Thương hiệu là gì? làm thế nào để định vị được thương hiệu?

Thứ năm, 13/08/2020-16:08

Thương hiệu là gì? Đây là một câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây. Chắc hẳn là vấn đề chung của rất nhiều người chứ không phải của riêng ai. Cho dù ở bất cứ đâu, bạn đều có thể gặp vô số các thương hiệu khác nhau. Nhưng lại chưa biết thực sự đó là gì? Vậy hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này nha.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu hay còn được gọi là brand. Bao gồm tất cả các cảm nhận của mọi khách hàng về một sản phẩm, hay là một dịch vụ của một công ty, doanh nghiệp nào đó. Nhưng sự cảm nhận đó phải được đánh giá đầy đủ qua 5 khía cạnh:

  • Brand identities (mô tả nhận diện)
  • Brand values (giá trị)
  • Brand attributes (thuộc tính)
  • Brand personality (cá tính)
  • Brand-consumers relationship (mối quan hệ ràng buộc giữa brand với người tiêu dùng)
 Ảnh 1: Thương hiệu là gì. (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Thương hiệu là gì. (Nguồn: Internet)

Brand thường được đặt với những cái tên hay, nổi bật và độc đáo duy nhất. giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện. Một sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường bền vững chính là dấu hiệu để nhận biết một brand thành công. Ví dụ một vài brand doanh nghiệp nổi tiếng trên thị trường hiện nay như là coca cola, shell, BMW, Microsoft,..Một số brand về sản phẩm cũng nổi tiếng không kém như Dove, GUCCI, Louis Vuitton,...

Đối với mỗi một công ty hay doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì việc xây dựng một brand riêng vô cùng quan trọng. Bởi trên thị trường hiện nay hàng giả, hàng nhái xuất hiện rất nhiều khiến cho mọi người không thể phân biệt được. Chính vì vậy, brand lúc này là yếu tố duy nhất và quyết định tạo ra sự khác biệt nói lên sự an toàn và tin tường.

Tóm lại, bạn có thể hiểu đơn giản brand chính là một quá trình để tạo ra hình ảnh, cái tên riêng cho sản phẩm của công ty doanh nghiệp đó trong tâm trí các khách hàng. Chủ yếu quá trình để tạo ra brand đều thông qua cách hoạt động quảng cáo. Nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Có thể bạn quan tâm: Thăng Tiến Trên Con Đường Sự Nghiệp Với 5 Cách Đặt Tên Thương Hiệu

Định vị thương hiệu - Brand positioning là gì?

Theo giáo sư Marc Filser định nghĩa: “Định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình.” 

Định vị thương hiệu sẽ tạo ra một sự khác biệt, một bản sắc riêng và hơn thế nữa quan trọng nhất vẫn là để tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với từng khách hàng. Dù cho công ty, doanh nghiệp đó có kinh doanh sản phẩm hay bất cứ dịch vụ nào đi chăng nữa thì việc định hướng được rõ ràng sẽ tạo nên cá tính riêng cho công ty đó. Đây chính là yếu tố quyết định xem có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác hay không.

 Ảnh 2: Brand positioning là gì. (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Brand positioning là gì. (Nguồn: Internet)

Tùy vào hoàn cảnh của mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch định hướng riêng biệt khác nhau để tạo ra một brand có sức hút. Nhưng chủ yếu ở đây chính là nhờ vào quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, báo đài, mạng xã hội,.. Bên cạnh đó, ở hình thức định vị nào thì mục đích cuối cùng vẫn là giúp cho khách hàng phân biệt, nhận biết được các sản phẩm cùng loại.

Các chiến lược định vị thương hiệu

Dưới đây là một số các chiến lược định vị thương hiệu được các công ty, doanh nghiệp áp dụng và thành công rất nhiều. Bạn tham khảo nhé.

Định vị dựa vào chất lượng

Chất lượng của một sản phẩm hay là một dịch vụ nào đó chính là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định tạo nên một brand vững chắc. Chính vì thế, sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng là rất quan trọng. Một khi bạn đã lấy được lòng tin của người tiêu dùng thì chắc chắn rằng brand của bạn sẽ ngày càng được nhiều người biết đến và thành công hơn nữa.

Một ví dụ điển hình nhất về chiến lược định vị dựa vào chất lượng này chính là về các brand ô tô trên thế giới. Hầu hết tất cả các hãng đều sử dụng chiến lượng này để quảng bá, tạo ra điểm nổi bật khác biệt nhất trong tiềm thức của mỗi người tiêu dùng về hãng xe của công ty mình.

Định vị dựa vào giá trị

Mọi người thường nghĩ rằng những sản phẩm giá rẻ thì sẽ luôn đi đôi với chất lượng không tốt. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm giống nhau ra đời cho người tiêu dùng vô số các lựa chọn. Chính vì vậy mà chất lượng sản phẩm tốt cũng có thể đi đôi với giá rẻ mới có thể cạnh tranh được trên thị trường. 

 Ảnh 3: Định vị dựa vào giá trị.  (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Định vị dựa vào giá trị. (Nguồn: Internet)

Hãng hàng không Southwest Airlines chính là một ví dụ rõ ràng nhất. Hãng hàng không này không có mức giá quá cao phù hợp hết tất cả mọi người, nhưng brand của họ lại rất nổi tiếng khắp trên toàn thế giới bởi chiến lược định vị dựa vào giá trị. 

Định vị dựa vào tính năng

Chiến lược này có lợi thế rất đặc biệt chính là đưa ra được những thông điệp cụ thể, rõ ràng. Từ đó lấy được lòng tin của khách hàng, khi đưa ra những con số thực về dịch vụ, sản phẩm đó. Ví dụ trong lĩnh vực bất động sản, công ty đưa ra được những lợi ích, những con số thu được nhất định về một mảnh đất hay ngôi nhà nào đó thì chắc chắn rằng khách hàng sẽ không ngần ngại mà bỏ tiền đầu tư ngay lập tức.

Nhưng bên cạnh đó, chiến lược định vị dựa vào tính năng này lại có một nhược điểm đó là sẽ dễ dàng bị mất tác dụng nếu như đối thủ đưa ra những sản phẩm, dịch vụ có những điểm tối ưu hơn.

Định vị dựa vào mối quan hệ

Chiến lược này có nghĩa là họ sẽ định vị chủ yếu vào các khách hàng chứ không phải dựa vào tất cả những sản phẩm mà họ cung cấp ra thị trường. 

Định vị dựa vào mong ước

Chiến lược định vị dựa vào mong ước thực chất chính là một sự mời gọi từ các doanh nghiệp đến khách hàng. Mời họ đến những nơi mà họ mong ước, trở thành một người nào đó họ thần tượng, hoặc là đạt được một tinh thần thoải mái.

Định vị dựa vào vấn đề/giải pháp

Đúng như tên gọi của chiến lược này. Cho khách hàng thấy ngay được những vấn đề mà họ không biết phải giải quyết như thế nào, nhưng khi dùng sản phẩm hay dịch vụ này sẽ ngay lập tức được giải quyết. Ví dụ như các brand của nước giặt, bột giặt luôn đưa ra những vết bẩn cứng đầu trên quần áo nhưng ngay lập tức mất ngay khi giặt xong.

 Ảnh 4: Hình ảnh minh họa định vị dựa vào vấn đề/giải pháp.  (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Hình ảnh minh họa định vị dựa vào vấn đề/giải pháp. (Nguồn: Internet)

Định vị dựa vào đối thủ

Định vị dựa trên đối thủ sẽ dựa trên các yếu tố được so sánh giữa brand này với brand khác. Chiến lược này thường được các thương hiệu giặt tẩy thường xuyên sử dụng. Để khẳng định rằng sản phẩm của công ty mình có sức mạnh tẩy rửa tốt nhất.

Định vị dựa vào cảm xúc

Chiến lược định vị dựa vào cảm xúc là một trong những chiến lược hiệu quả tốt nhất được các công ty doanh nghiệp lựa chọn nhiều. Cảm xúc của khách hàng được bắt nguồn từ nhu cầu mua sắm. Thực chất cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm hay một brand nào đó là yếu tố quyết định xem brand đó có thành công được hay không.

Định vị dựa trên công dụng

Một số brand định vị dựa trên những điều mang tới cho khách hàng của họ. Ví dụ như công ty thẻ tín dụng Discover là công ty đầu tiên cho phép khách hàng hưởng quyền lợi về tài chính.

Giá trị thương hiệu được định vị như thế nào?

Giá trị thương hiệu hay Brand Value được định vị dựa vào nhiều khía cạnh. Một thương hiệu mạnh không có nghĩa phải mạnh về mặt tài chính. Nhưng quan trọng hơn, thương hiệu đó phải có sự độc nhất, khác biệt. Hay chính xác đó là giá trị cốt lõi của thương hiệu. Đó giống như kim chi nam cho tiến trình phát triển của doanh nghiệp.

 Ảnh 5: Mỗi thương hiệu cần sở hữu tính độc đáo khác biệt (Nguồn: internet)
Ảnh 5: Mỗi thương hiệu cần sở hữu tính độc đáo khác biệt (Nguồn: internet)

Sở hữu một thương hiệu mạnh đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh với những đối thủ khác. Để xây dựng chiến lược vị giá trị thương hiệu, doanh nghiệp có thể dựa vào những yếu tố sau.

  • Yếu tố chất lượng: Một sản phẩm dịch tốt là điều cốt lõi để doanh nghiệp chinh phục lòng tin của khách hàng.
  • Yếu tố giá trị: Giá trị mà mỗi sản phẩm dịch doanh nghiệp đưa tới cho khách hàng quyết định đến sự uy tín, giá trị của thương hiệu. 
  • Yếu tố tính năng: Tính năng của sản phẩm khiến cho thương hiệu có sự khác biệt. Một thương hiệu mạnh phải luôn biết đổi mới tính năng của mỗi mặt hàng để tạo sự khác biệt với doanh nghiệp khác. 
  • Khơi gợi khát khao của khách hàng: Đó là lời hứa hẹn, mời gọi khách hàng hướng đến những khát khao của họ. 
  • So sánh với các đối thủ: Sự so sánh điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ với nhau giúp khách nhận diện sự khác biệt của mỗi thương hiệu. 
  • Khơi khơi gợi cảm xúc: Phía sau nhu cầu mua sắm là cảm xúc của khách hàng. Khi khơi gợi được cảm xúc nơi khách có nghĩa doanh nghiệp đã thành công trong định vị thương hiệu.

Vai trò xây dựng thương hiệu trong kinh doanh

Thương hiệu giống như một tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Nhằm giúp khách hàng nhận diện sản phẩm dịch vụ, tạo sự khác biệt với các đối thủ,.. Và còn nhiều vai trò quan trọng khác để đưa doanh nghiệp đến bước đường thành công. 

Giúp khách hàng nhận diện sản phẩm dịch:

Thương hiệu không đơn thuần chỉ là một tên gọi, logo bắt mắt. Hiểu đúng hơn, thương hiệu là chuỗi cảm nhận của người dùng về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

 Ảnh 6: Khách hàng biết đến Apple chủ yếu thông qua các dòng điện thoại IPhone (Nguồn: Internet)
Ảnh 6: Khách hàng biết đến Apple chủ yếu thông qua các dòng điện thoại IPhone (Nguồn: Internet)

Tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh:

Một thương hiệu cần có tính độc tôn duy nhất. Việc xây dựng thương hiệu giúp khách hàng nhận thức sự khác biệt của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh khác. 

Giúp kết nối cảm xúc với khách hàng:

Một doanh nghiệp thành công trong xây dựng thì là khi họ luôn có những khách hàng trung thành. Sản phẩm của họ luôn khơi cảm xúc gì đó cho khách hàng. Chẳng hạn với thương hiệu giày thể thao Nike.

Ảnh 3: Giày thể thao của Nike khiến khách hàng luôn cảm thấy thoải mái, tự tin (Nguồn: internet)

Thu hút nhân lực tài năng cho doanh nghiệp:

Apple, Google, Facebook, Amazon,.. Đều là những hãng công nghệ sở hữu nguồn nhân lực tài năng. Đó là môi trường làm việc mơ ước của hàng triệu người. Như vậy, họ đã thành công trong xây dựng thương hiệu thu hút một lượng lớn nhân tài. 

 Ảnh 7: Google là môi trường làm việc mơ ước của hàng triệu người (Nguồn: Internet)
Ảnh 7: Google là môi trường làm việc mơ ước của hàng triệu người (Nguồn: Internet)

Xây dựng lòng tin với đối tác và các bên liên quan:

Không chỉ tạo sự khác biệt với khách hàng hay thu hút nguồn nhân lực chất lượng, xây dựng thương hiệu còn có vai trò tạo dựng lòng với đối tác và các bên liên quan. Khi nhà đầu tư có niềm tin vào thương hiệu, họ chắc chắn sẽ sẵn sàng góp vốn.

 Ảnh 8: Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng với đối tác (Nguồn: Internet)
Ảnh 8: Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng với đối tác (Nguồn: Internet)

Giúp việc mở rộng thị trường dễ dàng hơn:

Sở hữu một thương hiệu mạnh là lợi thế lớn để doanh nghiệp mở rộng thị trường. Khi đó doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tự tin trong khâu thu hút khách hàng tiềm năng, lôi kéo khách hàng của đối thủ trực tiếp. 

Bí kíp xây dựng, quảng bá thương hiệu thành công

Không có một công thức cụ thể nào để tạo dựng quảng bá thương hiệu thành công. Tuy nhiên, vẫn có một vài quy chuẩn chung mà doanh nghiệp nên áp dụng khi triển khai chiến lượng xây dựng thương hiệu.

Bước 1: Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu

Một thương hiệu không nhất thiết phải đáp ứng nhu cầu của tất cả đối tượng khách hàng. Thay vào đó chỉ nhắm tới một vài nhóm khác mục tiêu nhất định.

 Ảnh 9: Chanel đã rất thành công khi nhắm tới đối tượng khách hàng thượng lưu (Nguồn: Internet)
Ảnh 9: Chanel đã rất thành công khi nhắm tới đối tượng khách hàng thượng lưu (Nguồn: Internet)

Bước 2 Đề ra sứ mệnh cho thương hiệu

Mỗi thương hiệu cần cho khách hàng thấy rõ sứ mệnh hay chính xác là mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Tuyên bố sứ mệnh khiến cho mỗi thương tạo được sự khác biệt, ghi dấu ấn với khách hàng. 

 Ảnh 10: Hãng hàng không Vietjet Air đề ra sứ mệnh hiện thực hóa ước mơ máy cho người Việt (Nguồn: Internet)
Ảnh 10: Hãng hàng không Vietjet Air đề ra sứ mệnh hiện thực hóa ước mơ máy cho người Việt (Nguồn: Internet)

Bước 3 Phân tích đối thủ

Thương hiệu của mỗi doanh nghiệp cần sở hữu chất riêng không lẫn với bất kỳ thương nào khác. Muốn vậy, doanh nghiệp cần thực tế tốt khâu phân tích đối thủ. Nhằm tìm ra điểm mạnh điểm yếu của đối thủ sẽ cạnh tranh trực tiếp

Bước 4 Cho khách hàng thấy rõ lợi của sản phẩm mà thương hiệu đại diện

Để thu hút được khách hàng, doanh nghiệp phải cho khách hàng thấy rõ những lợi ích của các sản phẩm mà thương hiệu đang đại diện. Hãy đầu tư vào chất lượng để thương hiệu trở nên độc đáo.

Bước 5 Xây dựng hệ thống logo & tagline cho thương hiệu

Logo và slogan luôn đi theo mọi sản phẩm của doanh nghiệp. Chúng là cơ sở quan trọng để khách hàng nhận diện thương hiệu. Vậy nên, doanh nghiệp cần đặc biệt đầu tư cho khâu thiết kế logo.

 Ảnh 11: Logo giúp khách hàng nhận diện thương hiệu (Nguồn: Internet)
Ảnh 11: Logo giúp khách hàng nhận diện thương hiệu (Nguồn: Internet)

Bước 6 Sáng tạo thông điệp cho thương hiệu

Thông điệp cần ngắn gọn, dễ nhớ thể hiện đúng đặc điểm của thương hiệu. Mỗi thông điệp cần trả lời được những câu hỏi quan trọng như bạn là ai?, bạn đang cung cấp mặt hàng dịch vụ gì?, vì sao mọi người cần quan tâm đến sản phẩm của bạn?. 

Có thể bạn quan tâm: Content Marketing Là Gì? Mẹo Viết Content Thu Hút Khách Hàng Hiệu Quả Nhất

Bước 7 Gắn thương hiệu với mọi khía cạnh của doanh nghiệp

Thương hiệu cần gắn với mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Điều này giúp khách hàng có thể nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Mọi nền tảng truyền thông như website, kênh Youtube, Facebook, hệ thống sản phẩm,.. Đều nên gắn với thương hiệu.

Tuyên ngôn định vị thương hiệu

Sau khi hoàn thành được tất cả các bước định vị thương hiệu xong thì bạn cần đưa ra một tuyên ngôn từ 1-2 câu nói để truyền đạt giá trị của brand công ty bạn. Nhằm phân biệt được với đối thủ cạnh tranh.

 Ảnh 12: Hình ảnh minh họa tuyên ngôn định vị brand. (Nguồn: Internet)
Ảnh 12: Hình ảnh minh họa tuyên ngôn định vị brand. (Nguồn: Internet)

Để tạo ra được một tuyên ngôn thương hiệu hay và độc đáo thì bạn cần phải xác định rõ được 4 yếu tố: khách hàng mục tiêu, xác định thị trường, cam kết của thương hiệu, lý do để tin tưởng. Sau khi xác định được các yếu tố đó thì chắc chắn rằng bạn sẽ có được một tuyên ngôn hay và độc đáo nhất.

Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về Thương hiệu là gì cũng như các bước, các chiến lược để tạo ra được một thương hiệu bền vững rồi đúng không nào? Hy vọng rằng với những thông tin trên mà chuyên mục marketing MeeyLand chia sẻ có ích cho bạn.

MeeyLand có thể giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn xây dựng được brand cho riêng mình nhé Nếu thấy thông tin hay và hữu ích hãy chia sẻ đến cho mọi người cùng biết nha.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

5 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

7 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

9 giờ trước