Nguyên tắc tư vấn tài chính của môi giới bất động sản-[Khóa học: Tổng Quan Nghề Môi Giới Bất Động Sản] - Phần 4

Thứ hai, 05/07/2021-17:07

Trong nội dung bài chia sẻ trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động của môi giới bất động sản cũng như những kinh nghiệm đắt giá để trở thành một nhà môi giới thành công. Tiếp tục với chuỗi Seri chia sẻ bài viết về khóa học tổng quan môi giới bất động sản Việt Nam của giảng viên Trương Anh Tú trong lần quay trở lại này tôi cùng bạn tìm hiểu về nguyên tắc tài chính khi giao dịch bất động sản 

khoa-hoc-tong-quan-nghe-moi-gioi-bds-p4

Như chúng ta đã biết bất kỳ dự án nào trước khi đưa ra bán hoặc kinh doanh phải được bảo lãnh từ các ngân hàng, câu chuyện bảo lãnh là một chuyện nhưng được vay và cho vay là một câu chuyện khá do đó bạn hết sức phải lưu ý về vấn đề này. Khi bạn tư vấn cho khách hàng có nhu cầu vay để mua bất động sản bạn phải nắm lòng được 4 câu hỏi dưới đây

Vay được hay không vay được?

Có nhiều người vì muốn thuyết phục khách hàng mà đưa ra những lời hứa như ” Anh chị yên tâm chắc chắn có thể vay được”. Đó là sai lầm của bạn bởi khi bạn là một nhà môi giới bất động sản thì bạn chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin hỗ trợ cho các giao dịch bởi vay được hay không? vay được vay bao nhiêu? vay như thế nào thì chỉ ngân hàng mới có thể trả lời được.

Ví dụ: Khi khách hàng đặt cọc và hỏi “ Anh có thể vay được không?” bạn lại nói rằng “anh chị yên tâm anh chị sẽ được vay”. Rồi khách hàng hỏi tiếp “ anh được vay bao nhiêu?” bạn máy móc theo thông tin dự án và trả lời “ Anh chị được vay 70%”. Rồi khách hàng hỏi tiếp “Có chắc không? nếu chắc chắn thì anh đặt cọc” nhưng khi mang giấy tờ thì ngân hàng phàn hổi khách hàng không đủ năng lực vay hoặc nếu cho vay được thì chỉ được vay 30% tối đa. Nếu bạn hứa vay 70% thì chắc chắn bạn sẽ mất uy tín thậm chí khách hàng sẽ chỉ trích bạn “ tại sao em nói ngân hàng cho vay 70% nhưng anh chỉ vay được 30%”

Nếu như tình huống này xảy ra bạn sẽ là người thiệt chắc chắn bạn sẽ mất tiền cọc bạn sẽ không thể xin lại được. Lúc này người đền bù cọc chính là bạn chưa kể đến việc khi đã đưa ra thông tin sai lệch cho khách hàng tên tuổi và uy tín của bạn trên thị trường cũng ảnh hưởng rất nhiều.

 Vay được hay không vay được là do ngân hàng quyết định
Vay được hay không vay được là do ngân hàng quyết định

Do đó câu hỏi đầu tiên vay được hay không vay được bạn không được nói chắc chắn khi không biết đầy đủ và rõ ràng thông tin. Như tôi đã nói những câu hỏi này chỉ ngân hàng mới đủ tư cách. 

Giải pháp ở đây là khi tư vấn cho khách hàng có nhu cầu vay bạn phải hỏi chủ đầu tư xem nếu đặt cọc mà không được vay hoặc vay không đáp ứng được khoản vay thì có được rút cọc hay không lúc này sẽ có 2 trường hợp xảy ra

  • Nếu họ nói không được thi bạn tuyệt đối không nên cọc việc của bạn là lấy hồ sơ của khách hàng để thẩm định trước lúc đó chúng ta mới có thể tự tin trả lời thắc mắc của khách hàng
  • Còn nếu chủ đầu tư nói có trả cọc thì bạn cứ nộp hồ sơ cho bên ngân hàng họ sẽ thẩm định câu chuyện năng lực được vay của khách hàng. Nếu khách hàng không được vay mà chủ đầu tư cam kết trả lại tiền nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới bạn.

Vay được bao nhiêu tiền?

Tiếp theo bạn phải giúp khách hàng trả lời câu hỏi vay được bao nhiêu tiền. Thông thường thì ngân hàng sẽ dựa vào năng lực của khách hàng, họ sẽ xem xét giấy tờ để đưa ra quyết định khách hàng của bạn được vay bao nhiêu.

 Vay được bao nhiêu tiền là do ngân hàng xem xét năng lực của khách hàng
Vay được bao nhiêu tiền là do ngân hàng xem xét năng lực của khách hàng

Bạn cần phải nắm lòng được điều này để tư vấn cho khách hàng tránh tính trạng nói quá dẫn tới mất uy tín. Chẳng hạn khách hàng đòi vay cho được 70% nhưng khi thẩm định khách hàng chỉ được vay 30% bạn phải giải thích cho họ hiểu ngay từ trước khi họ có ý định mua bán

Lãi suất bao nhiêu?

Nguyên tắc của việc giải ngân từ ngân hàng chính là nếu họ cho vay 50% thì khách hàng của bạn phải đóng đủ 50% trước họ mới cam kết giải ngân cho vay chứ không phải là bạn được nhận ngay 50% khi làm thủ tục.

Ngoài ra bạn lưu ý phải cân nhắc vốn đối ứng của khách hàng bằng cách lấy số tiền của khách hàng trừ đi số % mà ngân hàng cam kết cho vay. Có rất nhiều trường hợp ngân hàng bảo lãnh và tài trợ cho vay họ nói mức lãi suất 6% cố định trong 2 năm đầu tuy nhiên có trường hợp vay mà ngân hàng không cam kết ổn định lãi thì bạn phải lưu ý bởi ngân hàng luôn thả nổi lãi suất. Chính vì vậy câu chuyện lãi suất tăng là hoàn toàn có thể trong tương lai thậm chí chúng ta không biết được mức lãi suất này có thể tăng bao nhiêu.

Nếu hôm nay tự bản thân bạn cam kết lãi suất khoảng 8% / năm nhưng khi ngân hàng giải ngân hợp đồng tín dụng mà lãi lên 12% thì chuyện gì xảy ra? Lúc đó khách hàng sẽ nói bị lừa bởi ngân hàng hoặc bởi ông môi giới bởi từ đó bạn sẽ giảm thiểu đi uy tín của mình vô cùng nặng nề.

 Không nên tự cam kết lãi xuất với khách hàng nếu chưa nắm rõ thông tin
Không nên tự cam kết lãi xuất với khách hàng nếu chưa nắm rõ thông tin

Trong trường hợp này chúng ta cần nói rõ về thời gian lãi suất ưu đãi chẳng hạn lãi suất được cam kết bao nhiêu phần trăm trên năm. Chúng ta phải nói rõ lãi suất cụ thể khi vay thương mại bình thường trừ trường hợp có thỏa thuận trước đây là vấn đề quan trọng mà tuyệt đối bạn phải lưu ý để tránh gặp phải rắc rối với khách hàng

Được vay trong thời gian bao lâu?

Câu hỏi cuối cùng cũng được đánh giá rất quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của khách hàng chính là được vay trong thời gian bao lâu? Lúc này bạn cần phải nói rõ ràng với khách hàng của mình xem vay trong thời gian 5 năm 10 năm hay 15 năm

Chẳng hạn khi chúng ta vay 1 tỷ trả trong 10 năm thì mỗi năm chúng ta phải trả 100 triệu đồng tương đương với mỗi tháng phải trả hơn 8 triệu VNĐ khoản tiền gốc chưa tính lãi. Nếu một người thu nhập khoảng 9 triệu VNĐ thì sẽ vô cùng khó khăn còn nếu cùng khoản vay 1 tỷ đó mà thời gian vay kéo dài 20 năm thì vốn gốc mỗi tháng khoảng 4 triệu/ tháng từ đó sẽ giảm tải đi áp lực tài chính của người vay tốt nhất. 

 Dựa vào thu nhập để tính toán thời gian vay phù hợp cho khách hàng
Dựa vào thu nhập để tính toán thời gian vay phù hợp cho khách hàng

Là một nhà môi giới thông minh bạn cần xác định thời gian vay cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng lực trả nợ của ngươi vay.

Tóm lại

Trong nguyên tắc tư vấn tài chính của người làm nghề môi giới bất động sản trong dự án phải lưu ý tất cả các sản phẩm nếu muốn được đưa ra thị trường kinh doanh phải có sự bảo lãnh của ngân hàng.

Ngoài ra bạn phải giúp khách hàng trả lời đầy đủ 4 câu hỏi ở trên, trong trường hợp chưa có câu trả lời chính xác thì bạn cần yêu cầu ngân hàng đưa ra thông tin chi tiết để mang tới cho khách hàng những sự tư vấn trung thực chính xác và đầy đủ nhất.

Như vậy tôi đã chia sẻ đến bạn những câu hỏi vô cùng quan trọng để giải mã nguyên tắc tư vấn tài chính của môi giới bất động sản cho khách hàng, tôi tạm kết thúc bài chia sẻ của mình ở tại đây, chúc các bạn thành công chúng ta sẽ cùng nhau nắm bắt thêm những thông tin chi tiết khác trong các nội dung sau, xin chào và hẹn gặp lại bạn

Xem lộ trình khóa học tổng quan nghề môi giới bất động sản- Trương Anh Tú

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

40 phút trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

1 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

2 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

2 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

2 giờ trước