vấn mà khách hàng hỏi bạn

  • Có bao nhiêu người thì chia đều cho bấy nhiêu người theo phần bằng nhau không có thiên vị phân biệt tuổi tác, anh em trong nhà
  • Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất vẫn được hưởng quyền thừa kế dù di chúc không cho hay không đề cập tới.

Có 2 cách phân chia tài sản
Có 2 cách phân chia tài sản

Ví dụ:

Có người để lại di chúc nói cho tài sản cho bà hàng xóm thì bà hàng xóm sẽ vẫn được hưởng nhưng luật pháp chúng ta vẫn bảo vệ và có tính nhân văn với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất vẫn được hưởng mặc dù di chúc không cho.

  • Con dưới 18 tuổi
  • Con trên 18 tuổi và mất khả năng lao động.
  • Cha mẹ
  • Vợ chồng chồng của người sở hữu tài sản mất đi

=> Như vậy mặc dù di chúc không hề cho hay đề cập nhưng luật pháp quy định họ chỉ được hưởng tối đa ⅔ tài sản đáng lý họ được hưởng.

Ví dụ cụ thể:

Sau khi định giá tài sản và xác định tài sản khoảng 1 tỷ động, ông này đã có di chúc để lại cho bà hàng xóm trong trường hợp ông này có 2 con dưới 18 tuổi cha mẹ và vợ là 5 người

Nếu không có di chúc thì tối đa mỗi người được hưởng 200 triệu đồng, đây chính là khoản tiền đáng lý được hưởng ban đầu theo quy định, nhưng ông chủ tài sản để lại di chúc cho bà hàng xóm thì 5 người này được hưởng 

Trong trường hợp này thì 2 đứa con trên 18 tuổi có khả năng lao động thì lúc này 2 người con không được hưởng do không có tên trong di chúc 3 người còn lại vợ, cha mẹ vẫn được hưởng ⅔ phần được hưởng ban đầu. Phần lẽ ra ban đầu được hưởng 200 x 2 x 2/4 = 400 triệu còn bà hàng xóm được hưởng 600 triệu

Bạn cần lưu ý thêm như đã nói người sở hữu tài sản để lại di chúc nhưng không đề cập đến người ở hàng thừa kế thứ nhất luật pháp vẫn bảo vệ họ


Nắm bắt được các thông tin trên bạn sẽ trả lời tất cả các vấn đề liên quan đến quyền thừa kế
Nắm bắt được các thông tin trên bạn sẽ trả lời tất cả các vấn đề liên quan đến quyền thừa kế

Ví dụ 2: Vợ chồng có 9 người con lúc đó bà vợ đã chết đi và hoàn toàn không có di chúc gì cả, nhưng người chồng nghĩ rằng theo quan điểm của người xưa là nhà của cha mẹ vì vậy mà người chồng nghĩa rằng ông có quyền sở hữu tất cả

Câu hỏi ở đây là ông chồng được hưởng bao nhiêu phần trăm? Nếu trong quá trình tư vấn bạn được khách hàng hỏi điều thì thì phải hỏi lại họ 3 vấn đề sau:

Người chết có còn cha mẹ,con nuôi hay con riêng không?

=> Người chồng luôn có 50% căn nhà đó còn 50% còn lại sẽ chia đều cho chồng và các con vì không có di chúc mỗi người được 5% và ông chồng được 55%. Vấn đề là sau đó 1 thời gian ông để lại tài sản này cho người con thứ 8 và 9 lúc này 9 người con có vợ có chồng con cái khỏe mạnh hết rồi, thì 7 người kia không được hưởng phần của người chả. Vì vậy mà 2 người con đó có quyền thừa kế từ mẹ 5% trước đó họ và 55% chia đôi của người cha. Tổng họ sẽ được 27,5%của cha và 5c của mẹ

Bạn chỉ cần nắm bắt được thông tin ở trên bạn sẽ trả lời được tất tần tật mọi câu chuyện liên quan đến quyền thừa kế, tôi sẽ kết thúc bài chia sẻ của mình ở đây, hẹn gặp lại bạn trong những chia sẻ của bài học tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn!

Xem lộ trình khóa học quy trình và kỹ năng môi giới bất động sản - Trương Anh Tú

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

4 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

8 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

10 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

10 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

12 giờ trước